Việt Nam sẽ chết không kịp ngáp về thông tư 19/2018
Thiện Tùng - Có phải đây là bước mở đầu cho việc thống nhứt tiền tệ giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc? Tùng tôi chỉ có ý kiến gọn cho dễ nhớ:“Nếu lãnh đạo Việt Nam chấp nhận cho đồng Nhân Dân Tệ (tiền Trung Quốc) được phép lưu hành tại Việt Nam thì Trung Quốc sẽ in Nhân Dân Tệ mua tất cả những gì việt Nam có, kể cả con người và đất đai, lãnh thổ - chỉ cần thời gian ngắn nước Việt Nam sẽ về tay Trung Quốc”. Nhà cầm quyền đã rấp tâm như thế, là công dân yêu nước biết làm gì hơn, nếu không biểu tình phản đối, chỉ còn cách tẩy chay: “không xài hàng Trung Quốc và không xài tiền Trung Quốc” mà thôi.Có cường điệu quá không hỡi ông Thiện Tùng? – Không biết nữa, mình chỉ đọc toàn văn Thông tư 19/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đọc những lời bình sắc sảo của những chuyên gia kinh tế trong ngoài nước, ngấm cỡ nào mình nói cỡ ấy mà thôi.
Trích đoạn Thông tư 19:
<< Ngày 28/8,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký ban hành Thông tư 19/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Cơ chế thanh toán biên mậu Việt Nam – Trung Quốc đã được triển khai thực hiện từ năm 2004. Ngân hàng Nhà nước giải thích văn bản này nhằm "khắc phục những vướng mắc, bất cập" của quyết định năm 2004 về nội dung này. Thông tư cũng nhằm thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối áp dụng cho 7 tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam và tạo sự đồng bộ với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối hiện nay
Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10/2018 >> (hết trích).
Các thương nhân, cư dân biên giới VN – Trung Quốc có hoạt động thương mại qua biên giới sẽ được phép thanh toán cả bằng VND hoặc CNY - Ảnh CNB
Mặc dầu Thông tư 19 giới hạn đồng Nhân Dân Tệ và đồng tiền Việt Nam chỉ được lưu hành, trao đổi ở 7 tình biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc, nhưng khi chúng có gíá trị sử dụng trong trao đổi thì những nơi lân cận người ta cũng có thể dùng 2 loại tiền tệ nầy thanh toán với nhau trong mua bán đổi chác. Rồi đây, chúng sẽ như vết dầu loan, lần lần sẽ lan ra cả nước – hàng hóa lậu cồng kềnh còn đi trót lọt hà huống…!. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát bằng cách nào để nó không vượt biên giới 7 tỉnh? - chẳng lẽ đi lục túi từng người một ?!
Ví dụ: tôi là nhà vườn ở Nam bộ, người mua trái cây bán sang Trung Quốc, tính theo hối đoái hiện tại, họ trả tôi bằng Nhân Dân Tệ. Vì muốn bán được trái cây, tôi có thể nhận Nhân Dân Tệ. Tiền ấy tôi sẽ nhờ họ khi ra các tỉnh biên giới phía bắc đổi tiền Việt Nam hoặc mua những thứ hàng nào đó về. Nếu không xài, tôi sẽ bán lại cho người khác cũng được có sao đâu? – lợi đôi đàng.
Câu hỏi đặt ra: Có phải đây là bước mở đầu cho việc thống nhứt tiền tệ giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc?
Những chuyên gia kinh tế đã nói nhiều về chuyện nầy (hãy tìm đọc), Tùng tôi chỉ có ý kiến gọn cho dễ nhớ:“Nếu lãnh đạo Việt Nam chấp nhận cho đồng Nhân Dân Tệ (tiền Trung Quốc) được phép lưu hành tại Việt Nam thì Trung Quốc sẽ in Nhân Dân Tệ mua tất cả những gì việt Nam có, kể cả con người và đất đai, lãnh thổ - chỉ cần thời gian ngắn nước Việt Nam sẽ về tay Trung Quốc”.
Nhà cầm quyền đã rấp tâm như thế, là công dân yêu nước biết làm gì hơn, nếu không biểu tình phản đối, chỉ còn cách tẩy chay: “không xài hàng Trung Quốc và không xài tiền Trung Quốc” mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét