Kỷ nịm với Bác...
Ky Mai 22 Tháng 9 - Nhà mình ở Lò Đúc, đầu ngã 5. Đi vài chục mét là đến Phạm Đình Hổ, nơi Bác ở. Đối diện nhà Bác (bây giờ) là nhà Sơn "cá rán" một đại gia Đông Âu, cách nhà Bác một số nhà là nhà "năm chiếc cúc áo tố cáo tội ác" từng rúng động cả nước 35 năm trước. Ngắn gọn để thấy, mình và Bác tuy xa về tuổi tác địa vị mà rất gần - nếu ở quê họ sẽ bảo "Chúng tôi lớn lên bên bờ tre gốc rạ, đi học về lại cưỡi trâu ra đồng hay đi đơm cá, bắt cua cùng nhau". Cùng phường gần phố cách vài chục số nhà, và thi thoảng đi học qua vẫn thấy Bác chui ra chui vào chiếc xe com-măng-ca đen xì mà.
Có lần thấy Bác đi dạo trên phố, Bác mặc bộ đại cán mầu ghi kiểu Tôn Trung Sơn, tóc bác chẻ ngôi bóng mượt, cả phố cúi zạp: Chào bác ạ, Bác khoẻ không ạ... Đi bên Bác luôn là hai chú cảnh vệ, lạnh te, gườm gườm - một chú mắt rất sáng một chú mắt lại hơi híp híp, dáng các chú không cao nhưng có gì đó hao hao như đội cận vệ của Chủ Tịch Kim Jong Un bên Bắc Triều.
Người lớn bảo, toàn người miền núi đấy. Họ mà bảo vệ lãnh tụ rất mực trung thành - chỉ một cái phẩy tay đầu chúng mày bay khỏi cổ. Nghe xong cả đám người lớn hiếu kỷ lẫn đám trẻ con hóng hớt sợ vãi mắt mèo. Hãi cực.
Có một ngày, trời trong xanh, mây bồng bềnh trắng, nắng đung đưa vàng, ve kêu inh ỏi trên hai hàng cây Sao đen lênh khênh đẹp nhất bang @Cò ỉa@, không muốn nói đẹp nhất bốn quận nội thành Hà Nội.
Hôm đó cả đám chúng mình đang ngồi đầu phố đánh ba cây ăn chun, ăn bi (thực ra ăn tiền). Mình, thằng Khoa, thằng Tiến, thằng Lâm, bốn thằng thuộc nhóm "nhẩy xe bò" nghịch nhất phố. Đúng lúc Bác đi qua, thế choá nào thằng Lâm om được "tam bát cửu" hay "nhị gâu gâu" gì đó, sướng quá nó nhẩy lên như thằng zồ:
"đỗ mười, đỗ mười, bố mày đỗ mười rồi".
Èng, eng... một không khí ghê zợn bao trùm
Thế là Bác dừng lại, Bác bước sang đường. Bên cạnh vẫn là hai chú cảnh vệ. Ngày đấy phố vắng lắm, không ồn ào bụi bẩn đông đúc như bây giờ.
Chắc Bác nghe thấy.
Thế là toi cả lút. Phen nảy không bị báo phường, ông tổ trưởng mách ông bà già chắc chỉ có no đòn bỏ nhà ra đi.
Chết cụ chúng mày rồi. Thằng Khoa cúi mặt lẩm bẩm chửi. Thằng Lâm sợ quá chạy mất
Nhưng không, lừ đừ Bác tiến lại, Bác ôn tồn mỉm cười xoa đầu bảo (xoa đầu mình, thế mới "bắc son" chớ):
- Các cháu chơi gì?
- Dạ, dạ, chơi bài ăn chun ạ. Mình mở miệng trong sợ hãi.
- Có thiếu chun và bi không, mai đi qua bác cho?
Ớ... Cả đám ngớ người, vừa sợ vừa thích không nói được câu gì, chỉ dám lí nhí "cháu chào Bác" rồi thu bài té vội.
Bác đi rồi, hai chú cảnh vệ quay lại gườm gườm như thể đầu rơi máu chảy, còn đám nghịch ngợm chúng mình cứ thế đeo đẳng lần gặp đó cho đến nhiểu năm sau. Và hôm nay sực nhớ kể vội chút kỷ nịm... có lần được Bác hứa.
Bác là Bác Cống, một cậu thợ sơn nghèo học giỏi, một người thợ sơn vừa chăm chỉ, vừa yêu thương bạn bè đến nỗi mỗi khi sơn xong việc của mình cậu lại vác sơn đi sơn hộ các bạn khác, một nhà vật giá lương tiền thân thiện, giàu tình cảm, một nhà cải tạo công thương đại tài dù sau này ở chức vụ nào cũng luôn giản dị yêu mến và hứa với các cháu những điều tốt đẹp nhất.
...
Ps: Viết vội, trước khi báo chí và các người anh chị em báo chí "lên khuôn". Có gì nhanh nhẩu, mong được lượng thứ.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa