Sẽ có Liên minh nào chống Trung Quốc vì Biển Đông?
...Việt Nam là nạn nhân đầu tiên và thê thảm nhất của Trung Quốc với chính sách bành trướng xuống Biển Đông. Nhưng Việt Nam bị ràng buộc ý thức hệ với quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng. Cộng thêm chính sách 3 không trói chặt nên phản ứng của Việt Nam trước hành vi leo thang xâm lấn của Trung Quốc chỉ là những công hàm phản đối chiếu lệ. Nếu sau này có một liên mình hình thành gồm có Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Phi Luật Tân, Mã Lai và Singapore thì họ không có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa...
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Có một vài học giả cho rằng chiến tranh tại Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian. Ngay trước khi Quốc Hội Trung Quốc nhóm họp, Chủ Tịch Tòa Án Tối Cao Chu Cường tuyên bố là Trung Quốc sẽ thành lập một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế với mục tiêu là “bảo vệ chủ quyền trên biển và các lợi ích cốt lõi khác“.
Có thể là Tòa Án Trọng Tài sẽ ban hành phán quyết bất lợi cho Trung Quốc trong tháng 5 này. Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và có thể sẽ phản ứng bằng cách rút khỏi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như cùng lúc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông. Cái bẫy Thucydides đang giăng chờ đưa hai siêu cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc vào một cuộc chiến khốc liệt tại Biển Đông.
Tuần này, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mã Lai Hishammuddin Hussein tới Úc hội đàm với đồng nhiệm Marise Payne. Hussein tuyên bố là “nếu các nguồn tin cho thấy Trung Quốc đang tiến hành leo thang và di chuyển các phương tiện quân sự ra Trường Sa là đúng thì điều này bắt buộc chúng tôi phải chống trả lại“. Lời phát biểu này này đi ngược lại quan điềm dè dặt của Mã Lai trước đây khi họ không muốn ra mặt làm phật lòng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Hussein cũng sẽ thảo luận với Việt Nam và Phi Luật Tân để tìm cách đạt thỏa thuận về biện pháp chống trả.
Thứ sáu tuần trước, Ngoại Trưởng Julie Bishop và Ngoại Trưởng Singapore Tiến sĩ Vivian Balakrishnan đồng tuyên bố sau cuộc họp tại Sydney là cả hai nước quyết tâm ủng hộ quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông. Ts Balakrishnan cho biết mặc dù Singapore là một quốc gia rất nhỏ nhưng giao thương quốc tế chiếm gấp 3 lần GDP. Do đó, tự do hàng hải và hàng không là một vấn đề sinh tử đối với Singapore. Cuộc họp giữa hai Ngoại Trưởng Úc và Singapore lần này cũng để lót đường cho chuyến công du tới Canberra của Thủ Tướng Lý Hiển Long trong tháng 5 này với mục đích là siết chặt quan hệ hợp tác an ninh và quân sự giữa hai nước, vốn đang là thành viên của Thỏa Thuận An Ninh Ngũ Cường (Five Power Defence Arrangements).
Thỏa thuận An Ninh Ngũ Cường là một loạt giao kèo được ký vào năm 1971 giữa Anh, Úc, Tân Tây Lan, Mã Lai và Singapore mà theo đó các quốc gia thành viên đồng ý lập tức “tham khảo” với nhau một khi có một thành viên bị tấn công hoặc đe dọa. 5 thành viên vẫn thường xuyên tập trận chung hàng năm. Trong thời gian gần đây, thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã thúc đẩy Việt Nam và Phi Luật Tân tìm quan hệ quân sự gần gũi hơn với Úc. Nhưng khó có cơ hội để Việt Nam và Phi Luật Tân gia nhập Thỏa Thuận này vì nhiều lý do khác nhau.
Đầu tháng này, Đô Đốc Harry Harris Chỉ Huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ công bố sau một phiên họp an ninh tại Thủ đô Ấn Độ New Delhi là Mỹ, Ấn độ và Nhận sẽ tập trận chung tại vùng biển ngoài khơi miền Bắc Phi Luật Tân tại Biển Đông. So sánh giữa hai cường quốc tại châu Á, Đô Đốc Harris cho biết ông khâm phục thái độ của Ấn độ khi giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng nhỏ hơn trong khu vực Ấn độ dương bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng phán quyết của Tòa Án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trong khi đó, thì có “nước khác” chỉ biết “bắt nạt, đe dọa và cưỡng ép”. Đô Đốc Harris cũng cho biết là Mỹ và Ấn Độ đang tiến tới gần một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần cho phép hai bên dễ dàng sử dụng các nguồn lực của nhau để tái cung cấp nhiên liệu và sửa chữa. Một số bình luận gia cũng cho rằng Mỹ đang cố gắng dựng lại Liên Minh Tứ Cường gồm có Mỹ, Ấn độ, Nhật bản và Úc để đối trọng với một Trung Quốc hiếu chiến tại Thái Bình Dương.
Ý tưởng Liên Minh Tứ Cường có tên gọi chính thức là Đối Thoại An Ninh Tứ Giác (Quadrilateral Security Dialogue) là con đẻ của Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe trong nhiệm kỳ Thủ Tướng đầu tiên 2006 – 2007 với sự yểm trợ của Phó Tổng Thống Mỹ Dick Cheney, Thủ Tướng Úc John Howard và Thủ Tướng Ấn Manmohan Singh. Trọng điểm của quan hệ này là một cuộc tập trận chung quy mô mang tên Diễn Tập Malabar của 4 quốc gia dân chủ hình thành vòng kim cương kiểm soát sự trỗi dậy của nhà nước cộng sản, độc tài Trung Quốc. Biết rõ điều này nên Trung Quốc phản đối dữ dội. Khi Kevin Rudd đánh bại John Howard lên làm Thủ Tướng, Rudd đơn phương quyết định rút khỏi quan hệ này vì sợ làm mích lòng Trung Quốc. Nhiều viên chức an ninh và chiến lược của Mỹ rất bất bình vì Rudd không hề tham khảo ý kiến trước với Hoa Kỳ.
Rõ ràng là Hoa Kỳ đang muốn thúc đẩy hình thành một liên minh tại châu Á để đối đầu với Trung Quốc vì Hoa Kỳ không muốn tranh chấp tại Biển Đông chỉ là chuyện của Mỹ – Trung mà liên quan tới nhiều quốc gia trong khu vực. Hiện nay, phản ứng của Hoa Kỳ mang tính thụ động và trả đũa từng bước lấn lướt của Trung Quốc. Biện pháp này không mấy hiệu quả dựa trên những sự kiện xây cất đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông. Nếu thành lập được một liên minh thì đây sẽ là một bước ngoặt đáng kể có tính chiến lược buộc Trung Quốc nhận thức rõ cái giá rất đắt mà Trung Quốc phải trả cho mọi sự hung hăng, khiêu khích. Trong số 7 đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ thì có tới 5 quốc gia nằm trong khu vực Thái Bình Dương. Nhật, Úc, Phi Luật Tân đều có hiệp ước liên minh phòng thủ với Hoa Kỳ. Trong khi đó, Ấn Độ có truyền thống phi liên kết. Vả lại, quyền lợi của Ấn Độ tại Biển Đông không đến nỗi quan trọng so với phản ứng trả đũa của Trung Quốc ví dụ như Trung Quốc có thể điều tàu sân bay Liêu Ninh đến cảng Gwadar tại Pakistan.
Úc bị đặt trong vị thế phải cân bằng an ninh và lợi ích kinh tế. Hiệp Ước Thương Mại Tự Do Trung – Úc có hiệu lực từ tháng 12 năm ngoái. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 660 tỷ trong năm 2014 – 2015. Trong khi đó, Úc đang thương thuyết cho phép Mỹ đưa máy bay ném bom tầm xa đến căn cứ Darwin sẵn sàng tác chiến nếu có xung đột liên quan tới Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông. Bạch Thư Quốc Phòng 2016 cũng nêu rõ hành vi hung hăng của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất cho một trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp ảnh hưởng trực tiến đến quyền lợi quốc gia của Úc. Cựu Thủ Tướng Tony Abbott tóm gọn quan hệ của Úc với Trung Quốc trong một bài phát biểu tại Nhật Bản là Úc chia sẻ lợi ích kinh tế nhưng không chia sẻ các giá trị với Trung Quốc và khi xảy ra xung đột thì Úc sẽ có thái độ thích đáng.
Còn Việt Nam đứng ở vị trí nào? Việt Nam là nạn nhân đầu tiên và thê thảm nhất của Trung Quốc với chính sách bành trướng xuống Biển Đông. Nhưng Việt Nam bị ràng buộc ý thức hệ với quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng. Cộng thêm chính sách 3 không trói chặt nên phản ứng của Việt Nam trước hành vi leo thang xâm lấn của Trung Quốc chỉ là những công hàm phản đối chiếu lệ. Nếu sau này có một liên mình hình thành gồm có Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Phi Luật Tân, Mã Lai và Singapore thì họ không có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Quan tâm hàng đầu của họ là tự do hàng hải và giao thương.
Nếu Trung Quốc nhượng bộ và bảo đảm nhu cầu này và ngược lại liên minh công nhận hoặc không phản đối yêu sách chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc thì Việt Nam coi như mất trắng. Việt Nam muốn dựa vào ASEAN để đối trọng nhưng có nhiều quốc gia ASEAN như Nam Dương, Thái Lan, Cam Bốt, Lào và Miến Điện không có quyền lợi ở Biển Đông. Không dại gì họ hy sinh lợi ích kinh tế với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam và Phi Luật Tân. Nhưng Phi Luật Tân thì có liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo hậu thuẫn. Chỉ có Việt Nam là đơn thương độc mã trên bàn cớ chiến lược tại Đông Nam Á – Thái Bình Dương. Do đó, có thể kết luận rằng Việt Nam đang đứng trước hiểm họa đánh mất chủ quyền biển đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa vào tay Trung Cộng mà Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Ls Nguyễn Văn Thân
Ba Sàm
Tuần này, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mã Lai Hishammuddin Hussein tới Úc hội đàm với đồng nhiệm Marise Payne. Hussein tuyên bố là “nếu các nguồn tin cho thấy Trung Quốc đang tiến hành leo thang và di chuyển các phương tiện quân sự ra Trường Sa là đúng thì điều này bắt buộc chúng tôi phải chống trả lại“. Lời phát biểu này này đi ngược lại quan điềm dè dặt của Mã Lai trước đây khi họ không muốn ra mặt làm phật lòng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Hussein cũng sẽ thảo luận với Việt Nam và Phi Luật Tân để tìm cách đạt thỏa thuận về biện pháp chống trả.
Thứ sáu tuần trước, Ngoại Trưởng Julie Bishop và Ngoại Trưởng Singapore Tiến sĩ Vivian Balakrishnan đồng tuyên bố sau cuộc họp tại Sydney là cả hai nước quyết tâm ủng hộ quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông. Ts Balakrishnan cho biết mặc dù Singapore là một quốc gia rất nhỏ nhưng giao thương quốc tế chiếm gấp 3 lần GDP. Do đó, tự do hàng hải và hàng không là một vấn đề sinh tử đối với Singapore. Cuộc họp giữa hai Ngoại Trưởng Úc và Singapore lần này cũng để lót đường cho chuyến công du tới Canberra của Thủ Tướng Lý Hiển Long trong tháng 5 này với mục đích là siết chặt quan hệ hợp tác an ninh và quân sự giữa hai nước, vốn đang là thành viên của Thỏa Thuận An Ninh Ngũ Cường (Five Power Defence Arrangements).
Thỏa thuận An Ninh Ngũ Cường là một loạt giao kèo được ký vào năm 1971 giữa Anh, Úc, Tân Tây Lan, Mã Lai và Singapore mà theo đó các quốc gia thành viên đồng ý lập tức “tham khảo” với nhau một khi có một thành viên bị tấn công hoặc đe dọa. 5 thành viên vẫn thường xuyên tập trận chung hàng năm. Trong thời gian gần đây, thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã thúc đẩy Việt Nam và Phi Luật Tân tìm quan hệ quân sự gần gũi hơn với Úc. Nhưng khó có cơ hội để Việt Nam và Phi Luật Tân gia nhập Thỏa Thuận này vì nhiều lý do khác nhau.
Đầu tháng này, Đô Đốc Harry Harris Chỉ Huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ công bố sau một phiên họp an ninh tại Thủ đô Ấn Độ New Delhi là Mỹ, Ấn độ và Nhận sẽ tập trận chung tại vùng biển ngoài khơi miền Bắc Phi Luật Tân tại Biển Đông. So sánh giữa hai cường quốc tại châu Á, Đô Đốc Harris cho biết ông khâm phục thái độ của Ấn độ khi giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng nhỏ hơn trong khu vực Ấn độ dương bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng phán quyết của Tòa Án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trong khi đó, thì có “nước khác” chỉ biết “bắt nạt, đe dọa và cưỡng ép”. Đô Đốc Harris cũng cho biết là Mỹ và Ấn Độ đang tiến tới gần một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần cho phép hai bên dễ dàng sử dụng các nguồn lực của nhau để tái cung cấp nhiên liệu và sửa chữa. Một số bình luận gia cũng cho rằng Mỹ đang cố gắng dựng lại Liên Minh Tứ Cường gồm có Mỹ, Ấn độ, Nhật bản và Úc để đối trọng với một Trung Quốc hiếu chiến tại Thái Bình Dương.
Ý tưởng Liên Minh Tứ Cường có tên gọi chính thức là Đối Thoại An Ninh Tứ Giác (Quadrilateral Security Dialogue) là con đẻ của Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe trong nhiệm kỳ Thủ Tướng đầu tiên 2006 – 2007 với sự yểm trợ của Phó Tổng Thống Mỹ Dick Cheney, Thủ Tướng Úc John Howard và Thủ Tướng Ấn Manmohan Singh. Trọng điểm của quan hệ này là một cuộc tập trận chung quy mô mang tên Diễn Tập Malabar của 4 quốc gia dân chủ hình thành vòng kim cương kiểm soát sự trỗi dậy của nhà nước cộng sản, độc tài Trung Quốc. Biết rõ điều này nên Trung Quốc phản đối dữ dội. Khi Kevin Rudd đánh bại John Howard lên làm Thủ Tướng, Rudd đơn phương quyết định rút khỏi quan hệ này vì sợ làm mích lòng Trung Quốc. Nhiều viên chức an ninh và chiến lược của Mỹ rất bất bình vì Rudd không hề tham khảo ý kiến trước với Hoa Kỳ.
Rõ ràng là Hoa Kỳ đang muốn thúc đẩy hình thành một liên minh tại châu Á để đối đầu với Trung Quốc vì Hoa Kỳ không muốn tranh chấp tại Biển Đông chỉ là chuyện của Mỹ – Trung mà liên quan tới nhiều quốc gia trong khu vực. Hiện nay, phản ứng của Hoa Kỳ mang tính thụ động và trả đũa từng bước lấn lướt của Trung Quốc. Biện pháp này không mấy hiệu quả dựa trên những sự kiện xây cất đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông. Nếu thành lập được một liên minh thì đây sẽ là một bước ngoặt đáng kể có tính chiến lược buộc Trung Quốc nhận thức rõ cái giá rất đắt mà Trung Quốc phải trả cho mọi sự hung hăng, khiêu khích. Trong số 7 đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ thì có tới 5 quốc gia nằm trong khu vực Thái Bình Dương. Nhật, Úc, Phi Luật Tân đều có hiệp ước liên minh phòng thủ với Hoa Kỳ. Trong khi đó, Ấn Độ có truyền thống phi liên kết. Vả lại, quyền lợi của Ấn Độ tại Biển Đông không đến nỗi quan trọng so với phản ứng trả đũa của Trung Quốc ví dụ như Trung Quốc có thể điều tàu sân bay Liêu Ninh đến cảng Gwadar tại Pakistan.
Úc bị đặt trong vị thế phải cân bằng an ninh và lợi ích kinh tế. Hiệp Ước Thương Mại Tự Do Trung – Úc có hiệu lực từ tháng 12 năm ngoái. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 660 tỷ trong năm 2014 – 2015. Trong khi đó, Úc đang thương thuyết cho phép Mỹ đưa máy bay ném bom tầm xa đến căn cứ Darwin sẵn sàng tác chiến nếu có xung đột liên quan tới Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông. Bạch Thư Quốc Phòng 2016 cũng nêu rõ hành vi hung hăng của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất cho một trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp ảnh hưởng trực tiến đến quyền lợi quốc gia của Úc. Cựu Thủ Tướng Tony Abbott tóm gọn quan hệ của Úc với Trung Quốc trong một bài phát biểu tại Nhật Bản là Úc chia sẻ lợi ích kinh tế nhưng không chia sẻ các giá trị với Trung Quốc và khi xảy ra xung đột thì Úc sẽ có thái độ thích đáng.
Còn Việt Nam đứng ở vị trí nào? Việt Nam là nạn nhân đầu tiên và thê thảm nhất của Trung Quốc với chính sách bành trướng xuống Biển Đông. Nhưng Việt Nam bị ràng buộc ý thức hệ với quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng. Cộng thêm chính sách 3 không trói chặt nên phản ứng của Việt Nam trước hành vi leo thang xâm lấn của Trung Quốc chỉ là những công hàm phản đối chiếu lệ. Nếu sau này có một liên mình hình thành gồm có Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Phi Luật Tân, Mã Lai và Singapore thì họ không có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Quan tâm hàng đầu của họ là tự do hàng hải và giao thương.
Nếu Trung Quốc nhượng bộ và bảo đảm nhu cầu này và ngược lại liên minh công nhận hoặc không phản đối yêu sách chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc thì Việt Nam coi như mất trắng. Việt Nam muốn dựa vào ASEAN để đối trọng nhưng có nhiều quốc gia ASEAN như Nam Dương, Thái Lan, Cam Bốt, Lào và Miến Điện không có quyền lợi ở Biển Đông. Không dại gì họ hy sinh lợi ích kinh tế với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam và Phi Luật Tân. Nhưng Phi Luật Tân thì có liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo hậu thuẫn. Chỉ có Việt Nam là đơn thương độc mã trên bàn cớ chiến lược tại Đông Nam Á – Thái Bình Dương. Do đó, có thể kết luận rằng Việt Nam đang đứng trước hiểm họa đánh mất chủ quyền biển đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa vào tay Trung Cộng mà Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Ls Nguyễn Văn Thân
Ba Sàm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét