Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Choáng ngợp nghĩa trang chó mèo ở Hà Nội

Nhà tôi ở ngay gần ngõ 167 Trương Định Hà Nội, cạnh nhà và nghĩa trang chó mèo của bác Bảo Sinh. Khi các con còn nhỏ và ở VN, tôi thường dẫn chúng vào đây chơi vì có khuôn viên rộng. Tuy nhiên, tôi thấy quy hoạch nơi đây rất lộn xộn, ẩm thấp và thậm chí khá bẩn. Nhìn ảnh trong bài cũng thấy rõ. Đặc biệt, bác Sinh tổ chức hai lò hỏa táng những chú chó vài chục kg to gần như người ở đây, không biết có gây ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh không ? Chính quyền và người dân có ý kiến gì không ? Ở Việt Nam, tôi quá sợ các hủ tục tang lễ. Vô cùng tốn kém thời gian và tiền bạc, tức là vừa lãng phí các nguồn tài lực của đất nước, vừa tạo cơ hội cho các thầy cúng buôn thần bán thánh và đám sản xuất đồ thờ cúng ăn theo. Mẹ tôi vừa mất, đang cúng 49 ngày; ngày nào cũng cúng, tuần nào cũng lên chùa cầu siêu và dâng lễ, cản không được. Nhìn những nhà khác dâng lễ còn khủng khiếp hơn. Các bể hóa vàng lúc nào ngùn ngụt cháy; đồ sành sứ mới tinh cúng lễ xong được vứt hết xuống sông hoặc ao hồ. Rồi chuyện vong hồn, mỗi người tưởng tượng ra vài mẩu để dọa lẫn nhau như ban đêm nhìn vong về lục tìm đồ, nhìn thấy con bướm bay quanh bàn thờ, con chuột tự nhiên ở đâu xuất hiện mà trước giờ nhà không có chuột. Ở các nước văn minh, người ta có thờ cúng lãng phí thế này đâu mà cuộc sống vẫn yên ổn, hạnh phúc. Đang nghĩ đến bao giờ đất nước được trở lại như xưa, coi cúng bái chỉ là lễ nghi tôn trọng người đã mất chứ không nặng nề và kèm theo quá nhiều vật chất như thế này, thì lại đọc chuyện bác Bảo Sinh phát triển dịch vụ tang lễ cho chó mèo. Tới đây sẽ có tang lễ cho chim cảnh, cá cảnh, chuột cảnh và các loại thú cưng khác chăng ? Đúng là thế giới văn minh phát triển theo hướng Đông, Việt Nam kiên định lập trường đi theo hướng Tây thì đến bao giờ chúng ta mới sánh vai được các cường quốc năm châu ! Thế giới sẽ ngày càng tiến lên, người dân Việt và tổ quốc Việt Nam rồi sẽ bị xóa sạch vì sự ngu dốt và hèn nhát của chính mình.
Choáng ngợp nghĩa trang chó mèo ở Hà Nội: chi chục triệu an táng thú cưng
Ở Hà Nội có nghĩa trang dành cho chó mèo khiến ai vào cũng phải choáng ngợp. Ở nghĩa trang có nhiều hình thức an táng để lựa chọn. Làm dịch vụ đủ nghi thức, lễ vật và cầu nguyện có khi đến chục triệu. Nhiều người từng cho đây là ý tưởng “điên rồ”, nhưng ông Nguyễn Bảo Sinh (sinh năm 1940, Trương Định, Hà Nội) vẫn “đơn phương độc mã” thực hiện với tâm niệm trân trọng, nâng niu vật nuôi dù khi chúng không còn.

Trong khuôn viên rộng chừng 2.000m2 tại quận Hoàng Mai, nghĩa trang tư nhân dành cho chó, mèo được xây dựng rộng rãi, thiết kế quy củ và trang nghiêm. 

Xác thú cưng được chôn cất đầu tiên tại đây chính là chú chó Ami - người bạn của ông Sinh. Ông Bảo Sinh kể: “Lúc đó chó ngoại nhập rất quý. Một tháng, chú chó ấy đem lại cho gia đình tôi thu nhập khá. Ami cũng là một chú chó rất thông minh, trung thành và bảo vệ chủ tốt. Vì thế, khi nó mất đi, ông Sinh đã đem chôn cất trong vườn nhà”.


Từ khi nghĩa trang được mở ra, đã có vài nghìn lần tổ chức an táng cho chó mèo tại đây. Đám tang của thú cưng sẽ được tổ chức với đầy đủ hoa quả, hương nến, cờ, bánh... và có cả người làm lễ, đọc lời cầu nguyện. Sau khi thực hiện các nghi lễ, những con vật này được hỏa táng trước khi chôn cất.


Bạn Phạm Hiếu (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng mang thú cưng đến đây “an táng” – cho biết: ““Em” chó của tôi mới mất hôm qua. Vì thương tiếc và có nhiều tình cảm với chúng, nên tôi muốn tìm một nơi an táng trang trọng. Đến đây, tôi cũng bất ngờ vì chỉ nghĩ rằng nghĩa trang dành cho chó mèo chỉ một bãi đất và tạo điều kiện cho chủ đến thắp hương. Tuy nhiên, nghĩa trang này khá trang khang, hiện đại và có nhiều hình thức an táng cho khách hàng lựa chọn”.


Theo ông Sinh, khu nghĩa trang có hai tòa hỏa táng ở góc vườn. Trước khi tiến hành chôn cất, con vật phải được hỏa táng.


Nghĩa trang chó mèo có nhiều hình thức an táng: Thủy táng, địa táng, lưu lại bia ảnh, bia mộ tầng… Giá dịch vụ cho mỗi lần an táng dao động từ 2-10 triệu đồng.



Quan sát nghĩa trang bây giờ, ai ai cũng phải chú ý đến ngôi “mộ tổ” của chú chó có tên Ami. Ông sinh nhớ lại: “Sở dĩ được gọi là mộ tổ, bởi khi chú chó này qua đời, tôi đã chôn cất rất chu đáo. Sau này, chính vị trí này được xây dựng thành nghĩa trang”.


Xác thú cưng được chôn cất đầu tiên tại đây chính là chú chó Ami - người bạn của ông Sinh. Ông Sinh kể: “Lúc đó chó ngoại nhập rất quý. Một tháng, chú chó ấy đem lại cho gia đình tôi thu nhập khá. Ami cũng là một chú chó rất thông minh, trung thành và bảo vệ chủ tốt. Vì thế, khi nó mất đi, ông Sinh đã đem chôn cất trong vườn nhà”.



Nhiều người cho rằng vật nuôi trong nhà mất đi, có nhất thiết phải an táng như vậy? Đối với ông Sinh, “nghĩa tử nghĩa tận” nên trân quý chúng ngay cả khi không còn. Ông Sinh cho rằng: “ Việc mình yêu quý những con vật nuôi trong nhà cũng khiến con người sống bao dung, độ lượng hơn. Xuất phát từ đó, con người sống phúc đức, nhân hậu và biết yêu thương con người hơn”.

1 nhận xét:

  1. TAM VÔ ? Không hiểu tại sao mà chính cái nơi phát xuất ra chủ nghĩa tam vô ở VN , bây giờ họ lại mê tín cuồng nhiệt như vậy ? Chẳng lẽ là miệng thì nói cứng , nhưng tâm thì chẳng còn tin vào đâu cả nên cứ phải vịn vào tâm linh thần bí .. Trong nam họ cũng cúng bái , cũng tin tưởng thần thánh này nọ , nhưng họ thật lòng ,thật tâm ,không thể vừa mãnh liệt vừa giả tạo phù phiếm bề ngoài như ngoài đó ....

    Trả lờiXóa