‘Tư bản đỏ’ thao túng mọi chính sách ở Việt Nam
Văn Lang, Người Việt, 20-5-18 - Giới “tư bản đỏ” mới chỉ hình thành vài ba chục năm nay, sau khi đảng CSVN tuyên bố “đổi mới” kể từ 1986, nhưng giờ đây đã thao túng, lũng đoạn mọi chính sách của nhà cầm quyền Cộng Sản tại Việt Nam. Ảnh dưới: Những khu nhà ven bờ Thủ Thiêm đã bị cưỡng chế giải tỏa trắng. Cho dự án trung tâm Hành Chánh-Thương Mại-Văn Hóa mà 20 năm nay vẫn chỉ là... trên giấy. (Hình: Văn Lang)
Biết rõ “tư bản đỏ” là một mối an nguy lớn nhất của chế độ, nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản hầu như không có kế sách gì để loại trừ mối nguy cơ này. Thậm chí, chẳng có tay lãnh đạo Cộng Sản nào nghĩ tới chuyện lập “pháp trường cát.” Mà nếu có, thì có thể bắn được hết đám “tư bản đỏ” không? Và trên hết, bắn rồi có cứu nguy được chế độ không?
Khi ‘tư bản đỏ’ hiện nguyên hình
Vụ lùm xum đất đai ở Thủ Thiêm Sài Gòn gần đây đã cho thấy “tư bản đỏ” hiện nguyên hình, không còn là “hình bóng mơ hồ,” hay chỉ như thiên hạ đồn đoán.
Đầu tiên là vụ phó bí thư Thành Ủy Sài Gòn ký giấy bán 32 hécta (ha) đất cho Tập Đoàn Quốc Cường Gia Lai. Lúc này bàn dân thiên hạ mới “té ngửa,” vì trước kia thiên hạ chỉ đồn đoán về các vụ “đi đêm” của các cá nhân có chức quyền ở Sài Gòn. Và có tin đồn là cơ quan công quyền của Sài Gòn có tới 30% cổ phần sở hữu trong “liên doanh” với Phú Mỹ Hưng.
Thực hư chưa ai đứng ra xác nhận, nhưng cách đây chừng vài năm khi cư dân khu nhà giàu Phú Mỹ Hưng kêu gọi trên mạng xuống đường biểu tình vì chính sách thu thuế sử dụng đất bất hợp lý của thành phố Sài Gòn. Lập tức, công an được huy động chốt chặn hết các ngả đường vô Phú Mỹ Hưng và dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh. Với một khí thế nghiêm trọng chưa từng có, thậm chí được đánh giá là còn nghiêm ngặt hơn cả những ngày chốt chặn người dân xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lấn ở Biển Đông. Rõ ràng giới chức của Sài Gòn không có quyền lợi gì ở Phú Mỹ Hưng, đời nào họ huy động quân bảo vệ nghiêm ngặt như vậy?
Thiên hạ một thời “đồn đoán”là các cơ quan công quyền ở Sài Gòn, đều tự ý lập ra một cái ban (không quy định bằng văn bản) gọi là “ban đời sống.” Ban này chuyên chạy lo các dự án đất đai, sau khi hoàn thành quy hoạch (thực chất là đi cướp đất của dân, đền bù với giá rẻ mạt), thì tư túi, chia chác với nhau, tạo điều kiện “làm giàu tập thể” cho các ban chức quyền, có thế lực. Nhưng với vụ Phó Bí Thư Thành Ủy Tất Thành Cang ký giấy bán đất cho Quốc Cường Gia Lai với giá rẻ mạt là 1 triệu 250 ngàn đồng/mét vuông, thì việc hé lộ ra là Thành Ủy Sài Gòn (cơ quan quyền lực cao nhất thành phố) có hẳn một công ty mang tên Tân Thuận, chứ không đơn thuần là một “ban đời sống” con con lo chuyện “cải thiện” đời sống cho các chức sắc trong đảng nữa.
Từ vụ Tất Thành Cang báo chí, truyền thông được “bật đèn xanh,” đồng loạt tấn công vụ đất đai tại bán đảo Thủ Thiêm. Nơi trước kia Tất Thành Cang làm bí thư quận ủy quận 2, người đã “cầm quân” giải tỏa trắng khu Thủ Thiêm. Đồng thời người ta cũng nhắc lại Tất Thành Cang là cánh tay (sai) đắc lực của cựu Bí Thư Lê Thanh Hải, người mà giai đoạn làm chủ tịch rồi bí thư Sài Gòn gần 20 năm, trùng với thời kỳ đen tối nhất của dân đen vùng bán đảo Thủ Thiêm. Nơi mà cho tới nay vẫn là một vùng tăm tối nhất nước, dù Thủ Thiêm chỉ cách Sài Gòn lung linh ánh đèn xa hoa chỉ bằng bề ngang của mặt sông dài chưa tới 200 mét.
Từ vụ đất đai ở Thủ Thiêm thiên hạ lại “té nhào” dựng tóc gáy, vì những chuyện không sao hiểu nổi. Đầu tiên là bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm do thủ tướng Cộng Sản ký từ năm 1996, đột nhiên bị… biến mất. Mà theo luật đất đai của Cộng Sản Việt Nam, thì chỉ có thủ tướng mới có quyền ký quyết định quy hoạch – giải tỏa đất đai (cho phép địa phương áp giá đền bù, vì quốc kế dân sinh, vì lợi ích chung của quốc gia). Nhưng mất bản đồ quy hoạch (đã có hiệu lực), thì người đi quy hoạch (chính quyền Sài Gòn) có quyền “co giãn” vô tội vạ số đất đai bị giải tỏa (bị chiếm) rồi đem bán lại cho các tập đoàn bất động sản tư nhân (thu bạc tỷ tiền Mỹ).
Đã vậy, chính quyền cộng sản Sài Gòn lại “trưng” ra bản đồ do thành phố quy hoạch ký từ năm (2002 -2003), trên bản đồ ghi rõ: “Bản đồ quy hoạch này có hiệu lực thay thế bản đồ quy hoạch do thủ tướng ký từ năm 1996.”
Có lẽ dưới “vòm trời”này, chỉ có xứ Việt Cộng mới có chuyện cấp dưới ký giấy hủy bỏ và thay thế lệnh của cấp trên.
Chưa hết, báo chí cũng mạnh tay đưa tin. Trong khi đoàn đại biều quốc hội, do bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vừa là “nghị sĩ,” kiêm chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố đi gặp đồng bào ở Thủ Thiêm. Đồng bào trong cơn phẫn uất đã đề nghị bà Tâm phải từ chức, vì đã không hoàn thành nhiệm vụ giám sát của mình. Để cho sai phạm đất đai tại Thủ Thiêm kéo dài trên 20 năm nay, làm cho dân Thủ Thiêm sống không nhà, chết không nhắm được mắt.
Đồng bào Thủ Thiêm tố cáo với các đại biểu “của dân.” Người thì bị “cướp” 3 ngàn mét vuông đất, mà chỉ được đền có 150 ngàn đồng (bằng giá 3 tô phở hạng trung). Đau khổ hơn, có hai ông bà già, chồng 92 tuổi nằm liệt một chỗ, vợ 83 tuổi vừa chăm chồng vừa khiếu kiện các nơi hơn 10 năm nay. Nhà của họ hơn 70 mét vuông đất trong khu giải tỏa, bị đập phá họ phải che chòi sống tạm trong tứ bề mưa nắng. Quyết định của quận 2 về trường hợp của họ, đền bù bằng 0 (tức mất trắng), diện tái định cư: Không đủ điều kiện (nghĩa là bị tống khỏi nhà, đi đâu sống chết mặc kệ, chánh quyền vô can).
Trong khi tập đoàn Đại Quang Minh liên kết với nhà cầm quyền cộng sản Sài Gòn, làm con đường vành đai trong khu quy hoạch. Còn đường dài 12 km, được “thổi giá”lên tới 12 ngàn tỷ đồng, tức 1 km đường = 1,000 tỷ đồng ($1 triệu, chưa tới 23 tỷ đồng). Con đường của Đại Quang Minh làm là con đường đắt giá nhất địa cầu. Mà chưa hết, với tiền đường “trên trời”như vậy, Đại Quang Minh sẽ được chính quyền trả bằng đất mà chính quyền đã “cưỡng chế” từ dân. Và khu dân cư hạng sang mang tên SaLa của tập đoàn Đại Quang Minh trong khu Thủ Thiêm được niêm yết giá bán là 336 triệu đồng/mét vuông.
Cứ nhìn cái cách làm ăn từ vụ đất đai ở Thủ Thiêm, thì đủ hiểu “tư bản đỏ” là tư bản như thế nào?
Nói về sự lũng đoạn quyền lực, xin nhắc lại vụ Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, mà thủ tướng đương nhiệm lúc đó không đồng ý. Con rể của một cán bộ cấp cao, trong lúc rượu say tâm tình với một “chân dài” văn nghệ đã nói: “Thế trận đất đai đã hình thành rồi, người ta chờ một đêm sáng ra thức dậy đã thấy mình thành… tỷ phú đô la. Thủ tướng mà chống đối, thì mỗi ‘nhà đầu tư’ chỉ cần quăng ra mỗi người 1 mét vuông đất thôi, là có thể ‘thổi bay’ cái ghế thủ tướng.”
Khi ‘tư bản đỏ’ hiện nguyên hình
Vụ lùm xum đất đai ở Thủ Thiêm Sài Gòn gần đây đã cho thấy “tư bản đỏ” hiện nguyên hình, không còn là “hình bóng mơ hồ,” hay chỉ như thiên hạ đồn đoán.
Đầu tiên là vụ phó bí thư Thành Ủy Sài Gòn ký giấy bán 32 hécta (ha) đất cho Tập Đoàn Quốc Cường Gia Lai. Lúc này bàn dân thiên hạ mới “té ngửa,” vì trước kia thiên hạ chỉ đồn đoán về các vụ “đi đêm” của các cá nhân có chức quyền ở Sài Gòn. Và có tin đồn là cơ quan công quyền của Sài Gòn có tới 30% cổ phần sở hữu trong “liên doanh” với Phú Mỹ Hưng.
Thực hư chưa ai đứng ra xác nhận, nhưng cách đây chừng vài năm khi cư dân khu nhà giàu Phú Mỹ Hưng kêu gọi trên mạng xuống đường biểu tình vì chính sách thu thuế sử dụng đất bất hợp lý của thành phố Sài Gòn. Lập tức, công an được huy động chốt chặn hết các ngả đường vô Phú Mỹ Hưng và dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh. Với một khí thế nghiêm trọng chưa từng có, thậm chí được đánh giá là còn nghiêm ngặt hơn cả những ngày chốt chặn người dân xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lấn ở Biển Đông. Rõ ràng giới chức của Sài Gòn không có quyền lợi gì ở Phú Mỹ Hưng, đời nào họ huy động quân bảo vệ nghiêm ngặt như vậy?
Thiên hạ một thời “đồn đoán”là các cơ quan công quyền ở Sài Gòn, đều tự ý lập ra một cái ban (không quy định bằng văn bản) gọi là “ban đời sống.” Ban này chuyên chạy lo các dự án đất đai, sau khi hoàn thành quy hoạch (thực chất là đi cướp đất của dân, đền bù với giá rẻ mạt), thì tư túi, chia chác với nhau, tạo điều kiện “làm giàu tập thể” cho các ban chức quyền, có thế lực. Nhưng với vụ Phó Bí Thư Thành Ủy Tất Thành Cang ký giấy bán đất cho Quốc Cường Gia Lai với giá rẻ mạt là 1 triệu 250 ngàn đồng/mét vuông, thì việc hé lộ ra là Thành Ủy Sài Gòn (cơ quan quyền lực cao nhất thành phố) có hẳn một công ty mang tên Tân Thuận, chứ không đơn thuần là một “ban đời sống” con con lo chuyện “cải thiện” đời sống cho các chức sắc trong đảng nữa.
Từ vụ Tất Thành Cang báo chí, truyền thông được “bật đèn xanh,” đồng loạt tấn công vụ đất đai tại bán đảo Thủ Thiêm. Nơi trước kia Tất Thành Cang làm bí thư quận ủy quận 2, người đã “cầm quân” giải tỏa trắng khu Thủ Thiêm. Đồng thời người ta cũng nhắc lại Tất Thành Cang là cánh tay (sai) đắc lực của cựu Bí Thư Lê Thanh Hải, người mà giai đoạn làm chủ tịch rồi bí thư Sài Gòn gần 20 năm, trùng với thời kỳ đen tối nhất của dân đen vùng bán đảo Thủ Thiêm. Nơi mà cho tới nay vẫn là một vùng tăm tối nhất nước, dù Thủ Thiêm chỉ cách Sài Gòn lung linh ánh đèn xa hoa chỉ bằng bề ngang của mặt sông dài chưa tới 200 mét.
Từ vụ đất đai ở Thủ Thiêm thiên hạ lại “té nhào” dựng tóc gáy, vì những chuyện không sao hiểu nổi. Đầu tiên là bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm do thủ tướng Cộng Sản ký từ năm 1996, đột nhiên bị… biến mất. Mà theo luật đất đai của Cộng Sản Việt Nam, thì chỉ có thủ tướng mới có quyền ký quyết định quy hoạch – giải tỏa đất đai (cho phép địa phương áp giá đền bù, vì quốc kế dân sinh, vì lợi ích chung của quốc gia). Nhưng mất bản đồ quy hoạch (đã có hiệu lực), thì người đi quy hoạch (chính quyền Sài Gòn) có quyền “co giãn” vô tội vạ số đất đai bị giải tỏa (bị chiếm) rồi đem bán lại cho các tập đoàn bất động sản tư nhân (thu bạc tỷ tiền Mỹ).
Đã vậy, chính quyền cộng sản Sài Gòn lại “trưng” ra bản đồ do thành phố quy hoạch ký từ năm (2002 -2003), trên bản đồ ghi rõ: “Bản đồ quy hoạch này có hiệu lực thay thế bản đồ quy hoạch do thủ tướng ký từ năm 1996.”
Có lẽ dưới “vòm trời”này, chỉ có xứ Việt Cộng mới có chuyện cấp dưới ký giấy hủy bỏ và thay thế lệnh của cấp trên.
Chưa hết, báo chí cũng mạnh tay đưa tin. Trong khi đoàn đại biều quốc hội, do bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vừa là “nghị sĩ,” kiêm chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố đi gặp đồng bào ở Thủ Thiêm. Đồng bào trong cơn phẫn uất đã đề nghị bà Tâm phải từ chức, vì đã không hoàn thành nhiệm vụ giám sát của mình. Để cho sai phạm đất đai tại Thủ Thiêm kéo dài trên 20 năm nay, làm cho dân Thủ Thiêm sống không nhà, chết không nhắm được mắt.
Đồng bào Thủ Thiêm tố cáo với các đại biểu “của dân.” Người thì bị “cướp” 3 ngàn mét vuông đất, mà chỉ được đền có 150 ngàn đồng (bằng giá 3 tô phở hạng trung). Đau khổ hơn, có hai ông bà già, chồng 92 tuổi nằm liệt một chỗ, vợ 83 tuổi vừa chăm chồng vừa khiếu kiện các nơi hơn 10 năm nay. Nhà của họ hơn 70 mét vuông đất trong khu giải tỏa, bị đập phá họ phải che chòi sống tạm trong tứ bề mưa nắng. Quyết định của quận 2 về trường hợp của họ, đền bù bằng 0 (tức mất trắng), diện tái định cư: Không đủ điều kiện (nghĩa là bị tống khỏi nhà, đi đâu sống chết mặc kệ, chánh quyền vô can).
Trong khi tập đoàn Đại Quang Minh liên kết với nhà cầm quyền cộng sản Sài Gòn, làm con đường vành đai trong khu quy hoạch. Còn đường dài 12 km, được “thổi giá”lên tới 12 ngàn tỷ đồng, tức 1 km đường = 1,000 tỷ đồng ($1 triệu, chưa tới 23 tỷ đồng). Con đường của Đại Quang Minh làm là con đường đắt giá nhất địa cầu. Mà chưa hết, với tiền đường “trên trời”như vậy, Đại Quang Minh sẽ được chính quyền trả bằng đất mà chính quyền đã “cưỡng chế” từ dân. Và khu dân cư hạng sang mang tên SaLa của tập đoàn Đại Quang Minh trong khu Thủ Thiêm được niêm yết giá bán là 336 triệu đồng/mét vuông.
Cứ nhìn cái cách làm ăn từ vụ đất đai ở Thủ Thiêm, thì đủ hiểu “tư bản đỏ” là tư bản như thế nào?
Nói về sự lũng đoạn quyền lực, xin nhắc lại vụ Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, mà thủ tướng đương nhiệm lúc đó không đồng ý. Con rể của một cán bộ cấp cao, trong lúc rượu say tâm tình với một “chân dài” văn nghệ đã nói: “Thế trận đất đai đã hình thành rồi, người ta chờ một đêm sáng ra thức dậy đã thấy mình thành… tỷ phú đô la. Thủ tướng mà chống đối, thì mỗi ‘nhà đầu tư’ chỉ cần quăng ra mỗi người 1 mét vuông đất thôi, là có thể ‘thổi bay’ cái ghế thủ tướng.”
(Văn Lang)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tu-ban-thao-tung-moi-chinh-sach-o-viet-nam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét