Aung San Suu Kyi đã lọt vào cái bẫy trò chơi quyền lực
Nguyễn Xuân Hưng - Tuần qua, Tổ chức Ân xá Quốc tế thông báo tước giải thưởng cao nhất họ đã trao cho vị lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi, Giải thưởng Đại sứ Lương tâm. Bà Aung đã được trao giải này vào năm 2009, khi bà đang bị quản thúc tại gia. Bà còn được trao nhiều giải thưởng quốc tế khác, cao nhất là giải Noben hòa bình. Nhưng một số sự tôn vinh bà và giải thưởng đã bị thông báo tước đi, như bỏ tên bà khỏi Bảo tàng tưởng niệm diệt chủng người Do Thái, thu hồi giải thưởng nhân quyền của Bảo tàng Mỹ... Các báo phương Tây trước đây gán cho bà vô số ngôn từ tôn vinh như biểu tượng tự do dân chủ, người đàn bà thép đấu tranh cho nhân quyền, người dẫn dắt Miama đến kỷ nguyên mới... vân vân. Thì ngày nay, người ta đều nói về bà Aung là "biểu tượng dân chủ đã sụp đổ".Bà Aung đã trải qua một thời gian dài lãnh đạo đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ Miama từ vị trí đối lập cho đến khi trở thành đảng cầm quyền. Bà đã phải trải qua sự đàn áp, bắt bớ, bị tù, đấu tranh để Miama dân chủ hóa trong đời sống chính trị.
Nhưng trải qua 2 năm cầm quyền, bà Aung đã khiến dư luận thế giới thất vọng. Bà và đảng của bà khơi sâu chia rẽ sắc tộc, không giải quyết được cuộc xung đột của sắc tộc và khủng hoảng tị nạn Rohingya. 700.000 người Hồi Rohingya bị xua đuổi, đàn áp. Bà Aung cho rằng báo chí phương tây thổi phồng sự thật, phản ánh sai nền dân chủ Miama. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga ủng hộ bà Aung, bà cũng ngả về phía họ.
Về đối nội, bà Aung càng ngày càng trở nên giống một người háo danh và độc tài. Bà vốn là con một người lãnh đạo đối lập đấu tranh dân chủ hồi Miama mới dành độc lập, ông đã bị ám sát và được coi như anh hùng dân tộc của Miama, nay có quyền lực, bà Aung phát động dựng tượng bố ở nhiều nơi.
Do hiến pháp quy định bà không thể giữ chức nguyên thủ, vì bà lấy chồng ngoại quốc, nên bà Aung giữ chức tương đương bộ trưởng, cố vấn tổng thống, nhưng bà Aung thường xuất hiện như là nguyên thủ, đứng ngang hàng với các nguyên thủ khác. Chúng ta thường thấy trong các diễn đàn Asean, bà Aung đứng chụp ảnh với các ông thủ tướng, tổng thống các nước khác. Đó là sự háo danh hoặc là coi thường hiến pháp của chính Miama. Dư luận Miama bắt đầu âm ỉ phản đối.
Trưởng hợp bà Aung, sẽ có người nói là điển hình của tự thoái hóa tự diễn biến, là sự sụp đổ của thần tượng dân chủ... Nhưng có lẽ không phải như vậy, đơn giản là tất cả đã nhầm ngay từ đầu. Vì họ chưa hiểu hết nền văn hóa đã làm nên con người Aung Shan Shuu Kyi. Có lẽ tất cả sự đấu tranh dân chủ của bà chỉ che đậy khát vọng trả thù, khát khao quyền lực. Bà đã lọt vào cái bẫy trò chơi quyền lực.
Châu Á là nơi khó có đất nảy mầm những nhà dân chủ. Chỉ có độc tài tốt như Sing, Indo hay độc tài xấu như một số nước khác. "Nhà tù thực sự duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thực sự duy nhất là tự do khỏi sự sợ hãi". Bà ấy từng nói như vậy. Nhưng khi cầm quyền, bà ấy lại thiết lập sự sợ hãi cho mọi người, kể cả với những người đã hy vọng vào bà ấy.
Cho nên, đấu tranh dân chủ dễ hơn là khi có quyền lực mà thực hành dân chủ.
Đội bóng VN sắp đấu với đội Miama, thôi cứ thưởng thức bóng đá đi...
(FB Nguyễn Xuân Hưng)
Trưởng hợp bà Aung, sẽ có người nói là điển hình của tự thoái hóa tự diễn biến, là sự sụp đổ của thần tượng dân chủ... Nhưng có lẽ không phải như vậy, đơn giản là tất cả đã nhầm ngay từ đầu. Vì họ chưa hiểu hết nền văn hóa đã làm nên con người Aung Shan Shuu Kyi. Có lẽ tất cả sự đấu tranh dân chủ của bà chỉ che đậy khát vọng trả thù, khát khao quyền lực. Bà đã lọt vào cái bẫy trò chơi quyền lực.
Châu Á là nơi khó có đất nảy mầm những nhà dân chủ. Chỉ có độc tài tốt như Sing, Indo hay độc tài xấu như một số nước khác. "Nhà tù thực sự duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thực sự duy nhất là tự do khỏi sự sợ hãi". Bà ấy từng nói như vậy. Nhưng khi cầm quyền, bà ấy lại thiết lập sự sợ hãi cho mọi người, kể cả với những người đã hy vọng vào bà ấy.
Cho nên, đấu tranh dân chủ dễ hơn là khi có quyền lực mà thực hành dân chủ.
Đội bóng VN sắp đấu với đội Miama, thôi cứ thưởng thức bóng đá đi...
(FB Nguyễn Xuân Hưng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét