Tại sao đất nước ta mãi nghèo...
(3) ÁP ĐẶT SUY NGHĨ CỦA MÌNH CHO NGƯỜI KHÁC
Cuối năm 1990 tôi sang Pháp 8 tháng nên có gặp gỡ nhiều anh chị Việt Kiều Pháp và Đức. Tôi có được đọc một bài trả lời phỏng vấn của một đạo diễn nổi tiếng trên tạp chí Quê Hương, sau khi được các anh chị Việt Kiều mời anh sang Pháp, Đức, Mỹ 3 tháng làm phim về Việt kiều, vị đạo diễn đã trả lời đại ý như sau:
- Trả lời: Tôi thất vọng về dân tộc Việt.
- Hỏi: Anh cũng là người Việt, sao anh lại nói vậy.
- Trả lời: Trước khi sang đây tôi tưởng Việt nam nghèo vì sai lầm về thể chế về chế độ chính trị, nhưng sau khi sang đây tiếp xúc với nhiều anh, chị, tôi thấy các anh chị tuy sống ở Mỹ, Pháp, Đức được coi là những nước tự do, dân chủ hàng đầu thế mà các anh chị vẫn có tật là áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, các anh chị không chấp nhận người không cùng chính kiến với mình, cùng là chống cộng, nhưng những người chủ trương bạo động và những người chủ trương bất bạo động cũng coi nhau như kẻ thù. Nếu chỉ là sai lầm về thể chế, chế độ chính trị thì chúng ta dễ sửa, còn áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến của mình là bản tính của dân tộc Việt thì rất khó sửa.
Sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn ấy, tôi suy nghĩ nhiều và thấy ông đạo diễn nói có cơ sở. Hoá ra áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến của mình là bản tính xấu của người Việt. Ngay từ thói quen ăn uống, người Việt đã áp đặt nhau: Người Việt ăn món gì thấy ngon thì luôn nghĩ người khác phải ăn thế mới ngon, mình ăn hành, ăn tỏi, ăn mắm tôm, ăn thịt chó thì người khác cũng phải ăn, "không ăn phí nửa đời người", "ăn tốt cho sức khỏe", "ăn ngon lắm"... họ đâu có biết người không ăn được thì hoặc cơ thể họ không tiếp nhận hoặc với họ ăn như một cực hình.
Trong nhà hàng hay mời khách đến nhà ăn, người Việt không có thói quen hỏi người khác kiêng cái gì hoặc người Việt quan niệm "Nam vô tửu như cờ vô phong", trên bàn tiệc bắt tất cả đều phải uống rượu, đều phải 100%, nếu không 100% là không thật lòng, không cần biết người ta có uống được không, có đang điều trị bệnh gì không.
Trên Facebook chúng ta thường xuyên thấy những người tự nhận là đấu tranh cho dân chủ, thế nhưng bất cứ ai nói khác với họ là họ qui ngay là DLV, là ăn lương của nhà nước, là ngu... Đến cả những người đang giương cờ đấu tranh cho dân chủ mà cũng thế thì hết cách chữa.
Đất nước đã thống nhất 41 năm thế mà vẫn chưa thể hoà giải giữa những người hai bên chiến tuyến, một bên thì vẫn chưa bỏ được mối thù, cứ có dịp là biểu tình chống cộng, một bên thì vẫn chưa bỏ được định kiến. Một bên thì bảo anh thắng trận anh phải quảng đại, anh phải chìa tay ra chứ, một bên thì bảo tôi đã chìa tay ra rồi mà anh có bắt đâu.
Hệ quả của việc áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến cùa mình là vô cùng lớn:
[1] Đầu tiên là anh thiếu kiềm chế, anh hung hăng nên rất khó tìm lời giải tối ưu khi đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nguy cơ chiến tranh, dẫn đến việc chúng ta không giữ được hoà bình, xẩy ra chiến tranh nhiều. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong lịch sử 4000 năm Việt Nam lại xẩy ra chiến tranh nhiều đến thế, có bạn nói tại ông bạn hàng xóm xấu tính, thế thì Sơn Tinh đánh nhau với Thủy Tinh, Đinh Bộ Lĩnh loạn 12 xứ quân, Trịnh Nguyễn phân tranh 200 năm là tại ai?. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong lịch sử Thái Lan và các nước xung quanh ít chiến tranh hơn Việt Nam?
[2] Tiếp theo là chúng ta thiếu tính kế thừa, ai có quyền cũng muốn không giống người tiềm nhiệm, muốn ghi dấu ấn của mình thành ra các công trình cổ bị đập đi, làm lại. Trong khoa học, công nghệ chúng ta không có thói quen làm tiếp, tiếp quản thành quả của người khác mà thích làm lại từ đầu. Tất cả dẫn đến lãng phí của cải chung của cả xã hội và giá thành sản phẩm cao và chậm nhịp độ phát triển.
[3] Một hậu quả xấu nữa là hoặc là tổ chức sẽ thiếu tính sáng tạo vì không có người phản biện hoặc là tổ chức sẽ thiếu sự đoàn kết và không phát huy hết các tài năng cá nhân vì những người khác quan điểm hoặc sẽ phải dời bỏ hoặc ở lại thì thụ động, không dám thể hiện hết mình.
(4) NỀN TẢNG TRIẾT HỌC YẾU LẠI KHÔNG CHUẨN
Triết học của Việt Nam gốc là Nho Giáo sau này chuyển sang Khổng Giáo, Khổng Giáo độc tôn ở Việt nam cho tới thế kỷ 20. Cuối thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo Châu Âu vào giảng đạo, Thiên Chúa Giáo bắt đầu hình thành và phát triển và triết học Khổng Giáo dần bị lai tạp bởi Thiên Chúa Giáo. Với sự thay đổi và phát triển như vậy triết học của Việt Nam là lai tạp, pha trộn và ảnh hưởng của nước ngoài (Trung Quốc và phương Tây) nên nền tảng không vững chắc, cộng thêm Việt Nam không có triết gia nên các hệ thống lý luận và giá trị vừa yếu vừa không chuẩn.
Trên nền tảng triết lý Khổng Giáo lai tạp ấy rất nhiều giá trị, nhiều vai trò của các thành phần trong xã hội không chuẩn, thậm chí bị sai lệch, từ đó dẫn đến đảo lộn các qui tắc hành xử, ứng xử trong xã hội cũng như trong phát triển kinh tế.
[1] Điểm sai lệch thứ nhất nghiêm trọng nhất là đánh giá thấp vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp và thương mại. Không những đánh giá thấp mà còn bị coi thường: dậy học và chữa bệnh thì được gọi là “thầy”: “thầy giáo”, “thầy thuốc” (điều này không sai), còn buôn bán, thương mại thì gọi là “con” là “bọn” (“phường con buôn”, “bọn con buôn”). Trong khi doanh nghiệp (bao gồm cả nhà máy, xí nghiệp sản xuất, ngân hàng) là trung tâm của xã hội, tạo công ăn việc làm cho 70% lao động trong xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy chính phủ, duy trì an ninh quốc phòng, đầu tư cho giao thông, hạ tầng xã hội, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho y tế, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người nghèo và các chính sách xã hội…
Đã bước vào thế kỷ 21, hội nhập quốc tế đã 22 năm, thời đại Internet, thời đại toàn cầu hoá rồi mà hiện tại rất nhiều học giả, rất nhiều người có tri thức vẫn có luận điểm chia những người kinh doanh Việt Nam ra 3 loại: Doanh nhân, thương nhân và con buôn (trong khi thế giới chỉ dùng một từ duy nhất là Businessman). Tệ hại hơn có người còn kết luận hiện thời Việt Nam chưa có doanh nhân.
Một thành phần chính, lực lượng chính, hoạt động trung tâm của việc tạo ra của cải cho xã hội, của phát triển kinh tế, làm giầu cho cá nhân, tập thể và đất nước lại bị đánh giá thấp nhất, bị coi thường, bị miệt thị thì mãi nghèo cũng là chuyện tất yếu, không thể khác.
Người Việt chúng ta hiểu hoàn toàn sai về thương mại và doanh nhân, họ coi buôn bán, thương mại là lừa gạt, là bất nhân. Thực chất thương mại và doanh nhân buộc người ta phải đi lại, gặp gỡ, giao lưu, buộc người ta phải thuyết phục đối tác, khách hàng; muốn vậy buộc người ta phải tìm hiểu tâm lý, thói quen, nhu cầu của khách hàng; muốn vậy buộc người ta phải đặt mình vào địa vị của khách hàng để hiểu tâm lý, thói quen, nhu cầu, để khám phá xem khách hàng muốn gì; muốn vậy buộc người ta phải nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất; Tiếp theo người ta phải tìm cách chinh phục khách hàng, thuyết phục khách hàng đồng ý mua sản phẩm, dịch vụ của mình thay vì mua sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp khác, của quốc gia mình mà không phải quốc gia khác. Muốn làm được điều đó doanh nhân phải là một người lịch sự, chân thành, lễ độ, nghiêm túc, hiểu biết, giữ chữ tín, đáng tin cậy, đáng yêu và có trách nhiệm với xã hội, đôi khi là cả lòng dũng cảm, đi tiên phong.
Chân thành, tin cậy, đáng yêu, có trách nhiệm với xã hội là bốn đức tính đáng quí nhất của một doanh nhân, thiếu bốn đức tính đó thì không thể là một doanh nhân lớn, không thể thành công trong thương mại, nếu có thành công thì chỉ là thành công nhỏ, tạm bợ mà thôi.
Một đất nước, một nền văn hoá, loại bỏ thương mại, thiếu vắng thương mại sẽ dần biến đất nước, biến xã hội thành một đất nước, một xã hội không văn minh, thiếu lịch sự, đôi khi lỗ mãng.
Chính vì bị đánh giá thấp, bị coi thường nên doanh nghiệp và nghề buôn (thương mại) không được phát triển ở Việt nam. Mà thương mại và doanh nghiệp không được phát triển thì tất yếu đất nước sẽ nghèo.
[2] Điểm sai lệch thứ hai cũng nghiêm trọng là đánh giá sai lệch về tiền bạc. Không chỉ sai lệch mà chúng ta còn có thái độ bệnh hoạn và tội lỗi đối với tiền bạc.
Người Việt chúng ta có hai thái cực trái ngược nhau đầy mâu thuẫn về tiền bạc. Thái cực thứ nhất là coi khinh đồng tiền: “Tôi coi khinh đồng tiền”, “tiền bạc lắm”; đã coi khinh đồng tiền, coi tiền là bạc bẽo thì hiển nhiên sẽ không bao giờ kiếm được nhiều tiền, không bao giờ giầu có.
Trên nền tảng triết lý Khổng Giáo lai tạp ấy rất nhiều giá trị, nhiều vai trò của các thành phần trong xã hội không chuẩn, thậm chí bị sai lệch, từ đó dẫn đến đảo lộn các qui tắc hành xử, ứng xử trong xã hội cũng như trong phát triển kinh tế.
[1] Điểm sai lệch thứ nhất nghiêm trọng nhất là đánh giá thấp vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp và thương mại. Không những đánh giá thấp mà còn bị coi thường: dậy học và chữa bệnh thì được gọi là “thầy”: “thầy giáo”, “thầy thuốc” (điều này không sai), còn buôn bán, thương mại thì gọi là “con” là “bọn” (“phường con buôn”, “bọn con buôn”). Trong khi doanh nghiệp (bao gồm cả nhà máy, xí nghiệp sản xuất, ngân hàng) là trung tâm của xã hội, tạo công ăn việc làm cho 70% lao động trong xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy chính phủ, duy trì an ninh quốc phòng, đầu tư cho giao thông, hạ tầng xã hội, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho y tế, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người nghèo và các chính sách xã hội…
Đã bước vào thế kỷ 21, hội nhập quốc tế đã 22 năm, thời đại Internet, thời đại toàn cầu hoá rồi mà hiện tại rất nhiều học giả, rất nhiều người có tri thức vẫn có luận điểm chia những người kinh doanh Việt Nam ra 3 loại: Doanh nhân, thương nhân và con buôn (trong khi thế giới chỉ dùng một từ duy nhất là Businessman). Tệ hại hơn có người còn kết luận hiện thời Việt Nam chưa có doanh nhân.
Một thành phần chính, lực lượng chính, hoạt động trung tâm của việc tạo ra của cải cho xã hội, của phát triển kinh tế, làm giầu cho cá nhân, tập thể và đất nước lại bị đánh giá thấp nhất, bị coi thường, bị miệt thị thì mãi nghèo cũng là chuyện tất yếu, không thể khác.
Người Việt chúng ta hiểu hoàn toàn sai về thương mại và doanh nhân, họ coi buôn bán, thương mại là lừa gạt, là bất nhân. Thực chất thương mại và doanh nhân buộc người ta phải đi lại, gặp gỡ, giao lưu, buộc người ta phải thuyết phục đối tác, khách hàng; muốn vậy buộc người ta phải tìm hiểu tâm lý, thói quen, nhu cầu của khách hàng; muốn vậy buộc người ta phải đặt mình vào địa vị của khách hàng để hiểu tâm lý, thói quen, nhu cầu, để khám phá xem khách hàng muốn gì; muốn vậy buộc người ta phải nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất; Tiếp theo người ta phải tìm cách chinh phục khách hàng, thuyết phục khách hàng đồng ý mua sản phẩm, dịch vụ của mình thay vì mua sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp khác, của quốc gia mình mà không phải quốc gia khác. Muốn làm được điều đó doanh nhân phải là một người lịch sự, chân thành, lễ độ, nghiêm túc, hiểu biết, giữ chữ tín, đáng tin cậy, đáng yêu và có trách nhiệm với xã hội, đôi khi là cả lòng dũng cảm, đi tiên phong.
Chân thành, tin cậy, đáng yêu, có trách nhiệm với xã hội là bốn đức tính đáng quí nhất của một doanh nhân, thiếu bốn đức tính đó thì không thể là một doanh nhân lớn, không thể thành công trong thương mại, nếu có thành công thì chỉ là thành công nhỏ, tạm bợ mà thôi.
Một đất nước, một nền văn hoá, loại bỏ thương mại, thiếu vắng thương mại sẽ dần biến đất nước, biến xã hội thành một đất nước, một xã hội không văn minh, thiếu lịch sự, đôi khi lỗ mãng.
Chính vì bị đánh giá thấp, bị coi thường nên doanh nghiệp và nghề buôn (thương mại) không được phát triển ở Việt nam. Mà thương mại và doanh nghiệp không được phát triển thì tất yếu đất nước sẽ nghèo.
[2] Điểm sai lệch thứ hai cũng nghiêm trọng là đánh giá sai lệch về tiền bạc. Không chỉ sai lệch mà chúng ta còn có thái độ bệnh hoạn và tội lỗi đối với tiền bạc.
Người Việt chúng ta có hai thái cực trái ngược nhau đầy mâu thuẫn về tiền bạc. Thái cực thứ nhất là coi khinh đồng tiền: “Tôi coi khinh đồng tiền”, “tiền bạc lắm”; đã coi khinh đồng tiền, coi tiền là bạc bẽo thì hiển nhiên sẽ không bao giờ kiếm được nhiều tiền, không bao giờ giầu có.
Thái cực thứ hai là tuyệt đối hoá đồng tiền: “Có tiền mua tiên cũng được”, “tiền là vạn năng”, “tiền là tất cả”; đã tuyệt đối hoá đồng tiền họ sẽ kiếm tiền bằng mọi giá, không quan tâm đến chữ tín, không quan tâm đến nhân cách, bất chấp hậu quả.
Với triết lý vừa tuyệt đối hoá vừa coi khinh đồng tiền dẫn đến một bộ phận người Việt Nam không dám công khai kiếm tiền, coi kiếm tiền như một sự vẩn đục, họ cố làm ra vẻ coi khinh đồng tiền, coi khinh sự giầu có và hãnh diện với sự thanh bần của mình. Mặt khác họ cũng hiểu quyền lực của đồng tiền, họ cũng cần tiền và muốn có nhiều tiền thành thử họ kiếm tiền và làm giầu một cách giấu giếm.
Các xã hội phát triển, văn minh họ đánh giá đúng giá trị đồng tiền, họ không tuyệt đối hoá, họ không coi khinh đồng tiền, họ coi đồng tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá, đồng tiền là thước đo giá trị lao động, đồng tiền giúp họ có cuộc sống tốt hơn, đào tạo nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, báo hiếu cha mẹ, giải trí, du lịch và làm công tác xã hội.
[3] Điểm sai lệch thứ 3 cũng nghiêm trọng là đánh giá sai các giá trị:
Người Việt chúng ta quan niệm lệch lạc về người giỏi. Thời phong kiến là giỏi làm thơ (xuất khẩu thành thơ), giỏi đối đáp (câu đối), trong khi đó xã hội cần bao nhiêu người tài trong các lĩnh vực khác nữa: khoa học tự nhiên và kinh tế - thương mại là hai lĩnh lực quan trọng nhất giúp kinh tế phát triển thì thời phong kiến không được quan tâm, không được đánh giá là người tài. Nửa cuối thế kỷ 20 ở miền Bắc lại quan niệm người giỏi là giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán, tất cả những học sinh giỏi nhất lên đại học đều học Toán, Vật Lý, Cơ học..
Người Việt chúng ta không đánh giá cao, không ca ngợi những nguyên lý cơ bản về hệ thống, bài bản mà thường đánh giá cao sự lanh trí xử lý theo tình huống, khôn vặt kiểu Trạng Quỳnh: “Dê đực chửa”, “Hâm nước mắm”, “nhúng 10 đầu ngón tay vẽ giun”, “đố vua ị mà cấm đái”… Với tư duy ấy chúng ta chỉ có thể làm tốt những hệ thống nhỏ, đơn lẻ, khi hệ thống lớn hơn, cần nhân rộng, cần phát triển lâu dài thì sự lanh trí, khôn vặt lại chính là lực cản của sự phát triển.
Người Việt chúng ta rất coi trọng bằng cấp, coi trọng đến mức cứ thi đỗ trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn thì bổ làm quan. Trong khi đó thám hoa, bảng nhãn cũng chỉ giỏi văn thơ, làm sao mà lãnh đạo một tổng, một huyện, một tỉnh, làm sao lãnh đạo phát triển kinh tế. Đồng hành với coi trọng bằng cấp là coi nhẹ thực hành: ngày trước đi học chỉ dậy văn thơ, câu đối, ngày nay chỉ dậy lý thuyết mà ít dậy thực hành.
.......
Với triết lý vừa tuyệt đối hoá vừa coi khinh đồng tiền dẫn đến một bộ phận người Việt Nam không dám công khai kiếm tiền, coi kiếm tiền như một sự vẩn đục, họ cố làm ra vẻ coi khinh đồng tiền, coi khinh sự giầu có và hãnh diện với sự thanh bần của mình. Mặt khác họ cũng hiểu quyền lực của đồng tiền, họ cũng cần tiền và muốn có nhiều tiền thành thử họ kiếm tiền và làm giầu một cách giấu giếm.
Các xã hội phát triển, văn minh họ đánh giá đúng giá trị đồng tiền, họ không tuyệt đối hoá, họ không coi khinh đồng tiền, họ coi đồng tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá, đồng tiền là thước đo giá trị lao động, đồng tiền giúp họ có cuộc sống tốt hơn, đào tạo nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, báo hiếu cha mẹ, giải trí, du lịch và làm công tác xã hội.
[3] Điểm sai lệch thứ 3 cũng nghiêm trọng là đánh giá sai các giá trị:
Người Việt chúng ta quan niệm lệch lạc về người giỏi. Thời phong kiến là giỏi làm thơ (xuất khẩu thành thơ), giỏi đối đáp (câu đối), trong khi đó xã hội cần bao nhiêu người tài trong các lĩnh vực khác nữa: khoa học tự nhiên và kinh tế - thương mại là hai lĩnh lực quan trọng nhất giúp kinh tế phát triển thì thời phong kiến không được quan tâm, không được đánh giá là người tài. Nửa cuối thế kỷ 20 ở miền Bắc lại quan niệm người giỏi là giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán, tất cả những học sinh giỏi nhất lên đại học đều học Toán, Vật Lý, Cơ học..
Người Việt chúng ta không đánh giá cao, không ca ngợi những nguyên lý cơ bản về hệ thống, bài bản mà thường đánh giá cao sự lanh trí xử lý theo tình huống, khôn vặt kiểu Trạng Quỳnh: “Dê đực chửa”, “Hâm nước mắm”, “nhúng 10 đầu ngón tay vẽ giun”, “đố vua ị mà cấm đái”… Với tư duy ấy chúng ta chỉ có thể làm tốt những hệ thống nhỏ, đơn lẻ, khi hệ thống lớn hơn, cần nhân rộng, cần phát triển lâu dài thì sự lanh trí, khôn vặt lại chính là lực cản của sự phát triển.
Người Việt chúng ta rất coi trọng bằng cấp, coi trọng đến mức cứ thi đỗ trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn thì bổ làm quan. Trong khi đó thám hoa, bảng nhãn cũng chỉ giỏi văn thơ, làm sao mà lãnh đạo một tổng, một huyện, một tỉnh, làm sao lãnh đạo phát triển kinh tế. Đồng hành với coi trọng bằng cấp là coi nhẹ thực hành: ngày trước đi học chỉ dậy văn thơ, câu đối, ngày nay chỉ dậy lý thuyết mà ít dậy thực hành.
.......
Nguồn: Cao Bao Do/blogcamxuc.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét