Một nền giáo dục nước giẻ lau
Mấy hôm nay trên mạng xã hội chưa hết ầm ĩ sau vụ một cô giáo phạt một em học sinh bằng cách bắt uống nước giẻ lau bảng – một điều kinh tởm và độc ác mà bất kỳ ai đều khó có thể tưởng tượng được. Trước đó, dư luận cũng bàng hoàng sau khi một em học sinh vừa khóc vừa tiết lộ rằng giáo viên dạy toán của em đã tra tấn tâm lý cả lớp bằng cách không nói một lời nào trong suốt 3 tháng lên lớp. Tâm lý nào đằng sau hành vi của những nhà giáo bắp ép học sinh của mình chịu những hình phạt kinh khủng đó?Quyền lực tuyệt đối
Nhà sử học người Anh Lord Acton đã có một quan sát nổi tiếng: “Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối”. Tức là quyền lực càng cao và không bị kiểm tra thì con người sẽ càng dễ dàng trở nên tồi tệ. Khi được trao quyền lực tuyệt đối, con người càng có xu hướng tha hóa và bộc lộ ra những cái xấu xa nhất của mình. Khi quyền lực tuyệt đối bị thách thức, sự trừng phạt của kẻ cầm quyền có thể độc ác đến mức con người bình thường khó tưởng tượng.
Stalin hoang tưởng, bạo ngược giết hàng triệu người Liên Xô vì để bảo đảm quyền lực, Mao Trạch Đông ngàn năm công tội đã giết 40 triệu người Trung Quốc trong các cuộc vận động chống lại những nhóm người có bất cứ nhăm nhe nào đối với quyền lực tuyệt đối của ông ta. Ngày 6/4, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đem xe tăng và súng phun lửa tàn sát hàng ngàn học sinh, sinh viên chỉ vì họ dám biểu đạt ý kiến của riêng mình mong Đảng thay đổi.
Và trong khuôn viên nhỏ hơn nhiều của một lớp học tiểu học, giáo viên bắt học sinh của mình uống nước giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng, không nghe lời giáo viên.
Trong một lớp học tại Việt Nam, đặc biệt là giáo dục bậc tiểu học, giáo viên là biểu tượng của quyền lực tuyệt đối đó. Tôi vẫn còn nhớ rõ ràng cảm giác sợ và nghe lời giáo viên như thế nào trong khi học tiểu học gần 30 năm trước. Khi đó, cô giáo, thầy giáo là một cái gì đó tiệm cận với chân lý, cha mẹ có thể không sợ, nhưng lời cô giáo nói thì chắc chắn phải nghe.
Một sự kiện mà tôi còn nhớ như in là mỗi khi có dịp thanh tra từ cấp trên xuống dự giờ một buổi học, giáo viên chủ nhiệm của tôi lại ra lệnh cho lớp tập dượt theo một kịch bản sẵn có: Đến lúc nào cô hỏi câu hỏi gì, cả lớp đều phải giơ tay biểu lộ là các em đều biết, cô giáo sẽ chọn một vài gương mặt tiêu biểu để trả lời, hay đúng hơn là đọc lại câu trả lời đã học thuộc lòng. Từ khi còn rất nhỏ, một cách không tự biết, chúng tôi đã học được rằng, sự trung thực chỉ là một từ ngữ sáo rỗng trên sách vở; giảo hoạt, lươn lẹo mới là cái mà con người thực sự đem ra đối xử với nhau.
Thời chúng tôi, giáo viên đánh học sinh vài cái được xem là chuyện bình thường, và phụ huynh không lấy đó làm điều gì đáng báo động. Giáo viên tiếng anh của chúng tôi đặc biệt thích xoắn tai và kéo tóc mai những bạn nam không làm bài về nhà (các bạn nữ thì được ưu tiên hơn một chút), và mỗi lần như vậy, bọn chúng tôi chỉ thấy hài hước và cười ầm lên. Nhưng bắt học sinh uống nước giẻ lau lại là một chuyện khác. Đó là hình phạt ghê tởm vượt quá sức tưởng tượng của hầu hết chúng ta. Rõ ràng trong không gian khép kín của một lớp học, quyền lực tuyệt đối của giáo viên có thể dẫn đến sự tha hóa kinh hoàng khi người đứng đầu cảm thấy quyền lực tuyệt đối của họ bị thách thức bởi đối tượng mà đáng ra phải nghe lời và chịu sự sai bảo tuyệt đối.
Gần 30 năm sau, sau bao nhiêu cuộc đổi mới, thay đổi chương trình, làm lại sách giáo khoa, ứng dụng cách dạy và học mới, dường như nền giáo dục của chúng ta vẫn chưa gạt được cái giả tạo và giáo điều ra khỏi bản chất của nó. Học sinh vẫn phải răm rắp nghe lời giáo viên, không được hỏi ngược lại. Và khi có một em nào đó đủ mạnh mẽ để đặt câu hỏi ngược lại đối với giáo viên thì bị cho là dám “bật” thầy, vô lễ và hư hỏng. Tất nhiên vì không được dạy tư duy phản biện, các các em đặt câu hỏi lại có thể không kiềm chế được bản thân, dùng ngôn từ hay hành vi không chuẩn mực, nhưng đó là thiếu sót mà trường học phải có trách nhiệm dạy dỗ, chứ không phải mang ra trừng phạt.
Nền giáo dục của chúng ta thay vì đào tạo ra những người trẻ biết suy nghĩ và tư duy độc lập, lại chỉ tập trung tạo ra một thế hệ cúi đầu, biết nghe lời và răm rắp nghe lời.
Một nền giáo dục đi xin
Thật đáng kinh ngạc khi nhìn lại sau hơn 30 “đổi mới”, một bộ phận quan trọng trong chúng ta vẫn suy nghĩ như những ngày bao cấp – và nguy hiểm hơn là không có vấn đề gì về điều đó. Một xã hội đi xin. Học sinh xin học, giáo viên xin đi dạy, người lao động “xin việc”, khi muốn lập gia đình thì làm đơn “xin đăng ký kết hôn”.
Văn hóa bao cấp và nền giáo dục của ta đã dạy lên một thế hệ chỉ biết đi “xin” đi cầu cạnh mà không thấy nhục nhã và xấu hổ. Một xã hội đi xin không tập trung vào tài năng và phẩm giá của cá nhân mà tập trung vào việc ban ơn và nhận ơn huệ. Học sinh vì xin học nên đã nhân ơn huệ của giáo viên, giáo viên từ đó cũng tự cho mình cái quyền lực của kẻ đi ban ơn.
Và trong khuôn viên nhỏ hơn nhiều của một lớp học tiểu học, giáo viên bắt học sinh của mình uống nước giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng, không nghe lời giáo viên.
Trong một lớp học tại Việt Nam, đặc biệt là giáo dục bậc tiểu học, giáo viên là biểu tượng của quyền lực tuyệt đối đó. Tôi vẫn còn nhớ rõ ràng cảm giác sợ và nghe lời giáo viên như thế nào trong khi học tiểu học gần 30 năm trước. Khi đó, cô giáo, thầy giáo là một cái gì đó tiệm cận với chân lý, cha mẹ có thể không sợ, nhưng lời cô giáo nói thì chắc chắn phải nghe.
Một sự kiện mà tôi còn nhớ như in là mỗi khi có dịp thanh tra từ cấp trên xuống dự giờ một buổi học, giáo viên chủ nhiệm của tôi lại ra lệnh cho lớp tập dượt theo một kịch bản sẵn có: Đến lúc nào cô hỏi câu hỏi gì, cả lớp đều phải giơ tay biểu lộ là các em đều biết, cô giáo sẽ chọn một vài gương mặt tiêu biểu để trả lời, hay đúng hơn là đọc lại câu trả lời đã học thuộc lòng. Từ khi còn rất nhỏ, một cách không tự biết, chúng tôi đã học được rằng, sự trung thực chỉ là một từ ngữ sáo rỗng trên sách vở; giảo hoạt, lươn lẹo mới là cái mà con người thực sự đem ra đối xử với nhau.
Thời chúng tôi, giáo viên đánh học sinh vài cái được xem là chuyện bình thường, và phụ huynh không lấy đó làm điều gì đáng báo động. Giáo viên tiếng anh của chúng tôi đặc biệt thích xoắn tai và kéo tóc mai những bạn nam không làm bài về nhà (các bạn nữ thì được ưu tiên hơn một chút), và mỗi lần như vậy, bọn chúng tôi chỉ thấy hài hước và cười ầm lên. Nhưng bắt học sinh uống nước giẻ lau lại là một chuyện khác. Đó là hình phạt ghê tởm vượt quá sức tưởng tượng của hầu hết chúng ta. Rõ ràng trong không gian khép kín của một lớp học, quyền lực tuyệt đối của giáo viên có thể dẫn đến sự tha hóa kinh hoàng khi người đứng đầu cảm thấy quyền lực tuyệt đối của họ bị thách thức bởi đối tượng mà đáng ra phải nghe lời và chịu sự sai bảo tuyệt đối.
Gần 30 năm sau, sau bao nhiêu cuộc đổi mới, thay đổi chương trình, làm lại sách giáo khoa, ứng dụng cách dạy và học mới, dường như nền giáo dục của chúng ta vẫn chưa gạt được cái giả tạo và giáo điều ra khỏi bản chất của nó. Học sinh vẫn phải răm rắp nghe lời giáo viên, không được hỏi ngược lại. Và khi có một em nào đó đủ mạnh mẽ để đặt câu hỏi ngược lại đối với giáo viên thì bị cho là dám “bật” thầy, vô lễ và hư hỏng. Tất nhiên vì không được dạy tư duy phản biện, các các em đặt câu hỏi lại có thể không kiềm chế được bản thân, dùng ngôn từ hay hành vi không chuẩn mực, nhưng đó là thiếu sót mà trường học phải có trách nhiệm dạy dỗ, chứ không phải mang ra trừng phạt.
Nền giáo dục của chúng ta thay vì đào tạo ra những người trẻ biết suy nghĩ và tư duy độc lập, lại chỉ tập trung tạo ra một thế hệ cúi đầu, biết nghe lời và răm rắp nghe lời.
Một nền giáo dục đi xin
Thật đáng kinh ngạc khi nhìn lại sau hơn 30 “đổi mới”, một bộ phận quan trọng trong chúng ta vẫn suy nghĩ như những ngày bao cấp – và nguy hiểm hơn là không có vấn đề gì về điều đó. Một xã hội đi xin. Học sinh xin học, giáo viên xin đi dạy, người lao động “xin việc”, khi muốn lập gia đình thì làm đơn “xin đăng ký kết hôn”.
Văn hóa bao cấp và nền giáo dục của ta đã dạy lên một thế hệ chỉ biết đi “xin” đi cầu cạnh mà không thấy nhục nhã và xấu hổ. Một xã hội đi xin không tập trung vào tài năng và phẩm giá của cá nhân mà tập trung vào việc ban ơn và nhận ơn huệ. Học sinh vì xin học nên đã nhân ơn huệ của giáo viên, giáo viên từ đó cũng tự cho mình cái quyền lực của kẻ đi ban ơn.
Khế ước giữa kẻ ban ơn và kẻ chịu ơn luôn là: một bên mắc nợ, cúi đầu cảm ân, một bên thì tự mãn, hài lòng vì đã làm việc tốt cho kẻ khác. Bên chịu ơn là kẻ dưới, vĩnh viễn không thể làm gì để mếch lòng kẻ ban ơn. Từng phạt khi kẻ mang ơn làm gì đó mạo phạm xem như một điều hiển nhiên hợp lý trong khế ước này. Tại sao cô giáo trẻ kia lại có thể có hành động “độc ác” đến mức bắt học sinh của mình uống nước giặt giẻ lau bảng? Phải chăng là bởi hành động “phản trắc” của kẻ mang ơn đã động chạm đến chỗ tôn nghiêm của “kẻ ban ơn”?
Rõ ràng đằng sau những cái ác kinh hoàng đều có một hoặc nhiều lời giải thích tâm lý phức tạp. Con người độc ác đến mức nào? – Đến mức mà họ còn được phép làm điều đó! Nền giáo dục của ta sẽ mãi sản sinh ra những bi kịch như trên chừng nào nguyên tắc quyền lực tuyệt đối và tâm đi xin trong xã hội vẫn còn tồn tại.
Trọng Đạt
(Dân Luận)
Rõ ràng đằng sau những cái ác kinh hoàng đều có một hoặc nhiều lời giải thích tâm lý phức tạp. Con người độc ác đến mức nào? – Đến mức mà họ còn được phép làm điều đó! Nền giáo dục của ta sẽ mãi sản sinh ra những bi kịch như trên chừng nào nguyên tắc quyền lực tuyệt đối và tâm đi xin trong xã hội vẫn còn tồn tại.
Trọng Đạt
(Dân Luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét