Khó khăn lớn nhất đối với những người thích dự báo thời cuộc là không hiểu bác Trọng nghĩ gì và sẽ làm gì vì các quyết đinh của bác thường đầy tính toán, rất bất ngờ và không nhất quán. Trong hai ngày 11-12/4, Bộ Chính trị đã họp lấy ý kiến về 3 đề án sẽ trình Hội nghị Trung ương 7 diễn ra trong tháng 5 (thay vì tháng 4 vì chưa sắp xếp xong nhân sự). Dư luận mạng cho rằng trong Hội nghị TƯ 7, bác Đinh Thế Huynh sẽ thôi tất cả các chức vụ trong khi bác Trần Đại Quang bị bệnh sẽ không tham dự và cũng sẽ được về nghỉ; bác Nguyễn Thiện Nhân sẽ làm Chủ tịch nước. Bác Nhân ba phải, sẽ ngoan ngoãn vâng lời bác Trọng nên tất cả các quyền lực Đảng và Nhà Nước sẽ được thu về một mối đúng như bài đồng dao vô danh rất hay được lưu truyền từ đầu năm 2017 viết: "Hổ rắn tranh ngai. Cả hai cùng đổ. Một con rắn nhỏ. Ngoi lên đầu đàn. Lịch sử sang trang. Cả hai về một. Xe pháo mã tốt. Kéo nhau cùng về" (xem giải thích trong bài này). Bí thư Sài Gòn sẽ là bác Võ Văn Thưởng hoặc bác Trương Hoà Bình, khả năng lớn là bác Thưởng. Bác Vượng thường trực Ban bí thư sẽ bỏ kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; dành ghế này cho bác Nguyễn Văn Nên hoặc bác Nguyễn Hòa Bình, khả năng lớn là bác Bình. Lãnh đạo một số bộ, ngành chủ chốt cũng thay đổi theo hướng tất cả về một. Nếu dư luận trên là đúng thì với bộ sậu toàn đàn em thân thiết và vâng lời thế này, bác Trọng hoàn toàn có thể làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ cho đất nước. Được như vậy thì bác đúng là Sĩ phu Bắc Hà nghìn năm có một, xứng đáng được lịch sử dân tộc mãi mãi tôn vinh. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận bác Trọng và ban lãnh đạo mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong ba thứ "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa", thì dù thời cơ đã có, lợi thế rất cao, nhưng bác Trọng lại đang rất thiếu nhân hòa. Có thể nói chưa bao giờ sự thù địch, tư tưởng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc với nước ta lại to lớn và thể hiện ngang ngược như bây giờ. Và tiếc thay, trong ba thứ trên, Nhân hòa mới là yếu tố quyết định mọi thành bại ở đời. Người xưa vẫn nói thuận cơ trời không bằng được địa lợi, được địa lợi lại không bằng được lòng người. Có nhân hòa có thể làm nên nghiệp lớn. Nhân hòa chính là lòng người, là sự đoàn kết bên trong và bên ngoài, không có “nhân hòa” thì không thể có sức mạnh to lớn. Để đối phó với Trung Quốc, rõ ràng hòa luôn luôn quan trọng hơn chiến; nhưng để có nhân hòa, nhất là với Trung Quốc, chắc chắn không phải là việc dễ dàng. Chỉ dám hy vọng bác Trọng và ban lãnh đạo mới sẽ tìm được giải pháp "thỏa đáng" cho hai chữ "nhân hòa"; nhất định không vì hai chữ "nhân hòa" với Trung Quốc mà không dám đổi mới dân chủ, không dám hành động vì một nước Việt Nam cường thịnh.
Nguyễn Phú Trọng và Dân chủ là tiến trình dài: từ bảo thủ đến đổi mới
Những hoạt động gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng trong việc gỡ bế tắc về lợi ích nhóm và mafia chính trị là cần được ghi nhận. Bước đầu làm được như vậy thì đồng nghĩa với việc phát sinh ra mầm mống của dân chủ - bởi dân chủ chính là kiểm soát quyền lực về thực chất để tiến hành những chính sách dân sinh. Ông Nguyễn Phú Trọng cần là ‘người đàn ông thép’ trong cải tổ nội bộ Đảng; sau đó đi tới những cải cách về chính trị - nhân quyền, trong đó bao gồm trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa thực sự và điều chỉnh luật lệ mơ hồ dùng để bịt miệng những nhà hoạt động, cánh nhà báo,...
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp xúc cử tri.
Khôi nguyên Nhân quyền, cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong tuần này. Lý do chuyến thăm có lẽ xuất phát từ việc, trong chuyến thăm Myanmar vào tháng 8 năm ngoái của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cả hai nước đã xác định quan hệ Đối tác Hợp tác toàn diện.