Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Chung con định ngồi xổm lên pháp luật?

Ngày tàn của Chung con sắp đến ? Tự đào hố chôn mình ???
Không cho dân quay phim, tướng Chung định ngồi xổm lên pháp luật?
Nhà báo tự do Cát Linh– Hà Nội nhận định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký văn bản quyết định ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố. Trong nội quy cũng ghi rõ: “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Ông Chung ra văn bản vi hiến. Ông ấy to hơn quốc hội rồi. Tiếp dân mà không cho dân quay phim giám sát? Còn thủ tướng thì lại muốn chính phủ minh bạch, chính phủ kiến tạo? Ông chủ tịch nước thì “chống tham nhũng: dựa vào dân, lắng nghe dân”? Ông Chung là chủ tịch thành phố mà không hiểu hiến pháp ư? Ông ra văn bản căn cứ trên luật nào?
Tướng công an Nguyễn Đức Chung- 
nay là đô trưởng Hà Nội. Ảnh Tuổi Trẻ
Thầy giáo Đặng Đăng Phước: khi lực lượng Công an nhân dân và Cán bộ công chức không cho giám sát thì mọi người hãy dẫn chứng luật: Căn cứ vào Điểm 3 Điều 5 – Luật Công an Nhân dân và Điểm 3 Điều 8 – Luật cán bộ Công chức. Nhân dân có quyền giám sát các đồng chí làm việc. Ngăn cản không cho dân giám sát là vi phạm pháp luật.

Note: Theo qui định của Hiến pháp và pháp luật, công dân có quyền giám sát các cơ quan công quyền thực thi nhiệm vụ, tuy nhiên, Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch TP. Hà Nội lại có văn bản cấm dân quay phim, chụp hình tại văn phòng tiếp dân(!)


Không biết ông dựa vào văn bản nào? Sau đây là những qui định pháp luật về quyền giám sát của người dân đối với việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan công quyền:

Công dân được quyền giám sát lực lượng công quyền làm việc như thế nào? hay dân có thể ghi âm, ghi hình lực lượng Công an nhân dân khi làm việc hay không, sau đây sẽ là câu trả lời:

Trích Điều 8 Chương 1 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
“Các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân …”

LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân
1. Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC

Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Vì vậy khi lực lượng Công an nhân dân và Cán bộ công chức không cho giám sát thì mọi người hãy dẫn chứng luật: Căn cứ vào Điểm 3 Điều 5 – Luật Công an Nhân dân và Điểm 3 Điều 8 – Luật cán bộ Công chức. Nhân dân có quyền giám sát các đồng chí làm việc. Ngăn cản không cho dân giám sát là vi phạm pháp luật.
Về “giám sát”: Luật nói, dân được quyền giám sát. Nhưng mà lại không có quy định hình thức giám sát. Vậy thì rõ, luật ko quy định, không cấm cái gì thì dân được làm cái đó. Nghĩa là mọi người muốn giám sát thế nào, ấy là quyền của mọi người. Miễn là việc thể hiện quyền giám sát ấy của mọi người không vi phạm pháp luật nào hết. Ví dụ, mọi người quay film công bộc làm việc. Nhưng chỗ ấy lại có biển cấp quay film ghi hình quy định theo Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước. Thế thì lúc ấy mọi người lại là người vi phạm. Thế nên, khi giám sát mọi người cũng cần lưu ý những chỗ được giám sát và những chỗ không được giám sát.

Đối với bộ luật dân sự:
Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Khi các lực lượng viện chứng điều luật này để yêu cầu mọi người không được ghi âm, ghi hình thì mọi người có thể nêu rõ, khi nào hết giờ làm việc thì luật dân sự sẽ có tác dụng, còn khi các vị vẫn còn làm việc, nhiệm vụ (mặc cảnh phục…) thì phải áp dụng Luật Công an nhân dân và Luật Cán bộ công chức.
https://nghiepdoanbaochi.org/2019/01/07/khong-cho-dan-quay-phim-tuong-chung-dinh-ngoi-xom-len-phap-luat/?fbclid=IwAR1AJ_WZuVP1w-_OEqYM6B6RGq4YeRZgMgUzDN52MgAJvCBfWnKZ3AFF9m0

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét