Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

Hoan hô D. Trump đánh TQ: TQ sẽ đi về đâu ?

Với chiến thuật mới này. D. Trump đánh TQ cũng là đánh VN, buộc VN phải thay đổi chứ không thể cứ ngang ngược mãi như mấy chục năm nay. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua mà chưa thấy kinh tế thị trường đúng nghĩa ở VN, làm cho đất nước không thể phát triển, cả nước sống khốn khổ khốn nạn chỉ nhờ bán tài nguyên, đất đai, vay nợ nước ngoài, xin tiền kiều hối, xuất khẩu lao động làm thuê và làm thuê cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Trung Quc s đi v đâu sau cuc chiến?
Trần Đình Thu - Để bao vây kinh tế, Mỹ sẽ triệt hết các con đường quan hệ kinh tế của Trung quốc với Mỹ và các nước khác. Trung quốc sẽ tự biến thành một “hành tinh Trung quốc” tách rời khỏi thế giới. Liệu họ có thể sống tốt với mô hình “hành tinh Trung quốc” này hay không? Một mình Trung quốc co cụm lại trong “hành tinh” của mình, dù dân số trên một tỷ người nhưng chẳng qua cũng như một bộ lạc khổng lồ mà thôi. Mạnh như nước Mỹ mà nếu co cụm lại kiểu “bộ lạc” tôi nghĩ nước Mỹ cũng sẽ chết già với nhau trong “hành tinh” cô đơn ấy của họ. Vì sự phát triển của thế giới phải là sự phát triển tổng lực của gần 200 nền kinh tế trên quả địa cầu này mới ổn. Đó là chưa nói đến việc, trước khi co cụm, kinh tế Trung quốc sẽ vô cùng tơi tả do chính quá trình chuyển đổi từ mở rộng sang co cụm này.
Ông Tập lúc còn đi lao động ở nông thôn (áo trắng đi đầu)
Một số bạn thắc mắc vì sao tôi không nói đến việc Trung quốc sẽ đối phó thế nào với cuộc chiến, rằng họ cũng có thực lực, cũng không phải quá mềm yếu để đầu hàng Mỹ nhanh chóng. Vì vậy status này nói đến chuyện đó. Trước hết nhắc lại mục đích của Mỹ trong cuộc chiến trước rồi mới nói đến vấn đề này sau. 


Như tôi đã nói nhiều lần trong các status trước, khi bước vào cuộc chiến, Mỹ nhắm đến việc, hoặc là làm cho nền kinh tế Trung quốc suy tàn, hoặc là làm cho nước này thay đổi thể chế chính trị dẫn đến cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng thị trường hóa hoàn toàn.

Đó là 2 đích ngắm của Mỹ. Họ sẽ thực hiện một trong 2 đích này.


Tuy nhiên Trung quốc là một nước lớn với nền kinh tế mạnh nên Mỹ cũng không dễ dàng gì để đạt được mục tiêu đặt ra như nói trên.

Một cách ví von, đây là cuộc đấu giữa một con voi và một con tê giác chứ không phải là giữa một con hổ và một con nai.

Dĩ nhiên phải khẳng định rằng Mỹ mạnh hơn Trung quốc, có như vậy thì Mỹ mới dám ra đòn trước.

Nhưng cũng khác với trường hợp hổ và nai, hổ có thể nhảy bổ vào nai, thì voi phải lừa miếng mới quật được tê giác.

Và vì vậy, không như Afghanistan, Iraq hay Syria, Mỹ có thể kéo quân đánh liền, với Trung quốc, Mỹ phải dùng phương pháp bao vây kinh tế trước, rồi nếu có muốn đánh thì sẽ đánh lúc Trung quốc đã yếu.

Vậy, Mỹ sẽ bao vây kinh tế Trung quốc thế nào?


Để bao vây kinh tế, Mỹ sẽ triệt hết các con đường quan hệ kinh tế của Trung quốc với Mỹ và các nước khác.

Hiện Mỹ đang thực thiện các gói bóp nghẹt quan hệ kinh tế “Trung quốc – Mỹ”, “Trung quốc – Canada”, “Trung quốc – Mexico”. Mỹ sẽ hướng đến các gói “Trung quốc – EU”, “Trung quốc – Nhật bản”, “Trung quốc – Úc”… trong tương lai gần cỡ vài tháng tới.

Trung quốc sẽ đối phó thế nào?

Đây là câu hỏi mà nhiều người muốn biết.

Tạm gác việc Trung quốc dùng các tiểu xảo phi kinh tế, tôi sẽ nói sau, thì với các giải pháp kinh tế, Trung quốc sẽ có 2 con đường. Một là hướng đến việc đẩy mạnh quan hệ với các nền kinh tế nhỏ, hai là tập trung phát triển kinh tế nội địa.

Nhưng với con đường hướng đến các nền kinh tế nhỏ, Mỹ cũng sẽ tìm cách chặn lại. Mỹ chắc chắn không để cho Trung quốc làm việc này. Trung quốc dĩ nhiên cũng biết điều này nên họ cũng sẽ không đặt niềm tin quá lớn vào đây.

Vì vậy Trung quốc sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế nội địa. Với thị trường 1 tỷ dân, Trung quốc có khá nhiều lợi thế. Họ sẽ xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp mà không cần thế giới bên ngoài.

Hay nói cách khác, Trung quốc sẽ tự biến thành một “hành tinh Trung quốc” tách rời khỏi thế giới.

Liệu họ có thể sống tốt với mô hình “hành tinh Trung quốc” này hay không?

Chúng ta nhớ lại thời Liên Xô chưa sụp đổ, cũng đã có một mô hình “hành tinh xã hội chủ nghĩa” rồi. Khi đó phe XHCN chiếm gần phân nửa thế giới, tự cung tự cấp trong phe với nhau, nhưng các nước XHCN cũng gặp vô vàn khó khăn. Vậy thì bây giờ một mình Trung quốc co cụm lại trong “hành tinh” của mình, dù dân số trên một tỷ người nhưng chẳng qua cũng như một bộ lạc khổng lồ mà thôi. Mạnh như nước Mỹ mà nếu co cụm lại kiểu “bộ lạc” tôi nghĩ nước Mỹ cũng sẽ chết già với nhau trong “hành tinh” cô đơn ấy của họ.

Vì sự phát triển của thế giới phải là sự phát triển tổng lực của gần 200 nền kinh tế trên quả địa cầu này mới ổn.

Đó là chưa nói đến việc, trước khi co cụm, kinh tế Trung quốc sẽ vô cùng tơi tả do chính quá trình chuyển đổi từ mở rộng sang co cụm này.

1 nhận xét:

  1. Nghĩ thế nào mà lại nói là " TQ sẽ co cụm ". Sợ không có đủ thời gian ấy chớ !

    Trả lờiXóa