Khi những người trẻ xuống đường vì cây
Những sinh viên Đại học Sài Gòn mang theo nhiều biểu ngữ "Tôi yêu cây - Cây yêu tôi - chặt cây là tội ác", "đừng cắt bỏ lá phổi Sài Gòn" sau khi có thông tin sẽ di dời và chặt khoảng 300 cây xanh vì dự án Cầu Thủ Thiêm 2.
Sinh viên Đại học Sài Gòn trên đường Tôn Đức Thắng
Lời hứa với hàng câyBan Quản lý Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh "cam kết sẽ trả lại mảng xanh" sau khi hoàn thành dự án trong cuộc họp báo ngày 23/3. Nhưng người trẻ ở Sài Gòn đã cầm biểu ngữ thể hiện điều họ suy nghĩ - như một điểm bùng phát cuối cùng: Họ không còn tin vào các lời hứa.
Hãy nhớ lại những hàng cây trên đường Nguyễn Huệ chỉ vài năm trước. Đó là những gốc cổ thụ khổng lồ, nhiều khi che hết cả một góc ngã ba đường.
Dưới gốc cây đó là những người mưu sinh hàng chục năm trên vỉa hè, là "tài sản" bóng mát miễn phí mà họ được hưởng.
Ai sống ở Sài Gòn mùa nắng, mới hiểu thành phố này cần cây đến mức nào.
Ai bán mặt cho trời mưu sinh trên phố, mới thấm thía cái bóng mát ấy vô giá với sức khỏe của tầng lớp lao động thấp kém ra sao.
Nhưng cây xanh trên đường Nguyễn Huệ đã ra đi vĩnh viễn, chẳng cần lời hứa nào, cũng vì một nguyên nhân vô cùng có lý: phát triển.
Những khoanh gỗ khổng lồ bị cắt tận gốc được thay thế bằng hàng cây mỏng manh, cây trong chậu, cây quặt quẹo, cây bóng lá lưa thưa, chẳng thể bù đắp bất cứ phần nào của một con đường cây xanh khổng lồ đã biến mất.
Đường Tôn Đức Thắng chắc rồi sẽ có số phận như đường Nguyễn Huệ, sạch sẽ, trụi lủi và không còn hàng cây kiêu hãnh nào nữa, chỉ còn cây trồng lưa thưa và những chậu kiểng nhôm nhựa không tác dụng gì cho mùa nắng để... hoàn thành lời hứa.
Suốt hàng chục năm phát triển, người ta thấy những công viên ở Sài Gòn bị thu hẹp, cắt xẻ, chia đường, xây đường ở giữa, rào dậu.
Năm 2015, báo cáo quan trắc môi trường cho thấy thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm không khí nặng và khí độc hại tăng cao
Công viên 30/4 ngoài Nhà thờ Đức Bà được giăng kín bởi những chậu bông kiểng bằng sắt thiếu mỹ quan. Nguyễn Huệ không còn mảng xanh.
Nhiều người dân ở thành phố này hình như khó chịu mỗi khi nghe đến cụm từ "chặt cây". Mảng xanh là thứ chỉ còn được chào bán trong các dự án bất động sản cao cấp. Bóng mát - đã không còn miễn phí.
Như một hệ lụy, lời hứa của Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh không được những công dân trẻ của thành phố tin vào nữa.
Người trẻ không còn tin các lá phổi xanh có thể tồn tại được sau lời hứa chặt đi, trồng lại, cũng như những bóng cây khổng lồ biến mất không còn dấu vết chỉ sau một vài thông cáo trên báo chí.
Màu xanh yếu ớt
Khi những sinh viên cầm một tấm bảng với ý kiến "Đừng cắt bỏ lá phổi Sài Gòn", đó chỉ là lời nhắc nhở rất yếu ớt cho bất cứ ai đang đi qua bóng mát đường Tôn Đức Thắng mỗi ngày.
Đó là con đường có bốn hàng cây. Đó là những cây xanh hàng trăm tuổi đời, là một di sản của thành phố. Hay thực dụng hơn, hàng cây là bóng mát hiếm hoi còn lại, có thể làm dịu con đường suốt ngày kẹt xe hơi và khói bụi mịt mù.
Những gương mặt non trẻ ấy là ai? – Họ là những sinh viên gần cuối tuổi 9x không thấy những hàng cây mới vươn cao.
Họ quen với khẩu trang bịt mặt, con đường nắng bụi mù ban trưa và ngồi chơi sau những song sắt trường học đóng kín – chỉ vì chẳng còn không gian xanh nào để chạy đùa cùng chúng bạn.
Họ lớn lên không biết đến buổi chiều đạp xe trong hàng cây xanh mát của một đời sống khỏe mạnh.
Họ là những người trẻ thơ ngây với lời ngợi ca đầu tiên khi xuất ngoại du học là “ở nước tớ đang học cây xanh nhiều lắm, đẹp lắm”.
Họ đói không gian xanh, đói những mùa chạy chơi đổ mồ hôi dưới tàng cây rộng – thứ quà xa xỉ giờ chỉ dành cho những học sinh con nhà giàu hoặc trường điểm, họa chăng còn giữ lại sân trường.
Cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng có cây trên trăm tuổi
Nguyên cớ phát triển thường đúng đắn tới nỗi người ta không biết làm cách nào cãi lại nó.
Thành phố không muốn kẹt xe nữa. Thành phố cần thêm một cây cầu. Cả triệu con người cần được di chuyển thông thoáng.
Trước bao nhiêu điều đúng như vậy, lý lẽ muốn có một lá phổi xanh trở nên yếu ớt vô cùng.
Nhưng rồi, cũng như gương mặt của phát triển người ta thấy ở Trung Quốc, Sài Gòn rồi sẽ có một thế hệ trẻ đeo khẩu trang, bịt mặt, lớn lên trong làn bụi không thấy mặt người, chết đi nhanh chóng vì bệnh ung thư phổi.
Khi sự sống được đo đếm bằng cuộc tấn công của phát triển vào những hàng cây, những 9x không còn nhỏ đã biết họ phải làm gì.
Họ ngưng tin vào các lời hứa hạ gục hàng cây xanh trăm tuổi.
Lan Phương
BBC Tiếng Việt từ Bangkok
Nhưng cây xanh trên đường Nguyễn Huệ đã ra đi vĩnh viễn, chẳng cần lời hứa nào, cũng vì một nguyên nhân vô cùng có lý: phát triển.
Những khoanh gỗ khổng lồ bị cắt tận gốc được thay thế bằng hàng cây mỏng manh, cây trong chậu, cây quặt quẹo, cây bóng lá lưa thưa, chẳng thể bù đắp bất cứ phần nào của một con đường cây xanh khổng lồ đã biến mất.
Đường Tôn Đức Thắng chắc rồi sẽ có số phận như đường Nguyễn Huệ, sạch sẽ, trụi lủi và không còn hàng cây kiêu hãnh nào nữa, chỉ còn cây trồng lưa thưa và những chậu kiểng nhôm nhựa không tác dụng gì cho mùa nắng để... hoàn thành lời hứa.
Suốt hàng chục năm phát triển, người ta thấy những công viên ở Sài Gòn bị thu hẹp, cắt xẻ, chia đường, xây đường ở giữa, rào dậu.
Năm 2015, báo cáo quan trắc môi trường cho thấy thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm không khí nặng và khí độc hại tăng cao
Công viên 30/4 ngoài Nhà thờ Đức Bà được giăng kín bởi những chậu bông kiểng bằng sắt thiếu mỹ quan. Nguyễn Huệ không còn mảng xanh.
Nhiều người dân ở thành phố này hình như khó chịu mỗi khi nghe đến cụm từ "chặt cây". Mảng xanh là thứ chỉ còn được chào bán trong các dự án bất động sản cao cấp. Bóng mát - đã không còn miễn phí.
Như một hệ lụy, lời hứa của Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh không được những công dân trẻ của thành phố tin vào nữa.
Người trẻ không còn tin các lá phổi xanh có thể tồn tại được sau lời hứa chặt đi, trồng lại, cũng như những bóng cây khổng lồ biến mất không còn dấu vết chỉ sau một vài thông cáo trên báo chí.
Màu xanh yếu ớt
Khi những sinh viên cầm một tấm bảng với ý kiến "Đừng cắt bỏ lá phổi Sài Gòn", đó chỉ là lời nhắc nhở rất yếu ớt cho bất cứ ai đang đi qua bóng mát đường Tôn Đức Thắng mỗi ngày.
Đó là con đường có bốn hàng cây. Đó là những cây xanh hàng trăm tuổi đời, là một di sản của thành phố. Hay thực dụng hơn, hàng cây là bóng mát hiếm hoi còn lại, có thể làm dịu con đường suốt ngày kẹt xe hơi và khói bụi mịt mù.
Những gương mặt non trẻ ấy là ai? – Họ là những sinh viên gần cuối tuổi 9x không thấy những hàng cây mới vươn cao.
Họ quen với khẩu trang bịt mặt, con đường nắng bụi mù ban trưa và ngồi chơi sau những song sắt trường học đóng kín – chỉ vì chẳng còn không gian xanh nào để chạy đùa cùng chúng bạn.
Họ lớn lên không biết đến buổi chiều đạp xe trong hàng cây xanh mát của một đời sống khỏe mạnh.
Họ là những người trẻ thơ ngây với lời ngợi ca đầu tiên khi xuất ngoại du học là “ở nước tớ đang học cây xanh nhiều lắm, đẹp lắm”.
Họ đói không gian xanh, đói những mùa chạy chơi đổ mồ hôi dưới tàng cây rộng – thứ quà xa xỉ giờ chỉ dành cho những học sinh con nhà giàu hoặc trường điểm, họa chăng còn giữ lại sân trường.
Cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng có cây trên trăm tuổi
Nguyên cớ phát triển thường đúng đắn tới nỗi người ta không biết làm cách nào cãi lại nó.
Thành phố không muốn kẹt xe nữa. Thành phố cần thêm một cây cầu. Cả triệu con người cần được di chuyển thông thoáng.
Trước bao nhiêu điều đúng như vậy, lý lẽ muốn có một lá phổi xanh trở nên yếu ớt vô cùng.
Nhưng rồi, cũng như gương mặt của phát triển người ta thấy ở Trung Quốc, Sài Gòn rồi sẽ có một thế hệ trẻ đeo khẩu trang, bịt mặt, lớn lên trong làn bụi không thấy mặt người, chết đi nhanh chóng vì bệnh ung thư phổi.
Khi sự sống được đo đếm bằng cuộc tấn công của phát triển vào những hàng cây, những 9x không còn nhỏ đã biết họ phải làm gì.
Họ ngưng tin vào các lời hứa hạ gục hàng cây xanh trăm tuổi.
Lan Phương
BBC Tiếng Việt từ Bangkok
Tốt nhất là cứ ôm lấy cây mà thở phải không các bạn?và chúng ta,tất cả người Viêt đều là ẨN SỸ Ioga,chỉ cần thở.Thật chẳng hiểu ra làm sao nữa.Không làm thì bảo đất nước không biết phát triển.Làm thì bảo...déo cần.
Trả lờiXóaxe dap dien the thao
Trả lờiXóa