Sao độ này cán bộ nhân viên Bộ Công an hay diễn trò thế. Mới hôm kia đại tướng Bộ trưởng còn thổi kèn mua vui ngay tại phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm làm người dân cười rũ, thì hôm nay đến lượt cán bộ cảnh sát giao thông (CSGT) phải thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an Nhân dân trước và sau đó nói lời cảm ơn với người bị kiểm soát giao thông. Quá là trò hề, không khác gì mèo vờn chuột trước khi chén thịt. Người dân bị công an dừng xe đã sợ khiếp vía rồi, biết chắc chắn sẽ bị mất tiền rồi thì quan tâm gì tới “Chào” và “Cảm ơn”. Thay vì “Chào” và “Cảm ơn”, đối với những lỗi nhỏ hay mắc do vô tình, CSGT nên chỉ cho người vi phạm những cái sai của họ và yêu cầu họ rút kinh nghiệm đừng mắc nữa, chứ không nên chỉ chăm chăm phạt thu tiền trực tiếp như hiện nay.
Theo dự thảo, các đội tuần tra CSGT trong khi thực hiện việc tuần tra, kiểm tra được dừng phương tiện và người tham gia giao thông trong bốn trường hợp, thứ nhất thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, trực tiếp phát hiện hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật, ghi hình và thu âm được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Thứ ba, tin báo, phản ánh, tố giác của tổ chức, cá nhân về vi phạm giao thông và thứ tư là phải có văn bản đề nghị của thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của các cơ quan liên quan đề nghị dừng phương tiện để kiểm soát và văn bản này phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát rõ ràng.
Trong đó có một điểm đáng lưu ý, theo dự thảo ngoài việc phương tiện giao thông phải dừng đúng vị trí, cán bộ CSGT phải thông báo người điều khiển phương tiện xuống xe và xuất trình giấy tờ. Tiếp theo, CSGT phải thực hiện hành động chào theo điều lệnh công an nhân dân, trừ trường hợp biết trước người đó có dấu hiệu tội phạm, có lệnh truy nã, thiếu văn hóa, sử dụng rượu bia và chất kích thích…
Ngoài ra, CSGT phải nói “Chào ông(bà, anh, chị…) trước khi kiểm soát các loại giấy tờ liên quan và phải nói “cảm ơn” sau khi thực hiện việc kiểm soát.
Trước đó ngày 8/10, Bộ Công an cũng đã có đề xuất dự thảo về việc người dân được phép giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp theo quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ. Thủ trưởng cơ quan Công an có cán bộ, chiến sĩ được nhân dân góp ý, nhận xét phải có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
Từ năm 2013, việc người dân có được phép quay phim cảnh sát giao thông hay không đã được Bộ công an đưa ra bàn thảo nhiều lần. Cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Công an công bố dự thảo lần 2 và đã bỏ nội dung người dân được phép ghi âm, ghi hình, quan sát trực tiếp hoạt động của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Điều này khiến người dân tiếp tục phản ứng và chính vì vậy, trong dự thảo lần này Bộ Công an đưa trở lại đề xuất trên. Nếu dự thảo được thông qua, Thông tư sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2019.
(RFA)
Cán bộ CSGT phải “Chào” và “Cảm ơn” với người vi phạm giao thông
Bộ Công an đề xuất cán bộ cảnh sát giao thông (CSGT) phải thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an Nhân dân trước và sau đó nói lời cảm ơn với người bị kiểm soát giao thông. Từ năm 2013, việc người dân có được phép quay phim cảnh sát giao thông hay không đã được Bộ công an đưa ra bàn thảo nhiều lần. Cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Công an công bố dự thảo lần 2 và đã bỏ nội dung người dân được phép ghi âm, ghi hình, quan sát trực tiếp hoạt động của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Điều này khiến người dân tiếp tục phản ứng và chính vì vậy, trong dự thảo lần này Bộ Công an đưa trở lại đề xuất trên. Nếu dự thảo được thông qua, Thông tư sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2019.
Ảnh minh họa.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 10/10 dẫn nguồn từ dự thảo thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT. Theo dự thảo, các đội tuần tra CSGT trong khi thực hiện việc tuần tra, kiểm tra được dừng phương tiện và người tham gia giao thông trong bốn trường hợp, thứ nhất thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, trực tiếp phát hiện hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật, ghi hình và thu âm được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Thứ ba, tin báo, phản ánh, tố giác của tổ chức, cá nhân về vi phạm giao thông và thứ tư là phải có văn bản đề nghị của thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của các cơ quan liên quan đề nghị dừng phương tiện để kiểm soát và văn bản này phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát rõ ràng.
Trong đó có một điểm đáng lưu ý, theo dự thảo ngoài việc phương tiện giao thông phải dừng đúng vị trí, cán bộ CSGT phải thông báo người điều khiển phương tiện xuống xe và xuất trình giấy tờ. Tiếp theo, CSGT phải thực hiện hành động chào theo điều lệnh công an nhân dân, trừ trường hợp biết trước người đó có dấu hiệu tội phạm, có lệnh truy nã, thiếu văn hóa, sử dụng rượu bia và chất kích thích…
Ngoài ra, CSGT phải nói “Chào ông(bà, anh, chị…) trước khi kiểm soát các loại giấy tờ liên quan và phải nói “cảm ơn” sau khi thực hiện việc kiểm soát.
Trước đó ngày 8/10, Bộ Công an cũng đã có đề xuất dự thảo về việc người dân được phép giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp theo quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ. Thủ trưởng cơ quan Công an có cán bộ, chiến sĩ được nhân dân góp ý, nhận xét phải có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
Từ năm 2013, việc người dân có được phép quay phim cảnh sát giao thông hay không đã được Bộ công an đưa ra bàn thảo nhiều lần. Cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Công an công bố dự thảo lần 2 và đã bỏ nội dung người dân được phép ghi âm, ghi hình, quan sát trực tiếp hoạt động của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Điều này khiến người dân tiếp tục phản ứng và chính vì vậy, trong dự thảo lần này Bộ Công an đưa trở lại đề xuất trên. Nếu dự thảo được thông qua, Thông tư sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2019.
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét