Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Điều gì khiến một quốc gia thịnh vượng?

Điều gì khiến một quốc gia thịnh vượng?
Dân chủ? Chưa đúng, Campuchia cũng dân chủ, Ấn Độ cũng dân chủ, nhưng vẫn nghèo. Singapore xét theo định nghĩa là một quốc gia độc tài dưới Lý Quang Diệu nhưng vẫn giàu.
Hong Kong
Văn hóa? Có thể nói là quốc gia có văn hóa Thiên Chúa-Do Thái thịnh vượng hơn các quốc gia khác, điển hình là Hồi Giáo.
Dân số nhiều? Không đúng, nói vậy thì thu nhập bình quân của Trung Quốc và Ấn Độ sao lại nằm ở mức thấp? Còn những quốc gia đông dân như Bangladesh thì sao? Dân số ít? Nói vậy thì những cái đảo nhỏ ở đại dương đã là cường quốc.

Địa lý? Những nước có đường biển giàu hơn những nước trong đất? Có thể. Nhưng bạn giải thích sao với Thụy Sĩ, Áo, họ là 2 nước không có đường biển nhưng lại giàu. Có vô số nước có đường biển nhưng lại nghèo, điển hình là ở Châu Phi và Nam Mỹ.

Tài nguyên? Cũng không phải. Singapore và Hong Kong làm gì có tài nguyên. Thụy Sĩ chỉ là một miền đất hoang ở Châu Âu mà là một quốc gia thịnh vượng. Còn Việt Nam thì giàu tài nguyên nhưng vẫn nghèo.

Học vấn? Càng không. Vì nhiều học sinh của nhiều nước học quá trời mà vẫn nghèo?

Bạn biết câu trả lời là gì không? Đó chính là Thị Trường Tự Do và Chủ Nghĩa Tư Bản. Đó là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng.
Hong Kong chưa bao giờ có dân chủ, nhưng họ mở cửa thị trường và áp dụng Chủ Nghĩa Tư Bản. Singapore xét đúng nghĩa là một quốc gia độc tài dưới sự cai trị của Lý Quang Diệu, nhưng họ vẫn có một nền kinh tế tự do. Ấn Độ sau khi lấy độc lập từ Anh Quốc đã áp dụng chính sách kinh tế đóng cửa để bảo vệ các lợi ích nhóm, và họ đã trả giá cho quyết định đó. Trung Quốc đáng lẽ ra, với số dân và tài nguyên đó, phải là một siêu cường quốc nhưng thu nhập bình quân lại ở mức thấp.

Việt Nam thì có gần như tất cả – tài nguyên, con người, văn hóa Tây Phương từ thời thuộc địa Pháp, địa lý, học vấn chất xám và dân số đa số dưới 30 tuổi. Nhưng chúng ta đang tự khép kín nền kinh tế chúng ta lại với vô số bộ luật và thủ tục hành chính nhằm bảo vệ những doanh nghiệp trong nước. Cho tới bây giờ, chúng ta vẫn chưa có cái gọi là tư hữu, một yếu tố không thể thiếu để chủ nghĩa tư bản vận hành hiệu quả.

Bạn có thể có dân chủ, có địa lý, có tài nguyên. Nhưng nếu bạn không cho phép thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản tự điều hành thì vẫn nghèo như thường. Đó là bài học mà Lý Quang Diệu muốn nói. Chắc ông ta cũng âm thầm đọc sách của Adam Smith, FA Hayek và Milton Friedman. 

(Blog Cà Fê Ku Búa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét