Chỉ số GDP cần được điều chỉnh chứ không phải thay thế
24/05/2018 - Nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng từ lâu đã chỉ ra rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một phương thức đo lường không đầy đủ cho sự phát triển kinh tế và thịnh vượng xã hội, và do đó không nên là mối quan tâm duy nhất của các nhà làm chính sách. Tuy vậy chúng ta vẫn chưa tìm được một phương thức khả thi khác thay thế cho chỉ số GDP.Một điểm thiếu sót khá rõ ràng của GDP là việc chỉ số này không tính đến giá trị của các công việc nội trợ, bao gồm chăm sóc trẻ nhỏ và người lớn tuổi trong gia đình. Quan trọng hơn nữa, việc gán một giá trị tiền tệ cho những hoạt động trên sẽ không giải quyết được một điểm yếu sâu sắc hơn của GDP: sự thiếu khả năng phản ánh đầy đủ trải nghiệm sống của từng thành viên trong xã hội.
Tính thêm yếu tố công việc nội trợ sẽ làm GDP phình to, trong khi đó lại không tạo được khác biệt thực sự nào về mặt tiêu chuẩn sống. Và những phụ nữ cấu thành một phần đáng kể trong nhóm những người làm các công việc nội trợ sẽ tiếp tục được coi là những “tình nguyện viên”, thay vì là những nhân tố đóng góp thực sự cho nền kinh tế.
Một thiếu sót khác cũng khá nổi tiếng của GDP là việc nó không tính đến sự phá hủy giá trị, như khi các quốc gia quản lý sai nguồn nhân lực của họ qua việc trì hoãn cung cấp giáo dục cho một số nhóm dân cư hoặc qua việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên vì những lợi ích kinh tế trước mắt. Tổng kết lại, GDP có xu hướng đo lường các tài sản một cách không chính xác và hầu như không đo lường chút nào các khoản giảm trừ.
Mặc dù chưa xuất hiện sự đồng thuận quốc tế nào về một phương thức thay thế cho GDP, đã có một tiến trình rất đáng khích lệ hướng đến tư duy toàn diện hơn về đo lường hoạt động kinh tế. Năm 1972, các nhà kinh tế thuộc Đại học Yale gồm William Nordhaus và James Tobin đã đề xuất một khuôn khổ mới, được gọi là “Đo lường phúc lợi kinh tế” (measure of economic welfare – MEW), nhằm tính đến những hoạt động nhỏ không được trả công. Và, gần đây hơn, Trung Quốc đã thiết lập một chỉ số “phát triển xanh”, trong đó xem xét thành tích kinh tế bên cạnh nhiều yếu tố môi trường khác.
Hơn nữa, những người ra quyết định trong khu vực kinh tế công và tư nhân giờ đây đã có nhiều hơn rất nhiều các công cụ so với trước đây để giúp đưa ra những lựa chọn phức tạp. Về phía nhà đầu tư, nhu cầu đối với các dữ liệu môi trường, xã hội và quản trị đang tăng lên đột biến. Và trong khu vực công, các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB) đã sử dụng các chỉ số đo lường khác ngoài GDP nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống, bao gồm tiếp cận giáo dục và tuổi thọ khi sinh.
Cùng lúc, cuộc tranh luận về Tổng thu nhập quốc nội (GNI) cũng đang ngày càng nóng lên. Mặc dù chỉ số này chia sẻ những yếu tố nền tảng với chỉ số GDP, GNI phù hợp hơn với kỷ nguyên toàn cầu hóa của chúng ta, bởi nó tính tới các thu nhập được tạo ra bởi những công ty nước ngoài và công dân nước ngoài. Theo đó, trong một quốc gia nơi các công ty nước ngoài sở hữu một phần lớn các tài sản sản xuất và các tài sản khác, GDP sẽ bị thổi phồng lên, trong khi GNI chỉ thể hiện phần thu nhập mà nước này thực sự giữ lại (xem biểu đồ).
Ireland là một ví dụ điển hình về việc GNI đã được sử dụng như thế nào để điều chỉnh cho những sai lệch trong tính toán của GDP. Năm 2015, GDP theo báo cáo của Ireland tăng 26,3% – một con số làm nhiều người tròn mắt. Theo một nghiên cứu của OECD năm 2016, sự kiện này đã làm dấy lên những câu hỏi nghiêm túc về “năng lực của khung khái niệm kế toán dùng để định nghĩa GDP nhằm phản ánh đầy đủ hiện trạng của nền kinh tế.”
Báo cáo của OECD từ đó kết luận rằng GDP không phải là một chỉ dẫn đáng tin cậy về sự thịnh vượng vật chất của một quốc gia. Trong trường hợp của Ireland, sự tăng trưởng GDP đáng kinh ngạc trong một năm đó là bởi nhiều công ty đa quốc gia “dịch chuyển” một số quyền lợi kinh tế – ví dụ như lợi nhuận từ quyền sở hữu trí tuệ – trong toàn hệ thống kế toán của họ. Để giải quyết sự khác biệt ngày càng lớn giữa phát triển kinh tế thực sự và GDP được báo cáo, Tổng cục thống kê Ireland đã giới thiệu một phiên bản điều chỉnh của GNI được gọi là GNI* vào năm 2016.
Khoảng cách giữa GDP và GNI cũng sẽ sớm được thu hẹp ở những quốc gia khác. Trong một bài nghiên cứu gần đây, Urooj Khan đến từ Trường Kinh doanh Columbia, Suresh Nallareddy đến từ Đại học Duke và Ethan Rouen đến từ Trường Kinh doanh Havard đã nêu bật lên một sự không thống nhất giữa “tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ” từ năm 1975 đến 2013. Họ phát hiện ra rằng trong thời kỳ đó, tăng trưởng trung bình của lợi nhuận doanh nghiệp sẽ vượt xa tăng trưởng GDP mỗi khi tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước cao hơn tỷ lệ này của các nước trong khối OECD.
Vào cuối tháng 12 vừa qua, sự không nhất quán này được giải quyết bằng việc Quốc hội thông qua Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm 2017. Bằng việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức cạnh tranh toàn cầu và đưa ra nhiều điều khoản tốt hơn cho việc đem lợi nhuận quay về nước, gói cải cách thuế này được kỳ vọng sẽ giúp đem lợi nhuận của doanh nghiệp ở nước ngoài quay về Hoa Kỳ. Kết quả là, sự khác biệt giữa GDP và GNI sẽ nhiều khả năng được thu hẹp cả ở Hoa Kỳ và Ireland, nơi nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn đã và đang cất giữ tiền mặt.
Nhìn về tương lai, tôi cho rằng các nhà làm chính sách nên tập trung vào 3 điểm. Đầu tiên, như đã kể trên, các nhóm có liên quan đã và đang giải quyết một vài điểm yếu của GDP, vốn là một điều rất đáng khích lệ. Thứ hai, những người đưa ra quyết định trong khu vực công và tư nhân giờ đây có rất nhiều công cụ để đánh giá tốt hơn các ảnh hưởng phức tạp về mặt xã hội và môi trường mà những hành động của họ gây ra.
Và, thứ ba, trong kinh doanh, không nhất thiết cứ phải thật hoàn hảo. Chúng ta vẫn chưa giải quyết hết tất cả các vấn đề liên quan tới GDP, nhưng chúng ta đã tiến rất xa trên con đường giảm thiểu những điểm gây sai lệch của chỉ số này. Thay vì tìm kiếm một khuôn khổ khái niệm mới, mang tính đột phá để thay thế các kỹ thuật phân tích và dữ liệu hiện tại, chúng ta nên tập trung vào việc tạo ra những thay đổi thấu đáo và dần dần nhằm điều chỉnh hệ thống chỉ số GDP hiện hữu.
Urs Rohner hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị Credit Suisse.
http://nghiencuuquocte.org/2018/05/24/chi-so-gdp-can-duoc-dieu-chinh-chu-khong-phai-thay-the/#more-25844
Một thiếu sót khác cũng khá nổi tiếng của GDP là việc nó không tính đến sự phá hủy giá trị, như khi các quốc gia quản lý sai nguồn nhân lực của họ qua việc trì hoãn cung cấp giáo dục cho một số nhóm dân cư hoặc qua việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên vì những lợi ích kinh tế trước mắt. Tổng kết lại, GDP có xu hướng đo lường các tài sản một cách không chính xác và hầu như không đo lường chút nào các khoản giảm trừ.
Mặc dù chưa xuất hiện sự đồng thuận quốc tế nào về một phương thức thay thế cho GDP, đã có một tiến trình rất đáng khích lệ hướng đến tư duy toàn diện hơn về đo lường hoạt động kinh tế. Năm 1972, các nhà kinh tế thuộc Đại học Yale gồm William Nordhaus và James Tobin đã đề xuất một khuôn khổ mới, được gọi là “Đo lường phúc lợi kinh tế” (measure of economic welfare – MEW), nhằm tính đến những hoạt động nhỏ không được trả công. Và, gần đây hơn, Trung Quốc đã thiết lập một chỉ số “phát triển xanh”, trong đó xem xét thành tích kinh tế bên cạnh nhiều yếu tố môi trường khác.
Hơn nữa, những người ra quyết định trong khu vực kinh tế công và tư nhân giờ đây đã có nhiều hơn rất nhiều các công cụ so với trước đây để giúp đưa ra những lựa chọn phức tạp. Về phía nhà đầu tư, nhu cầu đối với các dữ liệu môi trường, xã hội và quản trị đang tăng lên đột biến. Và trong khu vực công, các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB) đã sử dụng các chỉ số đo lường khác ngoài GDP nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống, bao gồm tiếp cận giáo dục và tuổi thọ khi sinh.
Cùng lúc, cuộc tranh luận về Tổng thu nhập quốc nội (GNI) cũng đang ngày càng nóng lên. Mặc dù chỉ số này chia sẻ những yếu tố nền tảng với chỉ số GDP, GNI phù hợp hơn với kỷ nguyên toàn cầu hóa của chúng ta, bởi nó tính tới các thu nhập được tạo ra bởi những công ty nước ngoài và công dân nước ngoài. Theo đó, trong một quốc gia nơi các công ty nước ngoài sở hữu một phần lớn các tài sản sản xuất và các tài sản khác, GDP sẽ bị thổi phồng lên, trong khi GNI chỉ thể hiện phần thu nhập mà nước này thực sự giữ lại (xem biểu đồ).
Ireland là một ví dụ điển hình về việc GNI đã được sử dụng như thế nào để điều chỉnh cho những sai lệch trong tính toán của GDP. Năm 2015, GDP theo báo cáo của Ireland tăng 26,3% – một con số làm nhiều người tròn mắt. Theo một nghiên cứu của OECD năm 2016, sự kiện này đã làm dấy lên những câu hỏi nghiêm túc về “năng lực của khung khái niệm kế toán dùng để định nghĩa GDP nhằm phản ánh đầy đủ hiện trạng của nền kinh tế.”
Báo cáo của OECD từ đó kết luận rằng GDP không phải là một chỉ dẫn đáng tin cậy về sự thịnh vượng vật chất của một quốc gia. Trong trường hợp của Ireland, sự tăng trưởng GDP đáng kinh ngạc trong một năm đó là bởi nhiều công ty đa quốc gia “dịch chuyển” một số quyền lợi kinh tế – ví dụ như lợi nhuận từ quyền sở hữu trí tuệ – trong toàn hệ thống kế toán của họ. Để giải quyết sự khác biệt ngày càng lớn giữa phát triển kinh tế thực sự và GDP được báo cáo, Tổng cục thống kê Ireland đã giới thiệu một phiên bản điều chỉnh của GNI được gọi là GNI* vào năm 2016.
Khoảng cách giữa GDP và GNI cũng sẽ sớm được thu hẹp ở những quốc gia khác. Trong một bài nghiên cứu gần đây, Urooj Khan đến từ Trường Kinh doanh Columbia, Suresh Nallareddy đến từ Đại học Duke và Ethan Rouen đến từ Trường Kinh doanh Havard đã nêu bật lên một sự không thống nhất giữa “tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ” từ năm 1975 đến 2013. Họ phát hiện ra rằng trong thời kỳ đó, tăng trưởng trung bình của lợi nhuận doanh nghiệp sẽ vượt xa tăng trưởng GDP mỗi khi tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước cao hơn tỷ lệ này của các nước trong khối OECD.
Vào cuối tháng 12 vừa qua, sự không nhất quán này được giải quyết bằng việc Quốc hội thông qua Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm 2017. Bằng việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức cạnh tranh toàn cầu và đưa ra nhiều điều khoản tốt hơn cho việc đem lợi nhuận quay về nước, gói cải cách thuế này được kỳ vọng sẽ giúp đem lợi nhuận của doanh nghiệp ở nước ngoài quay về Hoa Kỳ. Kết quả là, sự khác biệt giữa GDP và GNI sẽ nhiều khả năng được thu hẹp cả ở Hoa Kỳ và Ireland, nơi nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn đã và đang cất giữ tiền mặt.
Nhìn về tương lai, tôi cho rằng các nhà làm chính sách nên tập trung vào 3 điểm. Đầu tiên, như đã kể trên, các nhóm có liên quan đã và đang giải quyết một vài điểm yếu của GDP, vốn là một điều rất đáng khích lệ. Thứ hai, những người đưa ra quyết định trong khu vực công và tư nhân giờ đây có rất nhiều công cụ để đánh giá tốt hơn các ảnh hưởng phức tạp về mặt xã hội và môi trường mà những hành động của họ gây ra.
Và, thứ ba, trong kinh doanh, không nhất thiết cứ phải thật hoàn hảo. Chúng ta vẫn chưa giải quyết hết tất cả các vấn đề liên quan tới GDP, nhưng chúng ta đã tiến rất xa trên con đường giảm thiểu những điểm gây sai lệch của chỉ số này. Thay vì tìm kiếm một khuôn khổ khái niệm mới, mang tính đột phá để thay thế các kỹ thuật phân tích và dữ liệu hiện tại, chúng ta nên tập trung vào việc tạo ra những thay đổi thấu đáo và dần dần nhằm điều chỉnh hệ thống chỉ số GDP hiện hữu.
Urs Rohner hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị Credit Suisse.
http://nghiencuuquocte.org/2018/05/24/chi-so-gdp-can-duoc-dieu-chinh-chu-khong-phai-thay-the/#more-25844
Nguồn: Urs Rohner, “GDP Should Be Corrected, Not Replaced”, Project Syndicate, 17/01/2018.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét