Đàn ông đàn bà trong thân phận lứa đôi (Kết)
Nguyễn Văn Lục - “Không có gì thể hiện sự khinh bỉ đàn bà sâu sắc như tệ sùng bái gái trinh của đàn ông một số nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc. Ngẫm nghĩ về việc săn trinh những cô gái trẻ để lấy đỏ trong làm ăn, tôi từng sa vào những thắc mắc: Trinh tiết đàn bà giúp được gì cho business? Tăng nguồn đầu tư chăng? Phá trinh một em xong thì trúng tuyển công chức chăng? Mấy em gọp lại thì đủ trúng thầu một cầu vượt?” “Cửa Phật, cửa Thánh, cửa Mẫu hay cửa Mình của chị em đều là chỗ để đặt niềm tin vào tài lộc do các thế lực siêu nhiên ban phát theo quota. “Đằng sau hiện tượng sùng bái mấy giọt máu này mà không có gì huyền nhiệm mà thuần túy là một phép tính lạnh lùng. Nó bắt nguồn từ tập quán đàn ông đi nhả thổ để giải đen. Họ tin rằng toàn bộ sự xui xẻo trong mình sẽ theo dòng tinh trùng mà xả ra. Sau cơn mây mưa họ sẽ được tẩy trần, sạch dơ dớp nhơ nhớp của vận hạn.”
Phúc trình Kinsey và Hite. Nguồn: OntheNet
Từ Freud đến Phúc trình của Kinsey và sau cùng Phúc trình của HiteFreud dã có tham vọng khám phá cái chiều sâu của tâm lý con người và tin rằng cuộc sống tâm linh con người chủ yếu phải tìm về những chiều sâu ẩn kín mà ông gọi là các tầng tiềm thức và vô thức. Khi còn trẻ, người viết cũng nghĩ rằng đó là những công trinh lớn của khoa học về con người. Nó đánh dấu một bước tiến vĩ đại của cuộc sống tâm lý. Giải mã nhiều ẩn số. Đi tìm những dấu ẩn là một thích thú như một khám phá. Thế nhưng, khoảng năm 1960, người viết có cơ hội thực chứng đọc được tài liệu của bác sĩ Alfred Kinsey nhan đề: Rapport de Kinsey (Linsey Reports) bàn về những thái độ ứng xử của con người về vấn đề tình dục. Ông viết hai cuốn. Cuốn đầu: Les rapports 1948 pour l’homme. Cuốn hai: Les rapports 1953 pour femmes. (Sexual Behavior in the Human Male (1948) và Sexual Behavior in the Human Female (1953)).Đối với giới sinh viên thời ấy, được tiếp cận các tài liệu này là một may mắn lớn.
Trong tài liệu này của Kinsey, khác hẳn các tài liệu của Âu Tây có tính cách thuần lý thuyết, báo cáo của Kinsey dựa vào những bảng thống kê, bằng những cuộc phỏng vấn. Tác giả tiết lộ cho thấy, như thể bóc trần, đời sống tình dục của con người, nhất là đời sống trong quan hệ lứa đôi. Chẳng hạn đề cập đến các vấn đề thủ dâm, ngoại tình, đồng tình luyến ái, lạm dụng trẻ con, v.v.. Tác giả đưa ra những bằng chứng mà không phê phán tốt xấu cho thấy tất cả sự thực ấy nó như thế nào.
Đây được coi như một xi căng đan lớn trong phạm vi tính dục làm đảo lộn nhiều trật tự luân lý, tôn giáo và xã hội.
Gần 30 chục năm sau, thêm một phúc trình của Shere Hite nhan đề: Le rapport Hite (Phúc trình Hite) 1976. Trong đó tác giả làm một điều tra ở bên Mỹ với 3000 phụ nữ tuổi từ 14 đến 78, với 10.000 câu hỏi và các câu trả lời cho phép sự bộc lộ đời sống tình dục thầm kín nhất của họ. Đặc biệt đề cập đến vấn đề thủ dâm.
Tác giả đã gửi những câu hỏi này đi trên toàn nước Mỹ vào năm 1972 cho nhiều thành phần phụ nữ khác biệt cũng như quan điểm khác biệt. Cuối cùng thì tác giả đã nhận được 3019 câu trả lời từ nhiều nguồn khác nhau.
Mục đich là để tìm hiểu xem người phụ nữ nghĩ gì, đã làm gì về đời sống tính dục của chính họ. Sự tiết lộ ở đây qua 3000 phụ nữ này có tính cách thuyết phục mà không thể có lời biện bạch và phản bác được.
Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Tôi phải thú nhận rằng tôi được biết gần đây thôi rằng các thiếu nữ (Thật là ghê tởm) đã thường thủ dâm. Tôi cũng đã làm thường xuyên như vậy khi tôi còn nhỏ (chừng 11 tuổi đến 14 tuổi). Và tôi đã cầu nguyện để có đủ sức mạnh để đùng vấp phạm nữa. Điều gì đã làm tôi phạm tội như thế? Nhưng thường thì tôi không cưỡng lại được và trong khi thủ dâm, tôi đã cầu nguyện để Thiên Chúa đừng nổi cơn thịnh nộ giáng xuống trên đầu tôi. Tôi đã tin chắc ràng tôi là một đứa phạm tội nặng. (…) Càng ngày tôi càng ham muốn thủ dâm.. cụ thể bằng thân xác và cả vấn đề tâm lý nữa. Về thể xác thì tương đối dễ dàng, nhanh chóng và thỏa mãn. Về tâm lý, đôi khi tôi thấy cảm thấy lẻ loi và đơn độc. Nhưng rồi thì tôi quen thủ dâm hầu như mỗi buổi chiều trước khi đi ngủ. Tôi cảm thấy tôi được thỏa mãn đạt đỉnh ít lắm là một lần. Tôi cảm thấy tôi được hoàn toàn thỏa mãn đầy đủ với 5, 6 lần một cách sôi động.”(Shere Hite. Le rapport Hite, 1976, trang 58-59)
Và chúng ta thử nghĩ xem với hơn 3000 phụ nữ đã trả lời đủ cách, đủ kiểu, đủ tâm trạng khác nhau, đủ thiên hình vạn trạng. Không một góc cạnh nào, dù là góc tối nhất từng được dấu kín và che đậy của đời sống tình dục mà không được phơi bày ra.
Họ đã nói hết, nói đủ, không che đậy. Một phụ nữ đã phát biểu:
“Để lên đỉnh đạt khoái cảm cực điểm. Tôi phải tập để biết yêu mình và thành thực hơn nữa. Tôi phải hoàn toàn yêu thân xác tôi, yêu tâm hồn tôi, tinh thần tôi… Tôi cũng phải có được mối liên hệ nóng bỏng và tham dự một cách hòa điệu bằng vào nhiều kinh nghiệm với người đối ngẫu của tôi.”(Shere Hite, Ibid, trang 220)
Phản bác họ là chối bỏ một sự thật. Nếu không nói phản bác là giả hình, giả đạo đức.
Theo thiển ý, việc thỏa mãn khoái lạc xác thịt phải chăng là trung tâm điểm của đời sông tình dục giữa các cặp trai gái?
Sự hiểu biết của cá nhân về giới tính cũng như vấn đề tính dục ở tuổi thanh thiếu niên là hạn hẹp thô thiển. Người viết như nằm trong một cái bình khép kín. Và cái gì đi ra ngoài khuôn khổ giáo luật là không trong sạch.
Khái niệm không trong sạch là một khái niệm biện biệt phổ quát và tổng hợp máy móc. Nó ức chế mọi sinh hoạt tình dục đôi khi là bình thường và do học thuyết Freud đứng đằng sau hỗ trợ giải mã và phân tách chi li từng cử chỉ, thái độ.
Nó có cao vọng vạch trần hoặc đưa ra ánh sáng những hé lộ thầm kín, dục vọng được che đậy ở một bề mặt nổi. Vấn đề cuối cùng không là đi tìm cái hé lộ, cái phơi ra, cái trôi nổi công khai mà là những động lực thầm kin tiềm ẩn được gọi là tiềm thức, nhất là vô thức.
Thế giới thời sinh viên là một sự đi tìm và lý giải những uẩn khúc quay xung quanh trục: Ý thức-tiềm thức và vô thức.
Giáo dục tôn giáo còn có thể đi một bước tệ hại hơn nữa khi nó đề cao “nhị nguyên tính” nơi con người bao gồm tinh thần và thân xác. Tinh thần và thể xác là hai thực thể đối lập, mâu thuẫn và tranh đấu miên tục. Một đằng muốn kéo xuống, một đằng muốn đi lên. Một bên muốn thỏa mãn, một bên muốn cấm đoán. Sự tranh đấu giữa đôi bên trở thành mối căng thẳng đôi khi kéo dài trong suốt đời.
Người viết có dịp được đọc Hồi ký của một bà sơ ngay từ khi gia nhập tu hội, sơ đã có thói quen thủ dâm và trong suốt cuộc đời tu trì cho đến năm 87 tuổi, bà sơ mang mặc cảm tội lỗi và đã để lại nhật ký viết về những năm tháng ấy.
Sự cấm đoán ấy về mặt tự nhiên và mặt xã hội có hợp tình, hợp lý không?
Tệ hại hơn nữa, nó hạ thấp giá trị thân xác và coi là nguồn cội của mọi sự sa đọa, sự ham muốn thấp hèn của con người.
Nó nhồi nhét thêm nhiều khái niệm có tính cách lý thuyết và không tưởng. Nhất là tính bảo thủ, tính răn đe và cao rao những cấm kỵ.
Ki-tô giáo coi thân xác và tinh thần là hai thực thể đối lập nằm trong cùng một con người. Khuynh hướng chung là hạ thấp thân xác và đề cao tinh thần. Thân xác là nguồn cơn của sự sa đọa, đi xuống.
Mọi tham vọng cũng như dục vọng đều bắt đầu từ thân xác mà ra. Ham ăn, ham uống, ham khoái lạc, ham hưởng thụ là do những đòi hỏi của thân xác. Cho nên để nâng tâm hồn lên thì phải hạ thân xác xuống. Phải chay tịnh, hãm mình, đánh tội.
Phải cùng nhau nhìn nhận lỗi lầm quá khứ về cách nhìn nhân tiêu cực về con người, về đời sống tính dục. Dĩ nhiên, cách nhìn hiện nay thì thông thoáng hơn nhiều và không còn gò ép như xưa nữa.
Ngược lại còn đề cao những khái niệm về trinh tiết, sự khiết tịnh, sự trong sạch tâm hồn.
Bên cạnh những răn đe của tôn giáo, con người VN còn bị bao bọc bằng một cái vỏ cứng như một thứ mai rùa là triết lý khổng giáo. Triết lý này tệ hại nhất là ở chỗ nó đề cao và xiển dương nam tính, nhằm phục vụ giới tính nam tính hơn là phục vụ con người xã hội.
Tất cả những khuôn vàng thước ngọc như Tứ Đức Tam tòng đều là những khẩu hiệu mang tính lừa phỉnh, nhằm áp đặt trên giới phụ nữ. Cái gì cũng là rào cản ngăn cấm phụ nữ và là cửa mở toang cho nam giới. Thân phận người phụ nữ trong xã hội Á Châu như Việt Nam, Trung Quốc thật sự đã bị đè nén, bóp nghẹt từ lúc còn con gái, đến lúc lấy chồng và rồi cả lúc làm mẹ.
Hiện tượng phá rào luân lý và đạo đức của nhà văn Francoise Sagan
Francois Sagan bên chiếc Jaguar. Nguồn: LIFE 1955
Xã hội Âu Tây tưởng là phóng khoáng và cởi mở hơn các xã hội còn cổ hủ và khép kín như Á Châu. Phụ nữ Âu Châu được coi như những thành phần tiến bộ nhất về nhiều mặt, nhất là về mặt tình dục.
Vậy mà không ai ngờ nó cũng có những giai đoạn phá rào và đột phá. Chẳng những thế nó còn mở đường cho những phong trào Giải phóng phụ nữ trên toàn thế giới!
Người viết còn nhớ giới trẻ Saigon chỉ biết đến F. Sagan qua lời giới thiệu của Nguyễn Nam Châu trong cuốn sách: Những nhà văn hóa mới. Kể từ đó, học sinh nhất là sinh viên mới có cơ hội lần lần tìm đọc nhà văn này.
Sagan là một hiện tượng phá rào về mọi giá trị đạo đức, tôn giáo, trong đó có sự phóng túng về tình dục, sống bất cần mà vẫn làm ra vẻ chán chường, mệt mỏi.
Một cuộc sống chẳng những phá sản cả trong văn chương, triết lý lẫn cuộc sống đời thường.
Giới trẻ ham tốc độ, rượu, những hộp đêm, thỏa mãn tình dục, cờ bạc, trụy lạc, làm những truyện điên khùng một cách thản nhiên.
Một lối mô tả vô luân, nhưng lại hấp dẫn đến độ người đọc có thể quên và chấp nhận.
Trên danh nghĩa, người ta lo giữ trọn đạo nghĩa. Nhưng trên thực tế, sách truyện của Sagan là một thứ tiểu thuyết gây xi căng đan. Đặc biệt là sự nổi loạn.
Nếu nó không mang tính nổi loạn, có thể sẽ không ai tìm đọc truyện của Francois Sagan.
Ở chỗ này, người ta cũng có thể nhận ra là Sagan còn muốn lột trần tính cách giả dối của xă hội người lớn. Như một tố cáo gián tiếp, như một phủ nhận bằng cách sống khác, sống ngược. Sống ngược với xã hội người lớn, với trật tự, với khuôn phép tổ chức mà người ta gọi là phá rào. Trong đó, hầu như phủ nhận không bằng chứng về cuộc sống hôn nhân!
Trong truyện đã thế, cuộc sống của Sagan cũng là một thứ “phơi ớt tông” mỗi ngày. Lái xe đua của Aston Martin, mui trần, hết tốc độ, đi chân đất. Rồi ngày nào cũng là ngày hội với ăn uống, rượu Whisky, làm tình lúc nào muốn làm và thức trắng đêm.
Cho đến lúc này, người viết tự hỏi, cuộc sống hôn nhân, gia đình của người lớn đã lộ cho thấy những kẽ hở, những giả dối, che đậy như thế nào để giới trẻ nổi loạn?
Nó phải có cái gì chứ? Nó phải có những bất cập nơi người bố, người mẹ, những ông thày và nói chung xã hội người lớn? Đâu là những bất cập? Cho đến nay thì cũng không có một ai muốn để tâm tìm hiểu
Nhưng chúng ta cũng đừng nên quên rằng, trước đó 10 năm, một xi căng đan chưa ráo mực về nữ tài tử điện ảnh Brigit Bardot trong một cuốn phim gây xôn xao dư luận: Et Dieu créa la femme. Đây phải chăng là một tiền đề báo động sau thế chiến?
Brigitte Bardot và Jean-Louis Trintignant trong ‘And God created Woman’ của Roger Vadim, 1956
Cuộc thế chiến thứ hai tại Pháp đã để lại nhiều mất mát, nhiều xáo trộn- ngoài nỗi nhục bị thua trận và chết chóc- nhiều vỡ đổ trong phạm vi luân lý, đạo đức, tôn giáo thời kỳ chiếm đóng của Đức dưới chính phủ bù nhìn.
Xi căng đan tiếp nối xi căng đan.
Người ta thật khó có thể chấp nhận câu chuyện một người đàn ông, một người cha trong gia đình có nhân tình lại có thể sống chung dưới một mái nhà với con gái để rồi sau đó gây ra một thảm kịch. Đề tài trong chuyện là chuyện không thành chuyện. Câu chuyện chỉ muốn nói là có một cuộc sống dễ dãi, buông thả, bất cần, muốn ra sao thì ra.
Nó pha trộn đủ thứ: nhục tính, làm tình một cách thản nhiên đến vô luân, ngây thơ đến vô số tội, thản nhiên mà còn tàn độc, nhàn tản đến không biết làm gì đến vô trách nhiệm.
Ta gọi đó là một nếp sống phi luân (amoral). Phi luân không phải theo nghĩa nó không có đạo đức luân lý, mà ở chỗ nó không đặt, hoặc không đếm xỉa đến vấn đề luân lý nữa.
(Xem Nguyễn Văn Lục, “Francoise Sagan: Adieu tristesse” ( Con người, cuộc đời và tác phẩm)
Nếu bỏ ra một bên cuộc sống và con người của F. Sagan, phải chăng cái rường cột của quy chế một vợ-một chồng tự ngàn năm, tự nó đã bị mối mọt đến hết thuốc chữa?
Phải chăng cần nghĩ đến một thay đổi, một quy chế mới cho cuộc sống hôn nhân? Không ai có can đảm muốn đặt thành vấn đề..
Sau này ở miền Nam, có những thành phần con nhà mà bố mẹ sống nhờ chiến tranh thuộc thành phần “bên lề cuộc chiến” mà thói quen là bắt chước theo đuôi. Tôi gọi bọn họ là những đứa con hoang vô thừa nhận của J.P. Sartre và Sagan của thời kỳ tan rã.
Đó là những thành phần trẻ, con nhà giàu, trốn lính, trình độ không mấy người qua khỏi trung học, không nghề nghiệp sống nhờ cái gấu quần của bố mẹ. Phần lớn học trường Tây. Và đây cũng là cái mốt thiếu tự trọng.
Nhưng họ lại chỉ học đòi được cái vẻ bề ngoài của chủ nghĩa Hiện sinh -một thứ chủ nghĩa hiện sinh hè phố- không phải chủ nghĩa hiện sinh bằng lý thuyết sách vở; họ học cái bèo bọt ăn chơi, chơi bảnh, chơi điệu, sống phóng túng trong quan hệ nam nữ, lấy mốt sống Hippy, sống bừa bãi, sống bất cần, sống không có ngày mai như thể lẽ sống bất kể thời cuộc, bất kể những hy sinh của những người lính ngoài mặt trận.
Họ chỉ là thành phần ít ỏi, sống tập trung ở Saigon, trong một vài phòng trà, vũ trường. ọ hát nhái lại những bài nhạc trẻ kích dật của ngoại quốc vốn không có một chút liên hệ đến tình tự dân tộc đất nước trong thời khói lửa. Nó không phải du ca, tâm ca hay phản chiến. Nó lửng lơ con cá vàng, thản nhiên và vô ý thức trước hiện tình đất nước. Nó là cái gì? Thưa nó là lai căng. Nó là lố lăng. Nó là bắt chước. Thời nào cũng vậy. Thời nào cũng có.
Trong bài viết “20 năm giới trẻ miền Nam”, tôi gọi họ họ là những thành phần “Đứng bên lề cuộc chiến”. Họ không nhập cuộc, họ đứng ngoài.
Những thiếu nữ trẻ váy ngắn mà mỗi một phân tấc ngắn thêm có thể đo đếm được chuẩn mực đạo đức của họ. Càng ngắn càng đúng điệu, càng hợp thời trang.
Thanh niên thì ăn mặc lố lăng, áo chim cò, đầu tóc rối bù, đeo kính râm tổ trảng, đứng dạng chân, khạng tay khuyềnh khoàng. Tất cả là một sự lố bịch.
Thời trang những năm 1960 ở Saigon. Nguồn: Internet
Người viết chỉ muốn nói là đã có một thời như thế mà những người sinh viên trẻ, mặc dù được đào tạo trong môi trường triết học hiện sinh mà chẳng có gì gọi là hiện sinh cả.
Trái lại có một nếp sống nghèo nàn, thanh bạch, dửng dưng với chuyện ăn chơi, chỉ biết lo học, nhưng lại đã biết ưu tư về hiện tình đất nước và chẳng có một dấu vết gì trên quần áo, đầu tóc là Hiện sinh cả!
Chỉ có thiếu lòng tự trọng mới còn huyêng hoang về giai đoạn ấy.
Giới sinh viên miền Nam thập niên 1960 là đa số con nhà bình dân mà một phần nhỏ dại diện là thành phần du ca, thành phần sinh viên Lên Đường thay vì xuống đường biểu tình rối loạn.
Tình dục như một vấn đề cấm kỵ
Nhiều người vẫn tin rằng tình dục, nói chung, là một điều xấu, điều chẳng đặng đừng. Điều mà người ta có thể làm mà không thể nói công khai. Điều ấy nhiều phần có thể phát xuất từ một số cấm kỵ từ đạo giáo? Tôi vẫn tự hỏi, tại sao tình dục là một điều cấm kỵ mà trên thực tế nó là một điều mà con người vi phạm nặng nề nhất trên hết mọi điều?
Nhiều tôn giáo coi việc tu đức đi song hành với việc cấm đoán về tình dục.
Nhưng nếu ta chịu khó dọc lại lịch sử giáo hội công giáo chẳn hạn, người ta quên rằng cho đến thế kỷ 12, dưới thời Giáo Hoàng Gregory mới có quyết dịnh là tất cả các tu sĩ của Giáo Hội phải là người sống độc thân.
Việc sống độc thân một phần dựa trên quan điểm thần học (cho rằng Bí tích Thánh Thể không thể do một người mà bàn tay đã vấy tinh dịch, không tinh khiết nữa.) Phần nữa là về mặt kinh tế, giáo hôi e ngại rằng, nếu giáo sĩ không độc thân thì con cái của giới tăng sĩ có thể có những tranh chấp quyền lợi về tài sản của cha họ.
Giáo sư Paloma Moral de Calatrava, giáo sư sử học, đại học Murcia cũng viết: “Chúng ta đã sai lầm khi tin rằng tất cả liên quan đến tình dục bị coi là xấu xa vào thời điểm đó. Tuy nhiên, thời đó bác sĩ thường xuyên biên toa “làm tình” như một toa “thuốc bổ” để giữ cho đời sống hôn nhân lành mạnh và thậm chí còn có một số khoan nhượng đối với các thành viên của giới tăng sĩ có quan hệ tình dục.”
(Manuel Morales/Trà Mi, “Hình tượng sex trong những nhà thờ Trung cổ ở Tây Ban Nha”, DCVOnline, December 9.2018)
Vì thế, trong bài viết vừa nêu trên, người ta sẽ không lấy làm lạ là một số hình điêu khắc khỏa thân còn được giữ lại trong một số ngôi Thánh đường ở phía Bắc Tây Ban Nha các đây cả 1000 năm. Chẳng hạn, bức tượng một người phụ nữ phô trương bộ phận sinh dục của mình trên một gờ tường tại nhà thờ Collegiate của San Pedro de Cervation (Cantabria) hay một bức tượng khác của một người đàn ông đang khoe cái phallus khổng lồ của mình hướng về phía người xem.
Những phần trích dẫn trên dù sao cũng vẫn chưa là tiếng nói chính thức có thẩm quyền.
Có lẽ ở đây chúng ta nên nhường cho tiếng nói có thẩm quyền của Giáo hội công giáo như trường hợp nhà thần học Hans Kung, một người bạn thân thiết của Giáo Hoàng Bénédictô thư 16 từ thời Cộng Đồng Vatican II.
Trong một cuốn sách quan trọng nhan đề “Peut-on encore sauver l’Église?” ( Người ta còn có thể cứu vãn được Giáo hội hay không).
Nhà thần học cho rằng Giáo Hội Công giáo hiện nay đang trải qua thời kỳ khủng hoảng cơ chế (Crise du système) trong đó có vấn đề lạm dụng tình dục nơi một số linh mục và giám mục. Sự lạm dụng ở đây còn là một vi phạm hình sự vì đụng đến các trẻ con vị thành niên.
Sau đó, giáo sư thần học Hans Kung đã can đảm đề nghị cải cách là nên cho phép các linh mục và giám mục lập gia đình trong một nhan đề: Autoriser le mariage des prêtres et des évéques. (cho phép các linh mục và giám mục được quyền lấy vợ).
(Xem Hans Kung, Ibid, trang 217)
Còn nếu cứ duy trì như tình trạng hiện nay thì tội phạm vẫn ngấm ngầm xảy ra và Giáo hội cứ phải che đầu này, dấu đầu kia. Cuối cùng chỉ là một thứ Giáo Hội bề ngoài. (Une Église de façade). Các Giám mục giữ lời tuyên hứa tùng phục Giáo Hoàng vô điều kiện Và sự im lặng ở đây là vàng.
Nếu xem xét lại lịch sử Giáo Hội trong những ngày đầu thì Chúa và thánh Phao lồ là hai người duy nhất ở bậc độc thân trong việc phụng sự nhân loại. Các môn đệ khác còn lại thì đều đã có gia đình.
Nhựng về vấn đề độc thân, có thể Chúa để cho mọi người có quyền tự do lựa chọn.
Vì thế, Thánh Phê rô và tất cả các Thánh tông đồ còn lại đều có gia đình. Cho nên việc giữ mình trong tình trạng độc thân là một ơn gọi hoàn toàn tự nguyện mà không phải là một điều bắt buộc.
Cũng xét theo lịch sử Giáo Hội thì chỉ có một lần duy nhất Chúa đề cập đến vấn đề độc thân bằng câu nói (người sau ghi lại), “Qui peut comprendre, qu’il comprenne.” Ai có thể hiểu thế nào thì hiểu. Nhung điều đó không có nghĩa là: Họ bắt buộc phải hiểu.
Và người ta còn có bằng cớ rõ ràng là Chúa đã viếng thăm nhà Phê rô và đã chữa lành cho bà má vợ của ông (Theo Mathieu, 8,14).
Việc đến thăm nhà má vợ của ông Phê rô là một cách gián tiếp Chúa nhìn nhận tính hợp pháp của việc có gia đình của các môn đệ của Ngài.
Và trong nhiều thế kỷ tiếp theo, việc hôn nhân của các giám mục và linh mục đã được để tùy tiện.Và nếu ngày nay, việc giữ độc thân đã trở thành quy luật nơi các Giáo Hội Đông Phương, trong Giáo hội thống nhất ở Rome cũng như trong toàn thể Giáo Hội Chính Thống giáo.. thì Luật giữ độc thân của Giáo hội La Mã đã phản ngược lại Phúc Âm cũng như truyền thống công giáo cổ xưa.
Và nó còn phản lại luật quyền của con người trù liệu rằng mỗi người đều có quyền lập gia đình.
Nhưng điều quan trọng nhất là Chúa không ngăn cấm, tại sao Giáo hội ngăn cấm?
Đã đành rằng trên thực tế hiện nay cũng có nhiều vị linh mục giữ mình độc thân và xả thân trong công việc đạo giáo không mấy khó khăn.
Nhưng phần còn lại những người khác, việc giữ mình độc thân là rơi vào trong một hoàn cảnh quá khó khăn không chịu đựng nổi. Họ như những con chim bị đạn tự dấu mình và chết lặng lẽ âm thầm cả đời. Và nếu họ vi phạm việc độc thân thì họ rơi vào hoàn cảnh lén lút với nhiều hậu quả rất tai hại.
Và nếu chẳng may có con thì việc đó còn tai hại gấp đôi.
Trong một thăm dò vào ngày 19 tháng 3 năm 2010 của ARD-Deutschlandtrend thì có đến 87% cho rằng việc cấm hôn nhân trong chức vụ linh mục thì nay tỏ ra không thức thời nữa.
Cá nhân người viết bài này đã được chứng kiến nhiều vi phạm của các linh mục trong đời sống độc thân. Báo chí, truyền thông cũng nói đến rác tai về vấn đề này. Những vi phạm tình dục của giới tu sĩ hiện nay phần lớn đều là những tội phạm hình sự chứ không phải ở phạm vi đời thường.
Đời thường người ta vi phạm “luật đời thường” về mặt tình dục vì tính cách “ngang trái” mà pháp luật không thể đụng tới, chỉ có dư luận bàn tán lang bang.
Nói chung, quan hệ tình dục đời thường chỉ thực sự liên hệ đến hai người ở tuổi trưởng thành đều có hiểu biết và trách nhiệm. Và chỉ nhất thiết quan hệ đến hai người và chỉ hai người mà thôi. Trừ khi họ có những khế ước còn giá trị pháp luật với người khác.
Người thứ ba dòm ngó vào thì cái lỗi không hẳn về phía người hành xử mà về phía người nhòm vào. Phải kết án kẻ nhòm vào hơn là kết án kẻ hành xử.
Một mặt, người viết nhận thức một cách rõ ràng là việc duy trì và bảo vệ quy chế một vợ một chồng là gặp quá nhiều trở ngại. Nhưng mặt khác, việc cho phép linh mục, tu sĩ được quyền có gia đình là một quyết định quá táo bạo không ai dám đề xướng.
Vấn đề trinh tiết như một biểu tượng đạo đức hay không đạo đức
Người viết còn nhớ khi đọc cuốn truyện nổi danh của Mario Puzo, the godfather (Bố già), có một chương nói về vụ con gái của Bố già sắp làm đám cưới. Khổ nỗi cô con gái Bố Già đã trót mất trinh nên phải tìm đến một bác sĩ tín cẩn, kín đáo để hoàn chỉnh lại cái màng trinh của cô con gái cho khỏi mang tiếng hư hỏng. Viên bác sĩ đã trả lại cái màng trinh như nguyên thủy của cô gái. Đó là một công việc tuyệt vời về mặt xã hội chỉ những người có quyền thế và giầu sang như Bố Già mới làm được
Thế còn đa số dân thường mà người con gái bị mất trinh trước khi lập gia đình thì tính sao đây? Ở Ấn Độ chỉ cần chi khoảng 200 đến 1000 đô la Mỹ (tùy theo giá ở bệnh viện công hay clinique tư) phụ nữ có thể vá hay làm màng trinh mới. (Hymenoplasty – Treatment, Procedure And Side Effects.
Trong những hủ tục của chế độ xã thôn thời xưa, người con gái mất trinh sẽ bị làng xã phạt vạ cũng như Hàng xứ phạt vạ, cạo trọc đầu bôi vôi và bị điệu đi khắp làng do anh mõ đi rêu rao.
Thế còn những kẻ gây ra tội là cánh đàn ông thì lại được miễn trừ. Điều này thật sự là bất công và oan ức cho thân phận người phụ nữ.
Câu chuyện ấy bắt nghĩ đến số phận những người phụ nữ nói chung thời trước thập niên 1960 rất là vất vả lao đao.
Bằng mọi giá phải giữ được cái màng trinh nguyên vẹn. Mất nó là mất cả đời con gái, mất cả tương lai hạnh phúc. Là một bản án chung thân không có trường hợp giảm khinh. Sao lại vô lý quá. So với đàn ông thì thiệt thòi quá. Truy ra thì không ai khác là do ông Khổng Tử, một ông lái buôn chính trị đặt để ra!
Cái giường của đêm tân hôn với tấm nệm giải trắng tinh sẽ là bằng cớ cô con gái còn trinh bạch hay không? Người đàn ông, dù đã đám cưới, nhưng biết được người vợ đã mất trinh có thể hủy bỏ cuộc hôn nhân đó một cách chính đáng và đòi lại những tốn kém đã bỏ ra trong cuộc hôn nhân.
Nhưng đấy chỉ là những quan niệm có thể nay đã trở thành lỗi thời. Vì thế, tôi thử mượn lời nhà văn Phạm Thị Hoài trong bài “Viết cho ngày Phụ nữ”.
Ngay lời Mở đầu bài viết, PTH đã thằng thừng, sòng phẳng:
Tiết hạnh theo độ dài của váy. Nguồn: OntheNet
“Không có gì thể hiện sự khinh bỉ đàn bà sâu sắc như tệ sùng bái gái trinh của đàn ông một số nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc. Ngẫm nghĩ về việc săn trinh những cô gái trẻ để lấy đỏ trong làm ăn, tôi từng sa vào những thắc mắc: Trinh tiết đàn bà giúp được gì cho business? Tăng nguồn đầu tư chăng? Phá trinh một em xong thì trúng tuyển công chức chăng? Mấy em gọp lại thì đủ trúng thầu một cầu vượt?”
Phạm Thị Hoài viết tiếp về các cửa một cách mỉa mai và thâm độc:
“Cửa Phật, cửa Thánh, cửa Mẫu hay cửa Mình của chị em đều là chỗ để đặt niềm tin vào tài lộc do các thế lực siêu nhiên ban phát theo quota. “
Và Phạm Thị Hoài kết luận:
“Đằng sau hiện tượng sùng bái mấy giọt máu này mà không có gì huyền nhiệm mà thuần túy là một phép tính lạnh lùng. Nó bắt nguồn từ tập quán đàn ông đi nhả thổ để giải đen. Họ tin rằng toàn bộ sự xui xẻo trong mình sẽ theo dòng tinh trùng mà xả ra. Sau cơn mây mưa họ sẽ được tẩy trần, sạch dơ dớp nhơ nhớp của vận hạn.”
Giọng văn có vẻ sỗ sàng, nhưng sự thật có thể là như thế.
Tôi vẫn thích lối viết sống sượng của Phạm Thị Hoài. Nó vẫn có cái gì chân thật ở trong đó. Trong khi tôi lại thậm ghét một số lớn phụ nữ chỉ có tài đi “buôn chuyện”, tài thậm thụt, soi móc đủ thứ đời tư nhà người khác.
Đáng lẽ phải có một chính sách đánh thuế nặng nề cái mồm trên của những kẻ đi buôn chuyện cho họ chừa. Tội ác của họ là sự độc ác, thâm hiểm, thiếu một tấm lòng.
Cũng vì sự quý mến Phạm Thị Hoài, xin giới thiệu hai truyện ngắn của bà. Một dành cho đàn ông, một dành cho đàn bà.
Chuyện chín bỏ làm mười (Nine down makes two) do Peter Zinoman, giáo sư sử học, đại học Cornell chuyển ngữ sang tiếng Anh. Chuyện thứ hai dành cho các bà: “Ám thị”. Hay tuyệt. Truyện nào cũng hay cả. Và mục đích của nhà văn là tố cáo sự giả hình trong truyện chăn gối?
Nhưng ngày hôm nay, vấn đề trinh tiết ở Việt Nam đã trở thành “vô nghĩa” khi hằng trăm ngàn gái Việt đã được bán sang Trung Quốc, Đài Loan. Một phóng viên ngoại quốc, Patricia có làm một điều tra tại TP Hồ Chí Minh nhan đề: Traffic des femmes. (Cuộc buôn phụ nữ) qua trung gian môi giới của một người đàn bà Trung Quốc có tên là Wang với nhiều môi giới bên Việt Nam. Bà Wang có khoảng 100 người đàn ông Trung Quôc, được gọi là “nhánh cô đơn” muốn tìm vợ ở Việt Nam. Một thanh niên ở một vùng núi ở phía Đông Nam Trung Quốc tên là Xiao lu đã tìm được một cô gái Việt Nam tên Thu Yến, ở dưới lục tỉnh. Anh Xiaolu lu đã đồng ý và trả một số tiền trên dưới 10.000 Eurô. Sau đó cả hai anh chị đã về dưới quê của Thu Yến để chính thức làm một đám cưới. Thủ tục giấy tờ xong thì Thu Yến phải theo Xiao lu về quê của anh ta.
Gia đình anh Xiaolu trên thực tế ở trong một túp nhà nghèo nàn, ở một vùng núi mà phần chính là làm nông. Đời sống lam lũ và nghèo nàn không như lời phô trương, khoác lác của anh Xiao lu. Thu Yến thất vọng và muốn quay về Việt Nam. Nhưng câu chuyện không đơn giản vì trước Thu Yến cũng đã có nhiều cô Việt Nam khác đã sang đây, cũng gặp nhiều cảnh ngộ khác nhau. Đây thật sự chỉ là một tổ chức buôn phụ nữ không khác gì việc buôn các nô lệ thời xưa.
Hầu hết các phụ nữ này thì đều không còn trinh vì mức dinh dưỡng, nhiều cô gái đã phát triển tình dục sớm từ lúc 14-15 tuổi.
Đáng lẽ vấn đề này cần những kẻ đi buôn chuyện mạnh dạn lên tiếng bênh vực thì vô lý thay họ lại ngậm miệng làm thinh. Khi không cần lên tiếng thì họ già mồm. Khi cần lên tiếng thì họ lại ngậm miệng!
Vấn đề đặt ra ở đây là tương lai giới trẻ Việt Nam sau này ra sao? Không lẽ, con trai thì ma cô con gái thì đĩ điếm?
Kết luận chung cục về đời sống lứa đôi
Trong suốt quãng đời sống từ trẻ đến già đến giờ của một đời người. Đã bao lần chứng kiến những nỗi truân chuyên của phụ nữ? Giữa đàn ông và đàn bà, số phận nghiệt ngã thường dành cho giới phụ nữ.
Ai cũng có thể có mẹ và những người chị, người em gái. Và đối với người viết bài này họ là những mẫu hình tuyệt vời.
Hẳn đã có nhiều dịp hay cơ hội chứng kiến những bất công, những nỗi oan khiên giữa các đôi trai gái mà nạn nhân phần lớn là phụ nữ.
Một bà chị họ của người viết, thập niên 1950 bi gia đình ép lấy một sĩ quan. Chị tuân lời, nhưng ngay sau khi cưới hỏi xong lên Đà Lạt hưởng tuần trăng mật thì một hai bữa sau, chị đã tự tử. Truyện này xảy ra cách đây cũng trên nửa thế kỷ rồi.
Thời sinh viên, một cô nữ sinh lên Đà lạt để gặp người yêu là một sinh viên cùng lớp với người viết. Một tuần sau, người sinh viên muốn gửi cô về lại với gia đình. Cô nữ sinh không chịu vì không còn mặt mũi nào nhìn ngó lại ba má, chị em. Trên đường về, đến Định Quán, cô bất thần gieo mình ra giữa lòng đường và bị một xe từ Đà Lạt đổ dôc chạy về hướng Sai Gòn cán chết ngay tại chỗ.
Phải chăng hồng nhan là bạc mệnh? Phải chăng má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Hai cái chết đau thương ấy ám ảnh người viết mãi.
Trong cái cõi riêng tư, sau 1975, giữa cái chập chùng đau khổ miền Nam rơi vào tay cộng sản. Những người đồng cảnh ngộ gặp nhau trở thành tình bạn thắm thiết. Người con gái miền Trung, đẹp dịu hiền vượt trội trên đám bạn bè đồng nghiệp, mới 25 tuổi đời , đã một thân một mình trông nom các em còn nhỏ dại vì cha phải đi học tập.
Khi sang đất người, vừa lo thân mình, vừa lo tương lai các em, vừa một tay chăm sóc bố mẹ già để các em lo học làm lại cuộc đời. Khi nghĩ đến phận mình thì tuổi đời đã muộn. 50 tuổi, chắp nối không xong. Các em đều lớn lên có thân có phận thành đạt. Còn lại mình chị cô đơn lẻ bóng..
Vì thế trong thâm tâm, cảm thông và chỉ thấy sự thiệt thòi của phái nữ. Nói chi cũng bằng thừa.
Nhưng người viết vẫn tin tưởng vào mẹ và các chị, vào những người phụ nữ với đày thiện ý của con người và đồng thời cũng tin vào các niềm tin tôn giáo. Khi trần thế không tự xoay sở xong lấy một mình thì phải tin vào một cái gì ở ngoài trần thế.
Được biết, toàn khu vực Cái Sắn có khoảng 40.000 ngàn người. Mặc dầu bị chính quyền CS sau 1975 bỏ rơi nhưng họ vẫn giữ đạo. Không nghe nói các cô gái bỏ làng đi lấy chồng ngoại quốc như các làng chung quanh? Điều gì đã níu chân các người con gái trong các xứ đạo còn giữ được phẩm chất?
Nhưng nhìn lại sự đổ vỡ trong hôn nhân là do nhiều yếu tố cộng lại. Trong đó yếu tố xã hội được coi là quan trọng nhất.
Thì hãy cứ nhìn đời sống hiện nay của Việt Nam ắt rõ. Cải cơ cấu, trật tự xã hội như giáo dục, pháp luật là cần thiết góp phần xây dựng đích thực cho xã hội Việt Nam đã sụp đổ. Con người sụp đổ theo. Cơ cấu xấu vẫn còn thì người xấu vẫn còn. Muốn cải thiện con người thì phải thay đổi cơ cấu trên nền tảng tôn trọng con người.
Vốn là người lạc quan nên người viết có nhiều mong đợi và tin tưởng vào tương lai con người và gia đình Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
Như một lời cầu chúc. Hơn thế nữa, một nguyện ước, một lời nguyền.
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
http://www.dcvonline.net/2019/01/13/dan-ong-dan-ba-trong-than-phan-lua-doi-ket/
Và Phạm Thị Hoài kết luận:
“Đằng sau hiện tượng sùng bái mấy giọt máu này mà không có gì huyền nhiệm mà thuần túy là một phép tính lạnh lùng. Nó bắt nguồn từ tập quán đàn ông đi nhả thổ để giải đen. Họ tin rằng toàn bộ sự xui xẻo trong mình sẽ theo dòng tinh trùng mà xả ra. Sau cơn mây mưa họ sẽ được tẩy trần, sạch dơ dớp nhơ nhớp của vận hạn.”
Giọng văn có vẻ sỗ sàng, nhưng sự thật có thể là như thế.
Tôi vẫn thích lối viết sống sượng của Phạm Thị Hoài. Nó vẫn có cái gì chân thật ở trong đó. Trong khi tôi lại thậm ghét một số lớn phụ nữ chỉ có tài đi “buôn chuyện”, tài thậm thụt, soi móc đủ thứ đời tư nhà người khác.
Đáng lẽ phải có một chính sách đánh thuế nặng nề cái mồm trên của những kẻ đi buôn chuyện cho họ chừa. Tội ác của họ là sự độc ác, thâm hiểm, thiếu một tấm lòng.
Cũng vì sự quý mến Phạm Thị Hoài, xin giới thiệu hai truyện ngắn của bà. Một dành cho đàn ông, một dành cho đàn bà.
Chuyện chín bỏ làm mười (Nine down makes two) do Peter Zinoman, giáo sư sử học, đại học Cornell chuyển ngữ sang tiếng Anh. Chuyện thứ hai dành cho các bà: “Ám thị”. Hay tuyệt. Truyện nào cũng hay cả. Và mục đích của nhà văn là tố cáo sự giả hình trong truyện chăn gối?
Nhưng ngày hôm nay, vấn đề trinh tiết ở Việt Nam đã trở thành “vô nghĩa” khi hằng trăm ngàn gái Việt đã được bán sang Trung Quốc, Đài Loan. Một phóng viên ngoại quốc, Patricia có làm một điều tra tại TP Hồ Chí Minh nhan đề: Traffic des femmes. (Cuộc buôn phụ nữ) qua trung gian môi giới của một người đàn bà Trung Quốc có tên là Wang với nhiều môi giới bên Việt Nam. Bà Wang có khoảng 100 người đàn ông Trung Quôc, được gọi là “nhánh cô đơn” muốn tìm vợ ở Việt Nam. Một thanh niên ở một vùng núi ở phía Đông Nam Trung Quốc tên là Xiao lu đã tìm được một cô gái Việt Nam tên Thu Yến, ở dưới lục tỉnh. Anh Xiaolu lu đã đồng ý và trả một số tiền trên dưới 10.000 Eurô. Sau đó cả hai anh chị đã về dưới quê của Thu Yến để chính thức làm một đám cưới. Thủ tục giấy tờ xong thì Thu Yến phải theo Xiao lu về quê của anh ta.
Gia đình anh Xiaolu trên thực tế ở trong một túp nhà nghèo nàn, ở một vùng núi mà phần chính là làm nông. Đời sống lam lũ và nghèo nàn không như lời phô trương, khoác lác của anh Xiao lu. Thu Yến thất vọng và muốn quay về Việt Nam. Nhưng câu chuyện không đơn giản vì trước Thu Yến cũng đã có nhiều cô Việt Nam khác đã sang đây, cũng gặp nhiều cảnh ngộ khác nhau. Đây thật sự chỉ là một tổ chức buôn phụ nữ không khác gì việc buôn các nô lệ thời xưa.
Hầu hết các phụ nữ này thì đều không còn trinh vì mức dinh dưỡng, nhiều cô gái đã phát triển tình dục sớm từ lúc 14-15 tuổi.
Đáng lẽ vấn đề này cần những kẻ đi buôn chuyện mạnh dạn lên tiếng bênh vực thì vô lý thay họ lại ngậm miệng làm thinh. Khi không cần lên tiếng thì họ già mồm. Khi cần lên tiếng thì họ lại ngậm miệng!
Vấn đề đặt ra ở đây là tương lai giới trẻ Việt Nam sau này ra sao? Không lẽ, con trai thì ma cô con gái thì đĩ điếm?
Kết luận chung cục về đời sống lứa đôi
Trong suốt quãng đời sống từ trẻ đến già đến giờ của một đời người. Đã bao lần chứng kiến những nỗi truân chuyên của phụ nữ? Giữa đàn ông và đàn bà, số phận nghiệt ngã thường dành cho giới phụ nữ.
Ai cũng có thể có mẹ và những người chị, người em gái. Và đối với người viết bài này họ là những mẫu hình tuyệt vời.
Hẳn đã có nhiều dịp hay cơ hội chứng kiến những bất công, những nỗi oan khiên giữa các đôi trai gái mà nạn nhân phần lớn là phụ nữ.
Một bà chị họ của người viết, thập niên 1950 bi gia đình ép lấy một sĩ quan. Chị tuân lời, nhưng ngay sau khi cưới hỏi xong lên Đà Lạt hưởng tuần trăng mật thì một hai bữa sau, chị đã tự tử. Truyện này xảy ra cách đây cũng trên nửa thế kỷ rồi.
Thời sinh viên, một cô nữ sinh lên Đà lạt để gặp người yêu là một sinh viên cùng lớp với người viết. Một tuần sau, người sinh viên muốn gửi cô về lại với gia đình. Cô nữ sinh không chịu vì không còn mặt mũi nào nhìn ngó lại ba má, chị em. Trên đường về, đến Định Quán, cô bất thần gieo mình ra giữa lòng đường và bị một xe từ Đà Lạt đổ dôc chạy về hướng Sai Gòn cán chết ngay tại chỗ.
Phải chăng hồng nhan là bạc mệnh? Phải chăng má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Hai cái chết đau thương ấy ám ảnh người viết mãi.
Trong cái cõi riêng tư, sau 1975, giữa cái chập chùng đau khổ miền Nam rơi vào tay cộng sản. Những người đồng cảnh ngộ gặp nhau trở thành tình bạn thắm thiết. Người con gái miền Trung, đẹp dịu hiền vượt trội trên đám bạn bè đồng nghiệp, mới 25 tuổi đời , đã một thân một mình trông nom các em còn nhỏ dại vì cha phải đi học tập.
Khi sang đất người, vừa lo thân mình, vừa lo tương lai các em, vừa một tay chăm sóc bố mẹ già để các em lo học làm lại cuộc đời. Khi nghĩ đến phận mình thì tuổi đời đã muộn. 50 tuổi, chắp nối không xong. Các em đều lớn lên có thân có phận thành đạt. Còn lại mình chị cô đơn lẻ bóng..
Vì thế trong thâm tâm, cảm thông và chỉ thấy sự thiệt thòi của phái nữ. Nói chi cũng bằng thừa.
Nhưng người viết vẫn tin tưởng vào mẹ và các chị, vào những người phụ nữ với đày thiện ý của con người và đồng thời cũng tin vào các niềm tin tôn giáo. Khi trần thế không tự xoay sở xong lấy một mình thì phải tin vào một cái gì ở ngoài trần thế.
Được biết, toàn khu vực Cái Sắn có khoảng 40.000 ngàn người. Mặc dầu bị chính quyền CS sau 1975 bỏ rơi nhưng họ vẫn giữ đạo. Không nghe nói các cô gái bỏ làng đi lấy chồng ngoại quốc như các làng chung quanh? Điều gì đã níu chân các người con gái trong các xứ đạo còn giữ được phẩm chất?
Nhưng nhìn lại sự đổ vỡ trong hôn nhân là do nhiều yếu tố cộng lại. Trong đó yếu tố xã hội được coi là quan trọng nhất.
Thì hãy cứ nhìn đời sống hiện nay của Việt Nam ắt rõ. Cải cơ cấu, trật tự xã hội như giáo dục, pháp luật là cần thiết góp phần xây dựng đích thực cho xã hội Việt Nam đã sụp đổ. Con người sụp đổ theo. Cơ cấu xấu vẫn còn thì người xấu vẫn còn. Muốn cải thiện con người thì phải thay đổi cơ cấu trên nền tảng tôn trọng con người.
Vốn là người lạc quan nên người viết có nhiều mong đợi và tin tưởng vào tương lai con người và gia đình Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
Như một lời cầu chúc. Hơn thế nữa, một nguyện ước, một lời nguyền.
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
http://www.dcvonline.net/2019/01/13/dan-ong-dan-ba-trong-than-phan-lua-doi-ket/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét