Tư bản thân hữu tại Bộ Giao thông Vận tải!
Cụm từ thời thượng ám chỉ sự cấu kết bất chính, móc ngoặc giữa gian thương và quan chức ở giai đoạn này là “Tư bản thân hữu”, đang hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết tại Bộ Giao thông Vận tải. Bản chất chính của sự liên kết đầy mờ ám ấy có thể gói gọn trong mấy chữ, “phản bội nhân dân, bóc lột tận cùng”.
Đồ họa: Báo PLTP
Ngô Nguyệt Hữu - Gần tám năm trước, tôi mua cái xe ô tô hiệu KIA Morning, đến giờ tôi vẫn chạy chiếc xe ấy. Mỗi lần đăng kiểm đều đặn tôi đóng phí bảo trì đường bộ: 2 triệu 280 nghìn đồng cho 18 tháng sử dụng theo hiệu lực đăng kiểm. Tính ra độ, 1 triệu 560 nghìn đồng/năm. Đây là loại xe có mức thu phí bảo trì đường bộ thấp nhất, những loại ô tô khác trên 10 chỗ cho đến xe đầu kéo container có giá cao hơn rất nhiều.Ví dụ,
1. Xe ô tô từ 10 đến 25 chỗ: 3 triệu 240 nghìn/năm.
2. Xe ô tô từ 25 đến 40 chỗ: 4 triệu 680 nghìn/năm.
Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép keo theo từ 40 tấn trở lên: 17 triệu 160 nghìn.
Cả nước hiện tại áng có gần 4 triệu ô tô, thế nhưng Quỹ Bảo trì Đường bộ thu từ nguồn này cho đến giờ vẫn chưa bao giờ minh bạch, con số được đưa ra vào năm 2016:
“Tổng nguồn thu của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương là hơn 10.265 tỷ đồng; bao gồm, nguồn thu từ chủ ô tô thu thông qua đăng kiểm 6.200 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng và nguồn chưa sử dụng năm 2015 gần 500 tỷ đồng.
Năm 2017, nguồn thu cũng khả quan khi báo cáo quý I của Văn phòng Quỹ Bảo trì Trung ương cho thấy, tính đến hết ngày 31/3/2017, chủ phương tiện nộp phí đạt hơn 1.634 tỷ đồng/6.150 tỷ đồng kế hoạch, đạt hơn 120% so với cùng kỳ năm trước”.
Một trong những lý do để các trạm BOT được xây đường tránh một nơi đặt trạm thu phí một nẻo chính là cụm từ, “Cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ”.
Trên thực tế, đường tránh của các tuyến BOT như Cai Lậy chẳng hạn, là một thứ đối phó với dư luận, một thứ hợp thức hoá sai phạm, vì rất ít có phương tiện tham gia lưu thông qua tuyến đường tránh này.
Bộ Giao thông Vận tải mà đứng đầu là ông Bộ trưởng nguyễn văn thể luôn có pass: “BOT là chủ trương đúng đắn của Chính phủ”…
BOT là chủ trương đúng đắn nếu nhìn về BOT Long Thành – Dầu Giây, một tuyến đường 6 làn xe, chất lượng rất tốt, biệt lập hoàn toàn với Quốc lộ 1. Người tham gia lưu thông nếu không muốn sử dụng tuyến đường BOT này có thể chọn Quốc lộ 1 mà không phải trả phí cho Cao tốc Long Thành – Dầu Giây. BOT này chưa bao giờ bị dân phản ứng.
Còn lại, tất cả BOT đặt trạm trên Quốc lộ 1, các tuyến Quốc lộ huyết mạch khác chính là sự biến tướng lưu manh, cấu kết giữa gian thương và Bộ Giao thông Vận tải để tận thu của người tham gia lưu thông trên tuyến đường mà lý ra Nhà nước phải đảm bảo sự thông thoáng cho họ từ các khoản: thuế khi mua xe, phí khi đổ xăng, phí bảo trì khi đăng kiểm…
Rõ ràng chiêu bài “cải tạo, nâng cấp Quốc lộ” để đặt trạm BOT trái phép là không chấp nhận được, bởi kinh phí để làm công việc này là của Quỹ Bảo trì Đường bộ mà tôi đã trình bày phần trên.
Thế nên, bất chấp ông nguyễn văn thể và những người bảo vệ BOT đặt trạm thu phí sai chỗ với mục đích tận thu có lý giải đến đâu đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là nguỵ biện, gian đối.
Và cụm từ thời thượng ám chỉ sự cấu kết bất chính, móc ngoặc giữa gian thương và quan chức ở giai đoạn này là “Tư bản thân hữu”, đang hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết tại Bộ Giao thông Vận tải.
Bản chất chính của sự liên kết đầy mờ ám ấy có thể gói gọn trong mấy chữ, “phản bội nhân dân, bóc lột tận cùng”.
FB Ngô Nguyệt Hữu
Tôi thích tác giả căm phẩn cái thằng BT mà tên không thèm viết hoa.
Trả lờiXóa