Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Hải quan buôn lậu xăng dầu, cảnh sát bảo kê cờ bạc

Không biết số liệu có đúng không. Nếu đúng thì bây giờ mua đám hải quan nói riêng, công chức nói chung rẻ quá: Thùy đã khai nhận rằng, cứ mỗi lần đi kiểm hàng, Thùy sẽ được nhân viên của Công ty Dương Đông Hòa Phú đút phong bì 12 triệu để không hoạch họe về số xăng buôn lậu. Số tiền này Thùy không hưởng hết mà chỉ giữ cho mình 3 triệu, 3 triệu kia đưa cho Lê Văn Vinh, 6 triệu còn lại đưa cho đội nghiệp vụ của Chi cục Hải quan Bình Thuận.
Hải quan buôn lậu xăng dầu, cảnh sát bảo kê cờ bạc
Hải quan tiếp tay đường dây buôn lậu xăng dầu ngàn tỉ
Calitoday 9 April 18 - Nhìn sơ qua cũng đủ thấy chế độ ở Việt Nam tan nát biết chừng nào. Hải quan thì chăm chú buôn lậu, công an thay vì bắt tội phạm thì lại bảo kê. Trong khi quân đội không lo bảo vệ chủ quyền, lãnh hải quốc gia mà lại hô hào ngư dân bám biển để bảo vệ chủ quyền, còn họ thì đi làm kinh tế. Ảnh: Tàu BTS Christina khi bị phát hiện vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và bị tạm giữ vào đầu năm 2016 - Ảnh: CTV
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao của chính quyền CSVN vừa hoàn tất cáo trạng đối với 12 nghi can trong vụ “buôn lậu”, “đưa và nhận hối lộ”. Theo kết luận của Viện kiểm sát, 12 nghi can này dính líu đến vụ buôn lậu xăng dầu trên 2,000 tỷ đồng của Công ty Dương Đông Hòa Phú có sự tiếp tay của rất nhiều cán bộ hải quan của Chi cục Hải quan tỉnh Bình Thuận.

Vụ án sẽ được xét xử tại tỉnh Bình Thuận vì đã xảy ra trên địa bàn tỉnh này. Đây là vụ buôn lậu xăng dầu lớn nhất từ trước đến nay với hơn cả trăm ngàn tấn dầu và số tiền hơn 2,000 tỷ đồng.

Theo hồ sơ, vào tháng 1/2016, do đã có tin báo từ trước nên Bộ Công an đã cho thành lập phái đoàn kiểm tra liên ngành, đứng đầu là C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng) đột xuất kiểm tra chiếc tàu BTS Christina, của Công ty BTS Tankers (Singapore) do Romels Pagente Aleria (quốc tịch Philipines) làm thuyền trưởng đang bơm xăng lên bồn chứa của Công ty Dương Đông Hòa Phú tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Qua kiểm tra, phái đoàn đã phát hiện tàu khai báo hải quan nhập về hơn 1,800 tấn xăng nhưng thực tế lại chở đến 9,300 tấn. Như vậy là đã buôn lậu hơn 7,200 tấn xăng. Từ đó, C46 cho mở rộng điều tra và phát hiện rất nhiều sai phạm liên quan đến việc buôn lậu xăng dầu của Công ty Dương Đông Hòa Phú.

Điều đáng nói hơn, việc buôn lậu của Công ty Dương Đông Hòa Phú sẽ không thể nào được trót lọt nếu không có sự tiếp tay của cán bộ hải quan tỉnh Bình Thuận.

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết cơ quan này đã ra quyết định truy tố đối với Đinh Hữu Thùy, người có trách nhiệm trong việc kiểm hóa, giám sát hàng nhập khẩu Công ty Dương Đông Hòa Phú về hành vi “nhận hối lộ” và đồng nghiệp của Thùy là ông Lê Văn Vinh về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sau một thời gian làm việc với công an, Thùy đã khai nhận rằng, cứ mỗi lần đi kiểm hàng, Thùy sẽ được nhân viên của Công ty Dương Đông Hòa Phú đút phong bì 12 triệu để không hoạch họe về số xăng buôn lậu. Số tiền này Thùy không hưởng hết mà chỉ giữ cho mình 3 triệu, 3 triệu kia đưa cho Lê Văn Vinh, 6 triệu còn lại đưa cho đội nghiệp vụ của Chi cục Hải quan Bình Thuận.

Cứ như vậy, tổng số xăng dầu được buôn lậu trót lọt vào Việt Nam lên đến hàng trăm ngàn tấn, với số tiền lên đến 2,000 tỷ đồng nhờ sự trợ giúp của rất nhiều cán bộ hải quan Bình Thuận. Với trách nhiệm là người đứng đầu, nhưng ông Võ Văn Toàn-chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bình Thuận, Tạ Hùng Dũng, chi cục phó và Lưu Trọng Vũ-đội trưởng nghiệp vụ chỉ bị công an cho là thiếu giám sát cấp dưới nhưng không xác định được có bao che cho việc buôn lậu hay không. Với số lượng xăng dầu kể trên, chắc chắn với những cấp dưới như Đinh Hữu Thùy và Lê Văn Vinh không có tiếng nói quyết định, mà phải là những người như Chi cục trưởng hoặc Chi cục phó mới có thể ăn chia với Công ty Dương Đông Hòa Phú.

Trong khi hải quan thì tiếp tay với buôn lậu thì công an lại bảo kê cho tội phạm. Mới đây, công an tỉnh Phú Thọ đã cho khởi tố, bắt giam khoảng hơn 84 nghi can liên quan đến đường dây cờ bạc xuyên quốc gia, lừa đảo và rửa tiền. Đáng chú ý, trong số này có cả trung tướng công an Phan Văn Vĩnh, người từng là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, cục trưởng cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ Công an. Ngoài hai người này còn có rất nhiều công an khác cũng bị xộ khám và khởi tố với tội danh trên.

Theo công an tỉnh Phú Thọ, cả hai tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đều là những kẻ bảo kê để ăn chia với đường dây cờ bạc của Nguyễn Văn Dương (con rễ bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị) và Phan Sào Nam tổ chức. Số tiền các con bạc tham gia vào đường dây này lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Nhìn sơ qua cũng đủ thấy chế độ ở Việt Nam tan nát biết chừng nào. Hải quan thì chăm chú buôn lậu, công an thay vì bắt tội phạm thì lại bảo kê. Trong khi quân đội không lo bảo vệ chủ quyền, lãnh hải quốc gia mà lại hô hào ngư dân bám biển để bảo vệ chủ quyền, còn họ thì đi làm kinh tế.

Nguoi Quan Sat

Hải quan tiếp tay đường dây buôn lậu xăng dầu ngàn tỉ

09/04/2018 TTO - Vụ buôn lậu xăng dầu "khủng" hơn 2.000 tỉ đồng của Công ty Dương Đông Hòa Phú trót lọt là nhờ có sự tiếp tay của nhiều cán bộ hải quan Chi cục Hải quan Bình Thuận.

Viện KSND tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 12 bị can trong vụ án "buôn lậu", "đưa - nhận hối lộ"... xảy ra tại Bình Thuận.

Đây là vụ án buôn lậu xăng dầu được xem là lớn nhất từ trước đến nay. Số xăng dầu buôn lậu lên đến cả trăm ngàn tấn, với tổng số tiền hơn 2.000 tỉ đồng. Hiện hồ sơ vụ án đã được bàn giao cho TAND tỉnh Bình Thuận để chuẩn bị xét xử.

Đường dây buôn lậu khủng

Theo hồ sơ, ngày 29-1-2016, đoàn kiểm tra liên ngành do Cơ quan CSĐT (C46) Bộ Công an chủ trì kiểm tra tàu BTS Christina (Công ty BTS Tankers - Singapore) do ông Romels Pagente Aleria (quốc tịch Philippines) làm thuyền trưởng, đang bơm xăng A92 từ tàu lên bồn chứa của Công ty Dương Đông Hòa Phú tại Tuy Phong (Bình Thuận).

Qua kiểm tra phát hiện, Công ty Dương Đông Hòa Phú chỉ khai báo hải quan nhập về hơn 1.800 tấn xăng nhưng trên thực tế, tàu BTS Christina đang chở đến 9.300 tấn.

Tại thời điểm kiểm tra, đã có hơn 3.200 tấn xăng được bơm ra khỏi tàu. Từ đây, C46 xác định Công ty Dương Đông Hòa Phú đã buôn lậu hơn 7.200 tấn xăng A92, tương đương 155 tỉ đồng.

Tiếp tục lục lại hồ sơ nhập khẩu xăng của Công ty Dương Đông Hòa Phú và các tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan công an đã làm rõ ra đường dây buôn lậu xăng dầu khủng.

Cụ thể, từ tháng 10-2015 đến ngày 18-1-2016, công ty này đã buôn lậu trót lọt 11 chuyến với khoảng 100.000 tấn, tổng trị giá hơn 2.000 tỉ đồng. Trong số xăng dầu lậu này, Công ty Dương Đông Hòa Phú đã tiêu thụ được hơn 120 triệu lít xăng dầu, thu về hơn 1.300 tỉ đồng.

Từ điều tra trên, cơ quan tiến hành tố tụng xác định trong vụ án này, Nguyễn Đức Mạnh - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Dương Đông Hòa Phú - là người chỉ đạo điều hành của công ty và trực tiếp ký toàn bộ các thủ tục, chứng từ liên quan đến nhập khẩu xăng dầu.

Đối với ba bị can là những người của công ty giám định và đại lý hàng hải, cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định dù những người này biết rõ số lượng xăng dầu Công ty Dương Đông Hòa Phú nhập về thực tế cao hơn nhiều lần so với khai báo, nhưng vẫn cấp chứng thư để công ty này hoàn thành thủ tục nhập khẩu.

Tổng cộng, Công ty cổ phần giám định World Control đã 10 lần cấp chứng thư cho Công ty Dương Đông Hòa Phú.

C46 xác định Đàm Văn Dương (nguyên giám đốc Công ty cổ phần giám định World Control) đã tạo điều kiện, giúp sức cho Nguyễn Đức Mạnh buôn lậu trót lọt 10 chuyến với tổng giá trị hơn 1.500 tỉ đồng.

Đáng chú ý, Nguyễn Đức Mạnh thỏa thuận trả cho Đàm Văn Dương 70.000 đồng/tấn xăng, dầu không cấp giám định thư. Tổng cộng, Mạnh đã đưa cho Dương 2,2 tỉ đồng.

Mỗi lần ký mua hàng, bị can Mạnh ký hai hợp đồng với bên bán hàng ở Singapore: một hợp đồng ghi số lượng ít dùng để khai báo hải quan, hợp đồng còn lại có số lượng lớn gấp 5-6 lần để “buôn lậu

(Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao)


Kho xăng dầu của Công ty Dương Đông Hòa Phú ở Bình Thuận - Ảnh: CTV

Hải quan tiếp tay cho buôn lậu!


Hành vi buôn lậu của Công ty Dương Đông Hòa Phú trót lọt là nhờ có sự tiếp tay của cán bộ hải quan thuộc Chi cục Hải quan Bình Thuận.

Cụ thể, Viện KSND tối cao đã truy tố Đinh Hữu Thùy - người có nhiệm vụ kiểm hóa, giám sát hàng nhập khẩu của Công ty Dương Đông Hòa Phú - về tội "nhận hối lộ". Đồng nghiệp của Thùy là Lê Văn Vinh bị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Cụ thể, Đinh Hữu Thùy khai nhận mỗi lần đi kiểm hóa, Thùy "ngó lơ" thì được Nguyễn Tuấn Anh (nhân viên Công ty Dương Đông Hòa Phú, bị truy tố tội đưa hối lộ trong vụ án này - PV) đưa cho một phong bì 12 triệu đồng.

Thùy giữ lại 3 triệu đồng, đưa cho bị can Vinh 3 triệu đồng. 6 triệu đồng còn lại nộp cho đội nghiệp vụ của chi cục. Tổng cộng, Thùy đã nhận hối lộ từ Tuấn Anh gần 150 triệu đồng.

C46 cũng xác định đối với các ông Võ Văn Toàn (chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bình Thuận), Tạ Hùng Dũng (phó chi cục trưởng) và Lưu Trọng Vũ (đội trưởng đội nghiệp vụ) đã thiếu sự giám sát, kiểm tra cấp dưới nhưng không có căn cứ xác định bao che hay nhận tiền từ công ty buôn lậu.

Do đó, đề nghị cấp trên của những ông này xử lý hành chính nghiêm khắc.

Tuy nhiên, cáo trạng cũng xác định quá trình đấu tranh tại tòa nếu làm rõ được hành vi phạm tội của những người này thì HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra xử lý theo quy định.


Đã có hơn 100.000 tấn xăng, dầu được nhập lậu trong 11 chuyến - Đồ họa: T.ĐẠT

Truy tố một người nước ngoài

Viện KSND tối cao cũng truy tố ông Romels Pagente Aleria (quốc tịch Philippines) - thuyền trưởng tàu BTS Christina - về tội "vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới".

Cáo trạng của cơ quan này khẳng định đủ cơ sở xác định ông Romels Pagente Aleria đã vận chuyển hơn 7.200 tấn xăng A92 trị giá gần 155 tỉ đồng không đúng với nội dung nhập cảnh, giấy tờ hàng hóa vào Việt Nam.

Bị can này bị bắt tạm giam vào tháng 2-2016 đến tháng 10-2016, bị can đặt tiền để được thay thế biện pháp tạm giam.

Đây được coi là lần đầu tiên trong ngành tố tụng, một người nước ngoài bị khởi tố, truy tố về hành vi vận chuyển xăng dầu trái phép qua biên giới.

Buôn lậu xăng dầu trên biển bằng thủ đoạn tinh vi
TTO - Nếu nghi tàu của lực lượng chức năng đến kiểm tra thì tàu mua bán dầu lậu sẽ cao chạy xa bay. Để tránh bị nghi ngờ, những tàu mua bán dầu lậu thường cho hai tàu chạy chậm, song song bên nhau rồi đưa vòi bơm hút.

ĐÔNG HÀ - ĐỨC TRONG

https://tuoitre.vn/hai-quan-tiep-tay-duong-day-buon-lau-xang-dau-ngan-ti-2018040907455721.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét