Vụ khách TQ mặc áo lưỡi bò: ‘Sự cố nhỏ’ bị ‘ném đá’ to
19/05/2018 Khánh An-VOA - “Chữ ‘đại cục’ vốn đã gây bức xúc, bởi vì chữ đó nguyên do ban đầu là ban lãnh đạo Trung Quốc đưa ra để phổ dụng đối với ban lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, có tính chất mị dân. Chữ ‘đại cục’ mà ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch dùng trong trường hợp này là không phù hợp, không chính đáng. Chả có gì là ‘đại cục’ cả, kể cả trong trong quan hệ toàn diện giữa hai nước chứ đừng nói chỉ riêng trong lĩnh vực du lịch”, nhà báo Võ Văn Tạo nói.Báo Tuổi Trẻ gạch chéo phần hình ảnh đường "lười bò" 9 đoạn in trên áo của nhóm khách du lịch Trung Quốc tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa. Dư luận trên mạng xã hội Việt Nam hôm 18/5 bày tỏ phẫn nộ trước phát ngôn của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng vụ du khách Trung Quốc mặc áo in hình đường lưỡi bò là “sự cố nhỏ” và không để “sự cố nhỏ như thế ảnh hưởng đến đại cục”.
Phát biểu của Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn được đưa ra trong buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng với Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch sáng 18/5.
Sau khi thừa nhận có những “chuyện này, chuyện khác” liên quan đến khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam, ông Tuấn nhắc đến vụ nhóm khách du lịch Trung Quốc mặc áo in hình bản đồ lưỡi bò nhập cảnh vào Việt Nam hôm 13/5 và nói:
“Tinh thần của chúng ta là phải xử lý kịp thời nhưng mềm dẻo và không để những sự cố như thế ảnh hưởng đến đại cục, không làm ảnh hưởng đến hợp tác du lịch giữa chúng ta với Trung Quốc”, theo Dân Trí.
Ngay lập tức, nhận định của người đứng đầu Tổng cục Du lịch bị phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Facebooker Nguyễn Trường Uy viết: “Vi phạm pháp luật và chủ quyền Việt Nam mà cho là “sự cố nhỏ”, cứ lo “ảnh hưởng đại cục” thì du khách sẽ cứ hết lần này qua lần khác mang “đường lưỡi bò” vào và mai này còn không biết chuyện gì xảy ra nữa”.
Trung Quốc có cả một chương trình để ghi dấu ấn trên tiềm thức của người dân trên khắp thế giới. Những ai không hiểu biết sẽ tưởng rằng đường lưỡi bò từ xa xưa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Ông Nguyễn Lân Thắng-thành viên nhóm No-U
Facebooker Trần Đăng Tuấn thì đặt câu hỏi: “Coi đó là ‘sự cố nhỏ’ khác chi quay mặt nhún để nuông hổ đói, sao khỏi mang vạ về sau?”
Nhận định về phản ứng “ném đá” của công luận, nhà báo Võ Văn Tạo cho đây là một điều dễ hiểu, trong bối cảnh giữa người dân Việt Nam và các “chóp bu lãnh đạo” đang có sự “lệch pha” trong quan điểm về chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc.
Trong mắt người dân, sự kiện một nhóm khách Trung Quốc mặc áo in hình bản đồ có đường lưỡi bò đi vào Việt Nam không hề là một “sự cố nhỏ”, mà ngược lại, việc làm đó, theo ông, “là một hành động khiêu khích, có tổ chức của một nhóm người” và “có thể có sự đồng tình của ban lãnh đạo Trung Quốc”.
Ngoài ra, việc sử dụng từ “đại cục” để nói về sự kiện liên quan đến Trung Quốc là một điều “không thích hợp” và “không khéo” của quan chức Việt Nam, khi người Việt vốn dĩ rất dị ứng với lập trường bá quyền của quốc gia láng giềng.
“Chữ ‘đại cục’ vốn đã gây bức xúc, bởi vì chữ đó nguyên do ban đầu là ban lãnh đạo Trung Quốc đưa ra để phổ dụng đối với ban lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, có tính chất mị dân. Chữ ‘đại cục’ mà ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch dùng trong trường hợp này là không phù hợp, không chính đáng. Chả có gì là ‘đại cục’ cả, kể cả trong trong quan hệ toàn diện giữa hai nước chứ đừng nói chỉ riêng trong lĩnh vực du lịch”, nhà báo Võ Văn Tạo nói.
Trong khi đó, một thành viên của nhóm “No-U” [phản đối đường lưỡi bò] ở Hà Nội, ông Nguyễn Lân Thắng, cho rằng Trung Quốc có một chiến lược công phu để quảng bá hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò đến Việt Nam và trên khắp thế giới:
“Không chỉ những chiếc áo trên người các du khách Trung Quốc đi vào Việt Nam có in đường lưỡi bò, mà còn là trên hộ chiếu. Và gần đây có vụ công ty Gap của Mỹ xin lỗi Trung Quốc vì in áo không có hình lưỡi bò. Trung Quốc họ có cả một chương trình để ghi dấu ấn trên tiềm thức của người dân trên khắp thế giới. Những ai không hiểu biết sẽ tưởng rằng đường lưỡi bò từ xa xưa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc”.
Chữ ‘đại cục’ mà ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch dùng trong trường hợp này là không phù hợp, không chính đáng. Chả có gì là ‘đại cục’ cả, kể cả trong trong quan hệ toàn diện giữa hai nước chứ đừng nói chỉ riêng trong lĩnh vực du lịch. Nhà báo Võ Văn Tạo.
Một lý do khác khiến phát ngôn của quan chức du lịch bị phản đối dữ dội, theo nhà báo Võ Văn Tạo, là do cộng đồng mạng bức xúc về cách xử lý “mềm dẻo” của nhà chức trách đối với nhóm khách Trung Quốc, trong khi lại giám sát và đàn áp khốc liệt các hoạt động phản đối Trung Quốc của người dân trong nước.
Ông Nguyễn Lân Thắng cho biết chỉ riêng hoạt động đá bóng mỗi tuần của đội bóng “No-U” cũng rất khó thực hiện vì luôn bị công an, an ninh theo dõi, phong tỏa, đặc biệt vào thời điểm có các hoạt động biểu tình, phản kháng liên quan đến Trung Quốc.
“Chúng tôi, những người tham gia trực tiếp vào những hoạt động phản kháng chống hành vi xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông, rất khó khăn trong việc phản đối hay biểu thị sự phản đối vì thường xuyên bị ngăn cấm, bị đàn áp”, ông Thắng nói.
Sự kiện nhóm khách Trung Quốc mặc áo in hình đường lưỡi bò nhập cảnh vào Việt Nam đã thổi bùng phẫn nộ trong công chúng suốt tuần qua. Nhiều người dân cho rằng việc cơ quan chức năng yêu cầu nhóm khách thay áo là còn “quá nhẹ”, mà tốt nhất là nên “trục xuất” họ.
https://www.voatiengviet.com/a/vu-khach-tq-mac-ao-luoi-bo-su-co-nho-bi-nem-da-to/4400271.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét