Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Nhiều việc nghiêm trọng nhưng ko thấy 'tư lệnh ngành' ở đâu

Nhiều sự việc nghiêm trọng nhưng không thấy 'tư lệnh ngành' ở đâu
25/05/2018 Giơ biển xin tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Đại biểu Tô Thị Bích Châu nói, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thì bức tranh ngành nông nghiệp khá sáng sủa, tuy nhiên, ở từng vụ việc cụ thể lại không thấy bóng dáng "tư lệnh". ĐBQH Lê Thanh Vân nêu, nhiều nước, nông dân họ để ruộng đất bỏ không nếu không có đơn đặt hàng. Người nông dân có thói quen sản xuất hàng hóa theo trào lưu tiêu thụ mà không tính tới cung - cầu, do vậy Chính phủ cần xây dựng cơ sở dữ liệu chỉ dẫn địa lý về sản lượng, nhu cầu, lựa chọn những công nghệ mới dựa tên cơ sở dữ liệu này thì mới có thể giải quyết được câu chuyện giải cứu nông sản.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trình bày 
trước Quốc hội - Ảnh chụp màn hình
Trình bày trước Quốc hội trong phiên thảo luận chiều 25.5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, 2 năm vừa qua, từ 3.700 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã tăng lên 7.620 doanh nghiệp, có 33.000 hộ trang trại.

Xuất khẩu nông sản tăng cả về nhóm nông sản lẫn thị trường, trong đó có cả nhiều thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ. Năm 2015, nông sản xuất khẩu được 30,5 tỉ USD, 2016 là hơn 32 tỉ USD, năm nay dự kiến sẽ vượt con số 40 tỉ USD. Trong khi đó, thặng dư thương mại ngày càng tăng. Năm 2016 là 7,5 tỉ, 2017 là 8,5 tỉ, năm nay dự báo sẽ vượt 9 tỉ. Điều này sẽ góp phần giúp cân đối ngoại tệ cho đất nước.

Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp dân tộc, trừ thức ăn gia súc thì có 50% doanh nghiệp nước ngoài, nhưng 3 - 4 năm nữa thì các doanh nghiệp trong nước sẽ chiếm thị phần lớn.

Bộ trưởng cũng đề cập đến những khó khăn, tồn tại như tính liên kết còn quá yếu, từ người sản xuất đến chế, biến, thị trường. Chế biến chưa tương xứng với sức sản xuất. Điều này dẫn đến dư thừa do thời vụ, thị trường thế giới biến đổi; Quản lý vật tư đầu vào, phân bón còn nhiều bất cập. Khâu tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hóa còn yếu, từ cấp Trung ương đến địa phương.

Cùng với đó, thị trường bấp bênh, sản phẩm của Việt Nam chưa có thương hiệu, mẫu mã bao bì chưa tương xứng. Thị trường trong nước chưa được tổ chức đúng mức. “Đất đai, tín dụng còn nhiều bất cập. Cần làm sao tích tụ đất đai để thu hút nhiều doanh nghiệp vào hơn. Đây là những khâu yết hầu”.

Theo Bộ trưởng, hiện ngành nông nghiệp đang phát triển 3 trục sản phẩm là cấp quốc gia (ví dụ như sữa), cấp tỉnh (vải Lục Ngan, gà đồi Yên Thế, Bắc Giang) và các sản phẩm cấp xã. Các cơ quan liên quan cần quan tâm thực hiện.

Về chuyện xác định 3 trục sản phẩm, tranh luận lại với Bộ trưởng Cường, ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng cách phân loại như trên có thể gây hiểu nhầm là phân trách nhiệm cho ba cấp chính quyền trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.

"Trong nền kinh tế thị trường, chỉ có quan hệ giữa sản xuất hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa, sự tác động từ các cấp chính quyền là ở hỗ trợ của nhà nước. Việc phải giải cứu nông sản vì được mùa rớt giá chính là xuất phát từ tư duy phân cấp, trong khi hiện nay nông nghiệp cần sản xuất theo địa chỉ tiêu thụ", ông Vân nói.

Đại biểu Vân nêu, nhiều nước, nông dân họ để ruộng đất bỏ không nếu không có đơn đặt hàng. Người nông dân có thói quen sản xuất hàng hóa theo trào lưu tiêu thụ mà không tính tới cung - cầu, do vậy Chính phủ cần xây dựng cơ sở dữ liệu chỉ dẫn địa lý về sản lượng, nhu cầu, lựa chọn những công nghệ mới dựa tên cơ sở dữ liệu này thì mới có thể giải quyết được câu chuyện giải cứu nông sản.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho rằng, nhiều người nông dân không còn tha thiết với ruộng đồng. “Xưa chiến tranh, một tấc không đi, một ly không rời thì bây giờ sao họ lại chán ruộng?”

“Chính sách cho nông nghiệp chưa hiệu quả, liên kết 4 nhà ở đâu mà đời sống nông dân cứ long đong mãi, thu nhập thấp kém nhất các ngành nghề, được mùa chưa chắc đã vui. Để đảm bảo cuộc sống nhiều người phải bỏ ruộng vườn, đi làm tại các khu công nghiệp".

Theo đó, sự chuyển dịch này gây ra một số hệ lụy như cha mẹ già không ai chăm sóc, con trẻ không ai chăm lo nên dễ sa ngã, tình hình trật tự xã hội ở nông thôn xấu đi. Chính phủ cần thay đổi chính sách về nông dân nông thôn.

Giơ biển xin tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Tô Thị Bích Châu nói, bức tranh ngành nông nghiệp dưới lời miêu tả của lãnh đạo ngành nông nghiệp khá sáng sủa, nhưng ở từng vụ việc cụ thể lại không thấy bóng dáng "tư lệnh".

Dẫn ví dụ về vụ án “phế phẩm cà phê nhuộm bột pin”, đại biểu này cho biết 10 ngày sau khi sự việc xảy ra tỉnh Đăk Nông mới lên tiếng, khẳng định "hỗn hợp bột pin thu giữ trong vụ việc này không dùng để sản xuất, nhuộm cà phê".

Trong khi đó, khi sự việc bùng phát, rất nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới đã đưa tin. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê, gây ảnh hưởng rất lớn và 10 ngày đó người nông dân đã rất bất an, lao đao.

“Lúc đó 'tư lệnh ngành' ở đâu, Bộ Công Thương… ở đâu?", bà Châu đặt câu hỏi.

Lam Thanh
http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/nhieu-su-viec-nghiem-trong-nhung-khong-thay-tu-lenh-nganh-o-dau-88860.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét