Tháng Hai, hoa sim vẫn nở…
“Mặc ai cấm rằng không được nhắc
bạn vàng Trung Hoa từng thảm sát dân mình
Nhưng làm sao cấm hoa đào hoa mận
Nở rưng rưng rụng xuống những mộ phần
Kệ báo chí cứ phập phồng chờ đợi
Nói hay im? Ngồi nghe ngóng công văn
Những bông hoa không cần chỉ thị
Cứ ra Giêng, rụng thắm đất anh nằm…
Hoa Sim và Người lính.
Bắt đầu câu chuyện về ngày 17 tháng Hai năm 1979, chúng tôi xin được lấy cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Duy, vào thời điểm lúc ấy ông công tác cho báo Văn nghệ Quân đội và được đưa lên tận chiến trường Lạng Sơn để viết tin. Ông kể lại những gì ghi nhận được:“Ngay sáng ngày 17 tôi đi cùng với nhóm phóng viên của báo Văn nghệ quân đội lên mặt trận biên giới phía Bắc. Tường là lên lấy thông tin rồi về thôi nhưng mà ở cho đến 1 tuần lễ trên mặt trận cho đến lúc quân mình rút về thì mình cũng phải rút thôi. Bọn mình vào ngồi trực tiếp ở cái hầm chỉ huy của trung đoàn An Lão của sư đoàn Sao Vàng chốt ở Tam Lung. Lúc mình lên thì Đồng Đăng mất rồi lính chốt lại ở Tam Lung tức là cách Đồng Đăng 6 cây số. Mình ở với ban chỉ huy trung đoàn và không có cách nào ra ngoài được, người ta không cho mình ra chỉ ngồi trong hầm. Sư đoàn Sao Vàng từng đánh nhau với quân Hàn Quốc ở Bình Định.
Có một thực tế thế này, toàn bộ trang bị của quân Việt Nam hoàn toàn sử dụng vũ khí của Trung Quốc hết. Súng của Trung Quốc, đạn của Trung Quốc thậm chí lương khô cũng của Trung Quốc. Cái mũ, cái ngôi sao cái đôi dép trên chân vẫn là trang bị của Trung Quốc từ hồi chiến tranh tức là đem cái đồ của Trung Quốc ra bắn lại quân Trung Quốc”.
Nhà văn Ngọc Bái cũng từng tới chiến trường phía Bắc đã thấm thía với những gì ông cảm nhận khi mỗi năm ngày 17 tháng Hai lại đến:
“Những ngày này đối với người dân Việt Nam và cá nhân tôi thì tôi luôn luôn thấy cuộc chiến tranh này thật là vô nghĩa. Nò là một sự phản bội của một quốc gia lớn đối với đất nước của chúng ta. Quân Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam ở khắp các tỉnh biên giới. Hâu quả nó để lại cho người dân Việt Nam nói chung và quân đội Việt Nam nói riêng rất nặng nể và cái di chứng, hậu quả cuộc chiến tranh nó còn tồn lưu đến tận bây giờ”
Nhà thơ Nguyễn Duy với mắt nhìn sắc sảo và nhân ái, ông ghi nhận hình ảnh Lạng Sơn bị tàn phá như sau:
“Thị xã Lạng Sơn không còn một cái nhà nào còn nguyên lành cả, Trung Quốc nó đánh bằng bộc phá, giật sập tất cả công sở và những ngôi nhà xây, chỉ chừa lại lều quán hay các nhà nhỏ thì không vấn đề gì. Ngay cả chợ Kỳ Lừa hay cầu Kỳ Cùng nó cũng giật sập”
Kỷ niệm của nhà thơ Nguyễn Duy đáng nhớ nhất là câu chuyện một cô giáo của trường Đông Kinh Phố. Cô là một trong bốn thầy cô giáo ở lại trực chiến tới giờ phút cuối cùng của ngôi trường này. Hình ảnh một cô gái xinh đẹp đứng giữa đổ nát hoang tàn trên vai khoác khẩu súng nặng trĩu đã làm nhà thơ bừng lên niềm sáng tạo để cho ra đời bài thơ mà ông ưng ý nhất trong suốt cuộc đời mình, bài thơ có tên: Lạng sơn 1989.
Ta về thăm chiến trường xưa
em – hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân
gió đi để lạnh mưa dầm
người đi để buốt dấu chân trên đường
Đồng Đăng... Ải Khẩu... Bằng Tường...
chợ trời bán bán buôn buôn tít mù
ta đầy một bị ưu tư
giá như cũng bán được như bán hàng
Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan
giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo
A. Q. túm tóc Chí Phèo
để hai bác lính nhà nghèo cùng thua
Nỗi Tô Thị xót xa chưa
giá như đừng biết ngày xưa làm gì
giá như đã chả vô tri
để ta hỏi lối trở về thiên nhiên
Giá như ta chớ gặp em
để không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùng
giá như em đã có chồng
để bòng bong khỏi rối lòng người dưng.
Đâu chỉ riêng ngày 17 tháng Hai năm 79 mà kéo dài sau đó nhiều năm nữa Trung Quốc vẫn tiếp tục thọc bàn tay đẫm máu của họ vào mảnh đất Việt Nam, nơi trước đây họ vẫn thường hãnh diện gọi là đồng chí. Nhà văn Ngọc Bái chia sẻ:
“Sau ngày 17 tháng Hai năm 79 thì đến ngày 12 tháng Bảy năm 1984 nó lại gây hấn ở Hà Giang và chính cuộc xâm lăng của nó một lần nữa đã để lại quá nhiều đau thương cho người Việt Nam. Năm 2016 tôi và một số anh em đã lên ngày giỗ trận tại Hà Giang và thấy cuộc chiến tranh mà Trung Quốc nó gây cho mình rất vô lý. Người Trung Quốc không phải ai cũng biết sự vô lý này vì tôi được biết sự tuyên truyền của họ về cuộc chiến tranh này rất là sai lệch đấy là điều mà tôi suy gẫm khi cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng Hai năm 79 cho tới tháng Bảy năm 84 cho tới cuối năm 88”
“Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan /giá như máu chẳng lênh loang mặt đèo
A. Q. túm tóc Chí Phèo
để hai bác lính nhà nghèo cùng thua”
A.Q của Trung Quốc và Chí Phèo của Việt Nam theo nhà thơ Nguyễn Duy xứng đáng một cách buồn bã đại diện cho hai đội quân với hình ảnh của những binh sĩ nhà nghèo, đặc biệt là phía Trung Quốc chỉ biết cầm súng theo lệnh của Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh xâm lược.
Đau thương mất mát thuộc về người dân và chiến sĩ Việt Nam bởi họ là nạn nhân, là đội quân yếu thế, là nhân dân không tấc sắt trong tay để tự vệ. Bởi lẽ nhân chứng sống đã chứng kiến, ghi lại biết bao cảnh tượng đau lòng mà dưới đôi mắt của loài người không ai có thể đưa ra một lý do gì để biện minh sự xâm lược ấy.
Nhà văn Ngọc Bái kể lại những nhận xét của ông sau khi đến hiện trường đầy tan nát:
“Lính và những người dân trải qua chiến tranh thì họ cũng ghi xương khắc cốt cái đau thương đó còn những lớp trẻ thì tất nhiên bây giờ người ta đâu có triệu thú vui cho nên người ta đâu có quan tâm có thể vì không nhớ. Cái người đã từng trải qua chiến tranh qua tâm sự với tôi thì hầu hết người ta nói rằng nó là một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ. Cuộc chiến tranh do phía đối phương chủ động đã gây cho chúng ta nhiều mất mác, hy sinh.
Nếu như người Việt Nam nào mà không biết căm thù bọn lính Trung Quốc và nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ thì đấy là những người cực kỳ vô tâm”
Vâng, người Việt vì nhiều lý do vẫn còn những người vô tâm đối với ngày 17 tháng Hai. Hàng năm khi đến ngày này người Sài Gòn không chú ý lắm vì khi xảy ra chiến tranh họ còn đang vật lộn với đời sống khó khăn đói nghèo trong các chiến dịch “kinh tế mới”, nhưng người Hà Nội và các tỉnh biên giới thì có lẽ sẽ không bao giờ quên, bởi nó dính liền tới máu xương của những người thân trong gia đình, dòng họ.
Tuy nhiên sự vô tâm lớn nhất thuộc về cán bộ còn đang làm việc trong guồng máy. Không phải là không biết, không nhớ cái ngày này, nhưng những người làm việc cho chính quyền tuy ý thức ngày kỷ niệm nhưng lại nghe theo lệnh cấp trên cản phá, sách nhiễu, bạo hành đối với ai quan tâm tới ngày 17 tháng Hai. Nhà giáo Tô Oanh kể lại việc ông và bạn bè bị cản trở khi đi thăm nghĩa trang liệt sĩ Lạng Sơn:
“Sáng 14 tháng Hai vừa rồi chúng tôi có 10 người tất cả thuê một chuyến xe để lên thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc ở Lạng Sơn. Nhưng rất tiếc khi lên đến đó, chúng tôi vừa dừng xe thì đã có trên 30 cán bộ an ninh mặc thường phục ập đến vây quanh chúng tôi trong đó trên một nửa là lực lượng nữ an ninh. Khi chúng tôi trình bày là vào viếng các ngôi mộ thì họ không cho vào, họ nói muốn vào thì phải liên hệ trước, phải có giấy giới thiệu rồi phải được địa phương đồng ý. Chúng tôi lấy máy ảnh ra chụp hình thì họ không cho họ bảo địa phương ở đây quản lý tất cả không cho phép. Chúng tôi đành lỡ cuộc thắp hương này”
Mỗi năm một lần, dù ai nhớ hay quên ngày 17 tháng Hai thì hoa sim tím nơi vùng cao tuyến đầu ấy vẫn nở, vẫn âm thầm nhắc tới máu xương người nằm xuống. Nói như anh Lê Đức Dục qua tám câu thơ đầy hình ảnh:
“Mặc ai cấm rằng không được nhắc
bạn vàng Trung Hoa từng thảm sát dân mình
Nhưng làm sao cấm hoa đào hoa mận
Nở rưng rưng rụng xuống những mộ phần
Kệ báo chí cứ phập phồng chờ đợi
Nói hay im? Ngồi nghe ngóng công văn
Những bông hoa không cần chỉ thị
Cứ ra Giêng, rụng thắm đất anh nằm…”
Mặc Lâm
(RFA)
A.Q của Trung Quốc và Chí Phèo của Việt Nam theo nhà thơ Nguyễn Duy xứng đáng một cách buồn bã đại diện cho hai đội quân với hình ảnh của những binh sĩ nhà nghèo, đặc biệt là phía Trung Quốc chỉ biết cầm súng theo lệnh của Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh xâm lược.
Đau thương mất mát thuộc về người dân và chiến sĩ Việt Nam bởi họ là nạn nhân, là đội quân yếu thế, là nhân dân không tấc sắt trong tay để tự vệ. Bởi lẽ nhân chứng sống đã chứng kiến, ghi lại biết bao cảnh tượng đau lòng mà dưới đôi mắt của loài người không ai có thể đưa ra một lý do gì để biện minh sự xâm lược ấy.
Nhà văn Ngọc Bái kể lại những nhận xét của ông sau khi đến hiện trường đầy tan nát:
“Lính và những người dân trải qua chiến tranh thì họ cũng ghi xương khắc cốt cái đau thương đó còn những lớp trẻ thì tất nhiên bây giờ người ta đâu có triệu thú vui cho nên người ta đâu có quan tâm có thể vì không nhớ. Cái người đã từng trải qua chiến tranh qua tâm sự với tôi thì hầu hết người ta nói rằng nó là một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ. Cuộc chiến tranh do phía đối phương chủ động đã gây cho chúng ta nhiều mất mác, hy sinh.
Nếu như người Việt Nam nào mà không biết căm thù bọn lính Trung Quốc và nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ thì đấy là những người cực kỳ vô tâm”
Vâng, người Việt vì nhiều lý do vẫn còn những người vô tâm đối với ngày 17 tháng Hai. Hàng năm khi đến ngày này người Sài Gòn không chú ý lắm vì khi xảy ra chiến tranh họ còn đang vật lộn với đời sống khó khăn đói nghèo trong các chiến dịch “kinh tế mới”, nhưng người Hà Nội và các tỉnh biên giới thì có lẽ sẽ không bao giờ quên, bởi nó dính liền tới máu xương của những người thân trong gia đình, dòng họ.
Tuy nhiên sự vô tâm lớn nhất thuộc về cán bộ còn đang làm việc trong guồng máy. Không phải là không biết, không nhớ cái ngày này, nhưng những người làm việc cho chính quyền tuy ý thức ngày kỷ niệm nhưng lại nghe theo lệnh cấp trên cản phá, sách nhiễu, bạo hành đối với ai quan tâm tới ngày 17 tháng Hai. Nhà giáo Tô Oanh kể lại việc ông và bạn bè bị cản trở khi đi thăm nghĩa trang liệt sĩ Lạng Sơn:
“Sáng 14 tháng Hai vừa rồi chúng tôi có 10 người tất cả thuê một chuyến xe để lên thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc ở Lạng Sơn. Nhưng rất tiếc khi lên đến đó, chúng tôi vừa dừng xe thì đã có trên 30 cán bộ an ninh mặc thường phục ập đến vây quanh chúng tôi trong đó trên một nửa là lực lượng nữ an ninh. Khi chúng tôi trình bày là vào viếng các ngôi mộ thì họ không cho vào, họ nói muốn vào thì phải liên hệ trước, phải có giấy giới thiệu rồi phải được địa phương đồng ý. Chúng tôi lấy máy ảnh ra chụp hình thì họ không cho họ bảo địa phương ở đây quản lý tất cả không cho phép. Chúng tôi đành lỡ cuộc thắp hương này”
Mỗi năm một lần, dù ai nhớ hay quên ngày 17 tháng Hai thì hoa sim tím nơi vùng cao tuyến đầu ấy vẫn nở, vẫn âm thầm nhắc tới máu xương người nằm xuống. Nói như anh Lê Đức Dục qua tám câu thơ đầy hình ảnh:
“Mặc ai cấm rằng không được nhắc
bạn vàng Trung Hoa từng thảm sát dân mình
Nhưng làm sao cấm hoa đào hoa mận
Nở rưng rưng rụng xuống những mộ phần
Kệ báo chí cứ phập phồng chờ đợi
Nói hay im? Ngồi nghe ngóng công văn
Những bông hoa không cần chỉ thị
Cứ ra Giêng, rụng thắm đất anh nằm…”
Mặc Lâm
(RFA)
không có gì khuất phục nổi,
Trả lờiXóamặt trời lên mỗi sớm mai,
và rồi bóng tối tràn về trong đêm xuống,
bùn đen chỉ mang lại bùn đen lắng đọng...
sao có thể như ánh sáng tự do chói lòa...
hỡi những kẻ còn vấn vương lời quỷ đỏ,
kìa tự do, bình đẳng bác ái hãy hướng về....