Những cây cầu treo Tây Bắc vắt vẻo giữa sông
Nếu như vùng Nam Bộ có các cây cầu khỉ thì ở vùng Tây Bắc lại nổi tiếng với các cây cầu treo lơ lửng có 1-0-2 bắc qua các vách núi dựng đứng hay các con sông nước chảy cuồn cuộn. Hãy ngắm các cây cầu thót tim này nhé:1. Cầu treo Nậm Mu
Với địa thế uốn lượn quanh vách núi, dòng sông Nậm Mu đã làm cho hành trình thuộc tỉnh lộ 106 từ Sơn La - Lai Châu trở nên vô cùng tuyệt đẹp và đầy tính nghệ thuật làm mê mẩn giới mê phượt. Nậm Mu là con sông chảy từ đỉnh núi của dãy Hoàng Liên Sơn rồi ngoằn nghèo đi qua địa phận huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu, sau đó đổ về sông Đà - Sơn La.
2. Cầu treo Tú Lệ
Cầu treo bắc qua một con suối ở Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Cầu treo là cây cầu mà người dân vùng bản Chao lưu thông để qua trung tâm xã. Cây cầu này bắc qua dòng suối khoáng nóng rất nổi tiếng và thường là nơi để người dân tộc Thái và du khách tắm rửa, chơi đùa.
3. Cầu treo ở Nậm Tăm - Sìn Hồ (Lai Châu)
Vì địa hình tự nhiên và điều kiện kinh tế khó khăn nên hàng ngày người dân muốn lên rẫy buộc phải đi qua cây cầu ọp ẹp, chắp vá như thế này. Cứ sau một mùa mưa lũ, cầu bị cuốn trôi, người dân lại mang cọc, dây buộc ra dựng lại cây cầu mới.
4. Cầu treo Tà Mít - huyện Than Uyên (Lai Châu)
Lâu nay, người dân ở xã Tà Mít - huyện Than Uyên (Lai Châu) được ví như những diễn viên xiếc, những lúc đi từ bản ra trung tâm huyện họ băng qua cây cầu vắt vẻo hết sức chuyên nghiệp và bản lĩnh.
Cây cầu được dựng lên cho người dân trong bản đi lại nhưng đối với những người từ miền xuôi lên không mấy ai dám đi qua vì nó được chằng sơ sài bởi cọc gỗ và các dây săt kẹp cố định.
5. Cầu treo bản Khôn Đôi - Tam Đường (Lai Châu)
Cây cầu phải sửa chữa thường xuyên qua các mùa mưa lũ, hàng ngày các em học sinh phải đi qua cây cầu dày đặc sương mù này để đến trường.
6. Cầu treo trên đường đến huyện Mường Tè - Điện Biên
Vào mùa lũ, nước sông dâng cao nên để đi qua chiếc cầu này vô cùng nguy hiểm bởi chiếc cầu được làm bởi cọc tre, dây chằng rất dễ sẩy chân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét