Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Khi Ban Nội chính TW không có ủy viên bộ chính trị?

Khi Ban Nội chính trung ương không có ủy viên bộ chính trị?
Môt khả năng lớn xảy ra là sau cái chết của nguyên trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh, giá trị của Ban Nội chính trung ương cảng giảm sút trầm trọng. Tâm lý mê tín phổ cập với cao trào là chùa Bái Đính ở Ninh Bình luôn có thể khiến giới quan chức tăng cường tối đa thái độ thận trọng nếu được đảng gợi ý thay thế chỗ của trưởng ban nội chính mà cái chết đã gây ra dư luận dồn đoán.
Ông Phan Đình Trạc
Một tháng sau khi kết thúc đại hội 12 của đảng cầm quyền ở Việt Nam, cái ghế trưởng ban nội chính trung ương mới được “cơ cấu”. Thời điểm này là khá trễ so với chế độ phân bổ các ông Đinh La Thăng làm Bí thư thành ủy Sài Gòn, ông Hoàng Trung Hải là Bí thư thành ủy Hà Nội, ông Đinh Thế Huynh làm Thường trực ban bí thư, ông Võ Văn Thưởng làm Trưởng ban tuyên giáo trung ương… chỉ một tuần sau đại hội 12.

Ông Phan Đình Trạc, từ Phó ban Nội chính trung ương, được Bộ chính trị bổ nhiệm là trưởng ban. Tuy nhiên khác với dự kiến trước đây, ông Trạc chỉ là ủy viên trung ương mà không phải là ủy viên bộ chính trị. Vị thế đảng này đã khiến vai trò và sức mạnh của Ban Nội chính trung ương yếu thế hơn hẳn so với một số ban đảng khác như Ban Tổ chức trung ương, Ban Tuyên giáo trung ương, Ủy ban Kiểm tra đảng trung ương, kể cả Ban Dân vận trung ương.

Không những yếu thế về đẳng cấp trong đảng, tương lai chống tham nhũng của Ban Nội chính trung ương còn mờ mịt, cho dù đây được xem là cơ quan thường trực của Bộ chính trị về phòng chống tham nhũng.

Dường như đã có một điều gì đó không bình thường, hoặc bất thường, xảy đến với việc cơ cấu vai trò Trưởng ban nội chính trung ương.

Từ nhiều năm qua, các cơ quan đảng, trong đó có Ban Nội chính trung ương, thường không được giới quan chức “chạy” vì thiếu “màu”. Đa phần giới quan chức chỉ nhắm vào những cái ghế bên chính phủ vì dễ có điều kiện “sát dân” và “hành là chính”.

“Đầu không tới trời, chân không tới đất” là câu châm ngôn dân gian dành cho loại ban này. Không có quyền lực để “khiển” ngành công an, thậm chí cũng không chi phối được cả ngành tòa án và viện kiểm sát, Ban Nội chính trung ương đóng vai trò mờ nhạt trong nhiều năm qua.

Vì vậy, trong chiến dịch “luân chuyển cán bộ” của Ban Tổ chức trung ương – kéo dài suốt từ đầu năm 2015 đến gần cuối năm đó, có lúc có đến hàng chục hoặc hơn phó ban được “bổ” về Ban Nội chính trung ương. Ban này chính thức trở thành “Ban phó ban”.

Cuộc “cách mạng” rõ ràng nhất đã xảy ra vào năm 2014, khi Tổng bí thư Trọng dự định đưa Bí thư thành ủy Đà Nẵng là Nguyễn Bá Thanh vào Bộ chính trị và cầm chịch Ban Nội chính trung ương với mũi giáo chống tham nhũng và bè phái trong đảng. Tuy nhiên ông Thanh không được toại nguyện. Không những thế, “thần khẩu hại xác phàm”, câu cửa miệng “hốt liền, bắt liền” của ông còn khiến ông bị cô lập ở Hà Nội. Không trụ được bao lâu, Nguyễn Bá Thanh phải sang Mỹ chữa bệnh “ung thư”. Đến đầu năm 2015, ông chết.

Môt khả năng lớn xảy ra là sau cái chết của nguyên trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh, giá trị của Ban Nội chính trung ương cảng giảm sút trầm trọng. Tâm lý mê tín phổ cập với cao trào là chùa Bái Đính ở Ninh Bình luôn có thể khiến giới quan chức tăng cường tối đa thái độ thận trọng nếu được đảng gợi ý thay thế chỗ của trưởng ban nội chính mà cái chết đã gây ra dư luận dồn đoán
(...............).

Không còn Nguyễn Bá Thanh, cũng không có nổi một trưởng ban nội chính là ủy viên bộ chính trị, Tổng bí thư Trọng sẽ hành xử chống tham nhũng ra sao? Ông sẽ phải dựa vào Bộ Công an – một cơ quan chưa có gì để chứng minh độ tin cậy cao? Hay dựa vào Thanh tra chính phủ với thành tích hết sức cho có dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Công cuộc “đấu tranh chống tham nhũng” của đảng Cộng Sản cũng bởi thế chưa có gì đáng được coi là triển vọng.

Lê Dung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét