Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Hội nghị TƯ 7: 'Khá bất ngờ' nhưng 'hợp lý'

Hội nghị TƯ 7: 'Khá bất ngờ' nhưng 'hợp lý'
Hội nghị TW7: ‘Dân muốn thu hồi tài sản tham nhũng’
Các bổ sung, điều chỉnh nhân sự cao cấp tại Hội nghị 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa 12) diễn ra ở Hà Nội từ ngày 07/5/2018 'khá bất ngờ' nhưng là 'quyết định hợp lý' với giới quan sát, một chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Viện Đông Nam Á (Iseas - Singapore) nói với BBC News Tiếng Việt hôm 9/5. Tuy nhiên các diễn biến thú vị 'đáng chú ý nhất' có lẽ sẽ phải chờ đến sau Hội nghị này, cũng từ Viện này một nhà phân tích chính trị khác nói với BBC hôm thứ Tư.


Ông Trần Cẩm Tú dẫn dắt Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Có lẽ đây là một điều khá bất ngờ vì... vấn đề bầu Ủy viên Bộ Chính trị nhận được sự quan tâm nhiều hơn và vấn đề bầu Ủy viên trong Ban Bí thư ít được nhi người nhắc tới, tuy nhiên, nếu xét về tính lôgíc, chúng ta thấy có vẻ như đây là một quyết định hợp lýTS. Lê Hồng Hiệp

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nêu quan sát và lập luận của mình với BBC:

"Trước khi Hội nghị bắt đầu, một số nhà quan sát, trong đó có bản thân tôi cho rằng trong Hội nghị 7 lần này, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN có thể bầu bổ sung một số vị trí trong Bộ Chính trị, vì theo thông lệ, Hội nghị giữa kỳ sẽ làm công việc này, giống như cách đây 5 năm, Hội nghị giữa kỳ của nhiệm kỳ trước cũng bầu ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào vị trí Ủy viên Bộ Chính trị bổ sung.


Nhà nghiên cứu, phân tích chính trị Lê Hồng Hiệp từ Singapore bình luận về Hội nghị TƯ7.

"Trong lần này, cũng là Hội nghị giữa kỳ, tuy nhiên như chúng ta đã biết, cho tới nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định là không bầu bổ sung các vị trí còn khuyết trong Bộ Chính trị, và thay vào đó bầu hai người vào Ban Bí thư, trong đó có ông Trần Cẩm Tú và ông Trần Thanh Mẫn.

"Có lẽ đây là một điều khá bất ngờ vì... vấn đề bầu Ủy viên Bộ Chính trị được quan tâm nhiều hơn vấn đề bầu Ủy viên trong Ban Bí thư, tuy nhiên, nếu xét về tính lôgíc, chúng ta thấy có vẻ như đây là một quyết định hợp lý."

"Về việc bầu Ủy viên bổ sung Bộ Chính trị dường như trong Ban lãnh đạo Đảng, họ vẫn cần thời gian nhiều hơn để chuẩn bị các phương án về mặt nhân sự, về mặt phân công công tác sao cho hợp lý, và có thể là họ sẽ tiến hành việc bầu bổ sung thêm Ủy viên Bộ Chính trị trong các kỳ họp sau, có thể là kỳ họp thứ 8 vào cuối năm nay chẳng hạn.

Ông Trần Cẩm Tú (Trái) và ông Trần Thanh Mẫn

"Hai ứng viên bầu vào Ban bí thư lần này đều là những nhân vật có thể ít nhiều phù hợp với các tính toán sắp xếp nhân sự của Đảng, ví dụ như là ông Trần Thanh Mẫn, theo truyền thống từ nhiệm kỳ trước, thì Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, trước đây là ông Nguyễn Thiện Nhân, cũng là Ủy viên Bộ Chính trị, chính vì vậy có lẽ lần này ông Trần Thanh Mẫn được đưa vào Bí thư cũng là một bước đi hợp lý để trong các kỳ họp sau, có thể bầu bổ sung ông Mẫn vào Bộ Chính trị.

Về bổ sung nhân sự cao cấp thứ hai trong Ban Bí thư tại Hội nghị, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói tiếp:

"Ông Trần Cẩm Tú, là Phó Chủ nhiệm thường trực của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có lẽ cũng là một nhân vật nhận được sự tín nhiệm của Ban lãnh đạo Đảng, đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Quốc Vượng là Chủ nhiệm Ủy ban này trước khi ông rời chức vụ này để tập trung vào vị trí thường trực Ban Bí thư.

Tôi nghĩ ý kiến ấy có phần phù hợp với thực tế thôi, vì hiện nay ví dụ trong cuộc chống tham nhũng, chống lãng phí và chống làm sai, còn nhiều việc chưa làm xong. Có một số việc người ta sẽ làm tới đây chắc chắn sẽ đụng đến người nọ, người kia ở trong bộ máyTS. Hà Hoàng Hợp

"Có lẽ ông Trần Cẩm Tú đã có những đóng góp, hay vai trò tích cực trong công tác của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đặc biệt là công tác phòng chống tham nhũng, chiến dịch chống tham nhũng trong suốt nửa nhiệm kỳ vừa qua, chính vì vậy mà ông Tú đã nhận được sự tín nhiệm để được đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban này mặc dù theo thông lệ, nhiệm vụ này có trách nhiệm và quyền lực, chính vì vậy mà thường được nắm giữ bởi một Ủy viên Bộ Chính trị.

"Tuy nhiên điều này cũng có thể mở ra một khả năng rất cao là trong các kỳ họp tiếp theo, ông Trần Cẩm Tú sẽ được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. để có thể trao cho ông Tú thẩm quyền để tiếp tục tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng, cũng như đảm nhiệm tốt hơn vị trí rất quan trọng, đấy chính là Ủy ban Trung ương của ông.

"Tôi nghĩ những bước đi này, mặc dù hơi bất ngờ, nhưng nhìn lại một cách tổng quát, có lẽ cũng là những bước đi hợp lý để có thể chuẩn bị cho các sắp xếp nhân sự, đặc biệt việc bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị trong các kỳ họp tiếp theo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam," Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với BBC từ Viện Iseas của Singapore.

Đợi đến hậu hội nghị?


Nhà phân tích chính trị Hà Hoàng Hợp bình luận về Hội nghị TƯ7 diễn ra từ ngày 7/5/2018

Cũng từ Viện này, hôm 9/5, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, một nhà phân tích chính trị, bình luận về việc có ý kiến cho rằng các diễn biến thú vị 'đáng chú ý nhất' có lẽ phải đợi đến hậu Hội nghị Trung ương 7. Ông nói:

Về tinh thần cũng có thể nói được là có nhiều biện pháp, nhiều thủ pháp chính trị của Việt Nam là có phỏng theo Trung Quốc. Điều ấy là tương đối rõ ràng - GS Trần Ngọc Thêm

"Tôi nghĩ ý kiến ấy có phần phù hợp với thực tế thôi, vì hiện nay ví dụ trong cuộc chống tham nhũng, chống lãng phí và chống làm sai, còn nhiều việc chưa làm xong. Có một số việc người ta sẽ làm tới đây chắc chắn sẽ đụng đến người nọ, người kia ở trong bộ máy lãnh đạo có thể cấp Bộ trưởng, hoặc thế nào đấy. Khi xảy ra chuyện xử lý về mặt hệ thống tư pháp, chắc chắn sẽ xảy ra một số thay đổi hơn nữa," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm riêng.

Trong lúc Hội nghị Trung ương 7 đang diễn ra, một số ý kiến quan sát từ Việt Nam cho BBC hay dư luận đang tiếp tục quan tâm tới chiến dịch chống tham nhũng và chỉnh đốn đảng mà Ban lãnh đạo Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đang tiến hành.

Trong một phỏng vấn vào dịp này, hôm 7/5, Giáo sư Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra một bình luận về cách thức tiến hành và bản chất, mục đích sau cùng của các chiến dịch của Ban lãnh đạo Đảng CSVN và so sánh với cách làm và thực tế của Trung Quốc:

"Nếu buộc phải chỉ ra những bằng chứng cụ thể theo kiểu hình sự, thì rất khó, tuy nhiên về tinh thần cũng có thể nói được là có nhiều biện pháp, nhiều thủ pháp chính trị của Việt Nam là có phỏng theo Trung Quốc. Điều ấy là tương đối rõ ràng."


Nhà quan sát chính trị, GS Trần Ngọc Vương, bình luận Hội nghị TƯ7 đang diễn ra ở Hà Nội.

"Tuy nhiên là cũng cần phải nói rằng Trung Quốc cũng có những tình huống tất yếu phải làm và Việt Nam cũng có tất yếu phải làm như vậy, và nếu nó giống nhau, vì hạ tầng cơ sở xã hội, kinh tế giống nhau, thì cũng đi đến những giải pháp tinh thần nó phải giống nhau, thì nó cũng có những sự tương đồng không hẳn đã là do vay mượn, mà là do tình huống, vấn đề, hoàn cảnh nó đẻ ra như vậy và phải giải quyết theo hướng như vậy."

"Đấy là một mặt của vấn đề, mặt thứ hai tôi cho rằng cái đặt lợi ích của chế độ chính trị, của đảng cầm quyền lên trên lợi ích của quốc gia dân tộc, thì góc độ nào đó, hai đảng cũng giống nhau; là bởi vì người ta đã từng nói rằng điều đáng sợ nhất bây giờ là mất chế độ, chứ không phải là mất dân tộc, mất nước."

"Vế sau là vế tôi nói thêm để rõ ý tưởng thôi, chứ còn người ta không nói 'tròn vành, rõ chữ' ra như vậy, nhưng người ta nói ra là điều đáng sợ nhất hiện nay là mất chế độ và nỗi sự mất chế độ ấy nó hiện hữu trong rất nhiều biểu hiện của các lãnh đạo cao cấp, nhưng tôi nghĩ rằng chừng nào lợi ích dân tộc, chừng nào mà đất nước vẫn còn và còn được phát triển, thì chế độ xã hội chỉ là yếu tố phải lựa chọn, cân nhắc để lựa chọn, mất nước mới là mất tất cả, chứ mất chế độ thì không phải là mất tất cả," Giáo sư Trần Ngọc Vương nói với BBC News Tiếng Việt hôm khai mạc Hội nghị TƯ 7."


TS. Lê Đăng Doanh bình luận về Hội nghị 7 của Trung ương ĐCSVN đang diễn ra tại Hà Nội
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44061876

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét