Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Không đâu tuyển sinh lạ lùng như ở Việt Nam

Giáo sư Võ Tòng Xuân: Không đâu tuyển sinh lạ lùng như ở Việt Nam
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết không ở đâu có kiểu tuyển sinh kỳ lạ như ở Việt Nam. Thời gian tuyển sinh 3 tháng và bó buộc thí sinh chỉ được chọn trường không được chọn nghề.
Giáo sư Võ Tòng Xuân.
Ngày cuối cùng xét tuyển nguyện vọng 1, biết bao nhiêu thí sinh và phụ huynh phải bật khóc vì bất lực, không được chọn ngành, nghề mà mình yêu thích. Biết bao nhiêu phụ huynh phải bỏ công việc, chạy như đèn cù để nộp, rút hồ sơ xét tuyển cho con. Các trường đại học làm việc đến tận khuya để phục vụ bằng hết các thí sinh đến làm thủ tục. Nhiều người ví đây là một trận chiến không có kẻ địch, vỡ trận, là sàn chứng khoán....

(3) Từ Tân Trào về Hà Nội: Lần đầu gặp ông cụ

Xem đầy đủ ở đây: Từ Tân Trào về Hà Nội: Lên chiến khu (NNVN 18-8-15) Đôi vợ chồng dự Quốc dân Đại hội Tân Trào (NNVN 19-8-15) Lần đầu gặp Ông Cụ(NNVN 20-8-15) Hồ Chủ tịch về Hà Nội (NNVN 21-8-15)
Từ Tân Trào về Hà Nội: Lần đầu gặp ông cụ
“Bác Hồ từ Tân Trào về Hà Nội” là hồi ức của ông Vũ Đình Huỳnh (1906-1990), thư ký đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vụ trưởng Vụ Lễ tân (Bộ Ngoại giao)... Tại Tân Trào, tôi gặp lại Sao Đỏ (bí danh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Phó Chủ tịch nước). Chúng tôi lên sớm hơn các đại biểu khác để tham gia vào việc chuẩn bị. Tôi và Sao Đỏ ở trong một nhà dân, Ông Cụ ở lán.
Ông Cụ là biệt hiệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Trước khi lên Đại hội Tân Trào, tôi chưa được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc lần nào. Nhưng từ lâu rồi, và không riêng đối với tôi, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành nhân vật thần thoại, ngọn cờ của cách mạng Việt Nam.

(1) Từ Tân Trào về Hà Nội: Lên chiến khu

Xem đầy đủ ở đây: Từ Tân Trào về Hà Nội: Lên chiến khu (NNVN 18-8-15) Đôi vợ chồng dự Quốc dân Đại hội Tân Trào (NNVN 19-8-15) Lần đầu gặp Ông Cụ(NNVN 20-8-15) Hồ Chủ tịch về Hà Nội (NNVN 21-8-15)
Từ Tân Trào về Hà Nội: Lên chiến khu
Báo Nông nghiệp VN - Nhân Kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2015), Báo NNVN xin giới thiệu ký ức của các nhân chứng lịch sử về sự kiện vĩ đại này, trong đó có những tư liệu lần đầu tiên công bố.

Từ trái sang phải: Đỗ Đức Dục (thứ 2), Cù Huy Cận (thứ 4), Hoàng Văn Đức (thứ 5), Hoàng Quốc Việt (thứ 6), Dương Đức Hiền (thứ 7), Nghiêm Xuân Yêm (thứ 9) và Trần Đăng Khoa (thứ 10) tại Việt Bắc

Nỗi ám ảnh của quá khứ

Đọc đoạn này hay: "Nếu anh là công nhân, anh nói (nôm na, tục tằn) kiểu đó tôi còn hiểu được, đằng này anh là giáo sư, là trí thức, sao lại nói (nôm na, “toạc móng heo, treo móng giò”) kiểu- Nếu anh nói thế, “tôi” thì “tôi” nghe được, nhưng những “người khác”, họ không nghe được! Từ nay anh nên “thay đổi” cái “giọng nói” của anh đi!". Mình nhớ những năm 1980, lãnh đạo còn nể trọng các giáo sư và các nhà khoa học lắm (phần lớn do nước ngoài phong chức giáo sư); họ sợ mang tiếng không nghe lời các viện sĩ nên không dám cho thành lập Viện hàn lâm khoa học Việt Nam. Giờ thì giáo sư nhan nhản như lợn con, lãnh đạo coi đám giáo sư như rơm rác nên vô tư phong giáo sư tràn lan và cho thành lập hẳn hai viện hàn lâm: Viện hàn lâm khoa học xã hội và Viện hàn lâm khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, vì coi khinh đám khoa học và bản chất hẹp hòi nông dân nên có 2 viện hàn lân nhưng nhất định không phong ai là viện sĩ.
Nỗi ám ảnh của quá khứ
GS Trần Quốc Vượng - Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung đã và đang phát triển rất nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ 20. 
Giáo sư Trần Quốc Vượng
Tạm bỏ qua một bên mọi sự “giải thích”, nào đổ tội cho phong kiến đế quốc, thực dân bành trướng, thiên tại, địch hoạ, chiến tranh, cách mạng, nào viện dẫn sai lầm chủ quan của những người cầm nắm vận mệnh quốc gia mấy chục năm qua, v.v… tình trạng ấy là không bình thường, gây nên một bức xúc tâm lý, một nỗi đau thân thể, một nhức nhối thân xác và tâm linh, buộc KẺ SĨ và NGƯỜI DÂN, vừa gian khổ kiếm sống, vừa suy nghĩ đêm ngày, tìm cách khắc phục và vượt qua tình trạng tủi nhục này…

Giang Trạch Dân bị ‘quản thúc’ vì đứng sau vụ nổ Thiên Tân?

Giang Trạch Dân bị ‘quản thúc’, phải chăng phe cánh ông Giang đứng sau vụ nổ Thiên Tân?
Theo một nguồn tin thân cận với chính quyền Bắc Kinh, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã có những động thái đáng kể đầu tiên chống lại người tiền nhiệm đồng thời là đối thủ chính của ông, Giang Trạch Dân. Nguồn tin này cho biết ông Giang và hai con trai của ông đã bị “quản thúc”, có nghĩa là sự tự do đi lại đã tạm thời bị hạn chế.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) và người tiền nhiệm ông Giang Trạch Dân (bên trái) tại Bắc Kinh vào ngày 30/9/2014. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Kẻ thù của người Hoa Lục

Kẻ thù của người Hoa Lục
Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Hoa Lục chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ!
Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Hoa Lục, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Hoa Lục, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Hoa Lục hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Hoa Lục cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo ngược, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.

Việt Nam – Quốc gia nhiều hài kịch nhất thế giới?

Việt Nam – Quốc gia nhiều hài kịch nhất thế giới?
Lạc quan, đặc biệt là lạc quan cách mạng là tích cách dân tộc cách mạng Việt Nam ta. Lạc quan không thể thiếu nụ cười, chuyện cười, kịch cười… Hồi mình còn ở Tiệp Khắc cách đây gần ba chục năm, trong lớp học tiếng Séc toàn lính Việt Nam giải ngũ đi làm thuê, mỗi lần được bà giáo già hỏi bài, các học viên toàn cười. Bà ấy hết cáu rồi cũng lắc đầu cười theo, còn lấy bánh ngọt chia cho chúng mày vừa ăn vừa cười, miệng nhóp nhoép hở hết cả răng đúng kiểu Việt Nam.
Ảnh minh họa
Rồi đi tàu điện ngầm không dập vé, bị nhân viên kiểm tra bắt phạt cũng nhe răng ra cười rồi bắt tay tặng lại nó huy hiệu Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Nó chán cũng đành lắc đầu cười, cho đi.

Ai phá nát nền văn hóa truyền thống?

Ai phá nát nền văn hóa truyền thống?
Quan điểm của chủ nghĩa cộng sản là, muốn xây dựng XHCN trước hết phải có con người XHCN. Phải loại bỏ hẳn ý thức hệ cũ (phong kiến), giáo dục ý thức hệ XHCN để đào tạo con người mới. Nhưng kết quả lại là khiến xã hội Việt Nam ngày nay trở nên hỗn loạn, giá trị đạo đức văn hóa ngày càng bị xói mòn.

Một ngàn năm đô hộ, người Hán vẫn không đồng hóa được nước ta. Dưới thời Pháp thuộc, dân Việt Nam vẫn là Việt Nam. Nhưng 70 năm sau cuộc cách mạng tháng tám, chúng ta lại tự đánh mất chính mình. Do mất đi sức đề kháng văn hóa, nên giới trẻ Việt Nam hiện nay đang bị cuốn theo những yếu tố văn hóa ngoại lai. Cũng do đói nghèo đã dẫn đến sự cằn cỏi về tâm hồn, sự trượt dốc về nhân tâm. Chúng ta lâu nay vẫn thường nghe khẩu hiệu “giữ gìn và phát huy một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, nhưng lấy gì để gìn giữ? Còn gì để phát huy? Từ thời lập quốc đến nay, xã hội Việt Nam chưa khi nào suy đốn như bây giờ: “xuống cấp về văn hóa”, “suy thoái về đạo đức.”

Vụ cậu bé "muốn làm Bộ trưởng GD" gây tranh cãi

Vụ cậu bé ‘muốn làm Bộ trưởng Giáo dục’ tiếp tục gây tranh cãi
VOA Tuyên bố “giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá thối nát rồi” của một cậu bé học lớp Tám vẫn gây ra các phản ứng trái chiều trên mạng xã hội. “Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”, em Vũ Thạch Tường Minh, 14 tuổi, nói như vậy trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm tại Hà Nội hôm 12/8.
Em Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm tại Hà Nội hôm 12/8. (Ảnh chụp từ clip trên youTube).

Luận về ông Luận

Luận về ông Luận
Trương Duy Nhất - Hừng hực trên mạng những ý kiến chửi rủa nhắm vào Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận. Nhiều ý kiến hùng hổ như căm giận, như chĩa súng vào mang tai đòi ông phải từ chức. Thấy… khốn nạn cho cái sự nghiệp giáo dục này quá! Nhưng mấy cũng chăm chăm chĩa súng vào ông Luận kể cũng… tội!

Bộ trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận
Chỉ còn mấy ngày nữa ông tròn 60 tuổi. Mấy chục năm theo cách mạng, ông cũng không bao giờ chạy chọt xin xỏ đảng với tổ chức cho làm việc này chức nọ. Cái ghế Bộ trưởng là do đảng và nhà nước phân công, giao nhiệm vụ chứ ông có đút lót chạy chọt xin xỏ ai đâu. Ông cũng chưa bao giờ từ chối hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào đảng và nhà nước giao phó. Vì vậy, hà cớ gì ông phải rút lui, phải từ chức?

Giáo dục thời rúc rào: Vỡ trận tuyển sinh đại học 2015

Đúng là tôi không hiểu, cả thế giới đều tuyển sinh đại học hàng năm yên ắng, chỉ có mỗi Việt Nam mỗi năm một kiểu, cứ loạn xạ cả lên. Lạc hậu như thể nước Lào hay Campuchia mà có tệ như ta bao giờ đâu.
Giáo dục thời rúc rào: Vỡ trận tuyển sinh đại học 2015

TẠI SAO BỘ KHÔNG TỔ CHỨC TUYỂN SINH TẬP TRUNG ONLINE? 
Nhân vụ "vỡ trận" tuyển sinh đại học năm nay (2015). Tôi biên loạt bài về vấn đề này. Bài đầu tiên tôi đề xuất về cách thức tuyển sinh chung để đặt ra câu hỏi: "Vì sao bộ GD&ĐT không tuyển sinh tập trung online?". Có thể cách thức tôi nêu ra ở đây có thể còn nhiều khiếm khuyết, nhưng tôi cho rằng hoàn toàn có thể áp dụng được.
1. Cơ sở xét tuyển: Trên cơ sở điểm thi của kỳ thi 3 chung, các thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển vào các trường đại học. Nội dung này ai cũng biết, tôi không cần phải nói thêm.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Nhân dân tệ - Vì đâu nên nỗi?

Nhân dân tệ - Vì đâu nên nỗi?
Ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tuyên bố phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) 1,9%. Hai ngày sau đó, PBoC liên tiếp phá giá thêm lần lượt 1,6% và 1,1%. Mặc dù biên độ phá giá giảm dần nhưng với ba lần phá giá mạnh, liên tiếp, Trung Quốc đã tạo ra một làn sóng trong tài chính toàn cầu. Đâu là nguyên nhân?
Khó khăn lớn nhất của Trung Quốc hiện nay 
là tìm được điểm cân bằng cho NDTTS.
Có bốn giả thuyết căn bản lý giải quyết định của Trung Quốc.
Thứ nhất, cách giải thích về việc giữ tăng trưởng, kích thích xuất khẩu. Lập luận này dựa vào việc Trung Quốc đang xoay xở để giữ mức tăng trưởng 7%. Số liệu kinh tế vĩ mô nửa đầu năm đều kém lạc quan, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khiến nhiều nhà phân tích cho rằng động thái của PBoC là nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Ngoài ra, nếu xét lại quá trình tái cơ cấu tổng cầu của Trung Quốc có thể thấy dự định tái cơ cấu nền kinh tế dựa vào thị trường nội địa gặp phải khó khăn hơn dự kiến vì thị trường nội địa chưa đủ mạnh và đây phải là quá trình lâu dài. Vì thế Trung Quốc đã phải quay lại với cách tăng trưởng quen thuộc là dựa vào xuất khẩu.

Dân cần lát đá hay cần nước sạch sông Đà?

Dân cần lát đá hay cần nước sạch sông Đà?
Trong khi 30% dân số Hà Nội lao đao vì không có nước sạch suốt 6 ngày thì dự án lát đá tuyến phố cổ được đánh giá là lãng phí. 30% dân Hà Nội đang không có nước sạch để dùng sau khi đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 13 vào rạng sáng ngày 13.8. Đến nay, đường ống này đã cấp nước trở lại, nhưng phải giảm áp vì sợ sẽ vỡ tiếp, nên lượng nước thiếu hụt lan diện rộng. Cho đến chiều tối ngày 18.8, rất nhiều khu dân cư vẫn chưa có nước dùng.
Người dân Hà Nội khốn khổ vì mất nước từ sự cố vỡ ống ngày 13.8. Ảnh: Dân Việt.
Khó có thể dùng lời để nói lên nỗi khổ của người dân vì mất nước. Những mặt người phờ phạc vì đêm nào cũng dậy canh nước để bơm mà đành tuyệt vọng vì đường ống khô cong. Một chậu nước đi xin về, ưu tiên tắm cho trẻ con trước, người lớn dùng lại để lau người và rửa mặt. Khổ nhất là các trường tiểu học, bắt đầu vào mùa học hè và chuẩn bị khai giảng, nhưng nhà trường vẫn phải thông báo khuyến cáo các em nên hạn chế “đi nặng, đi nhẹ” vì không có nước xả.

Đường lãng mạn nhất HN mang tên Trịnh Công Sơn

Con đường lãng mạn nhất Hà Nội chính thức mang tên Trịnh Công Sơn
LÊ MÂY (VIETNAM+) Thông tin chính thức từ gia đình cố nhạc sỹ, buổi lễ đặt tên đường Trịnh Công Sơn sẽ được diễn ra vào lúc 8 giờ 30 ngày 26/8 tại vườn hoa Lý Tự Trọng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Trước đó, quyết định đặt tên một con đường mang tên Trịnh Công Sơn tại Hà Nội được Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua ngày 6/7.
Tên cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chính thức được đặt 
cho con đường lãng mạn nhất Hà Nội. (Ảnh: BTC)
Được mệnh danh là con đường lãng mạn và đẹp nhất Thủ đô, ôm quanh ven hồ Tây, con đường mang tên Trịnh Công Sơn dài 900m, rộng 9,5–12,5m, kéo dài từ ngã ba, ngõ 612 Lạc Long Quân đến giao với dốc ngã ba đê Âu Cơ, quận Tây Hồ. Trước khi được đặt tên chính thức, con đường ven hồ Tây còn được nhân dân và giới nghệ sỹ gọi bằng hai cái tên lãng mạn khác là đường Sen Hồ Tây hoặc phố Sâm Cầm Hồ Tây.

Trung Quốc vỡ mộng sau khi phá giá đồng tệ

Trung Quốc vỡ mộng sau khi phá giá đồng tệ
Đồng nhân dân tệ (NDT) lại rớt giá hôm 20-8 sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có động thái được cho là cản trở tham vọng của Trung Quốc đằng sau việc rốt ráo phá giá đồng nội tệ gần đây. IMF đã quyết định lùi thời gian điều chỉnh rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) đến ngày 30-9-2016 thay vì vào cuối năm nay như dự kiến trước đó. Hẳn Trung Quốc là nước thất vọng nhất khi nhận thông tin này.
Một chi nhánh của Ngân hàng Công nghiệp và Thương 
mại Trung Quốc tại TP Thượng Hải Ảnh: China Daily 
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc phá giá NDT khiến thế giới chấn động hồi tuần trước không hoàn toàn nhằm kích thích tăng trưởng và đối phó với sự trì trệ của kinh tế mà trên hết, Trung Quốc muốn nhanh chóng đưa NDT “chen chân” vào rổ tiền tệ SDR vốn đang có USD, yen Nhật, bảng Anh và euro.

Hát quốc ca sẽ bị thu phí tác quyền?

Hát quốc ca sẽ bị thu phí tác quyền?
Hôm 20/8, báo Thanh Niên đưa tin: “Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam yêu cầu thu phí tiền tác quyền bài hát này tại các chương trình nghệ thuật (ngay cả các chương trình nghệ thuật mang tính chính trị, không bán vé), chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật phục vụ bà con ở vùng sâu, vùng xa, các chương trình hội nghị, kỷ niệm (có thể xem xét tùy theo tính chất của chương trình), xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu)...

'Hát quốc ca tại trường học thì không bị thu phí tác quyền'
Việc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam yêu cầu thu phí tiền tác quyền ca khúc ‘Tiến quân ca' gây những tranh cãi. Bài hát này đã trở thành quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 cho đến nay nhưng chưa ai nghĩ rằng mình sẽ phải trả tiền khi hát nó.

Gà Mỹ cười chính phủ Việt Nam

Đúng là gà Mỹ cười chính phủ VN thật vì cách đây độ nửa tháng, quan chức Bộ công thương và Bộ nông nghiệp khoe đã đi khảo sát Hoa Kỳ, phát hiện ra một số gà nhìn bằng trực quan đã thấy chất lượng không đảm bảo, rồi cho rằng có thể gà nhập vào VN là loại bị dịch cúm mùa đông năm ngoái... Tuy nhiên, chỉ mới hôm qua, vô tuyến đưa tin gà nhập từ Mỹ đảm bảo mọi tiêu chuẩn an toàn. Liệu có thật không hay gà Mỹ bị bệnh đang cười chính phủ VN ?
Gà Mỹ cười chính phủ Việt Nam
SÀI GÒN (NV) - Sau nhiều lần hân hoan khoe bản lĩnh và năng lực, bởi thương thuyết thành công nhiều Hiệp Định Thương Mại Tự Do (FTA), nay, chưa thấy chính phủ Việt Nam nói gì về trách nhiệm từ các FTA. Thay vì là cơ hội, dường như các FTA là một thứ đại họa tiềm ẩn. Nếu doanh giới Việt Nam tan nát, thất nghiệp tràn lan thì chính phủ Việt Nam có nhận lỗi chăng? Chắc là rất khó. Không phải tự nhiên mà trong nhiều thập niên, dân chúng Việt Nam vẫn ngậm ngùi kháo với nhau rằng: Mất mùa là tại thiên tai. Được mùa là bởi thiên tài đảng ta! 
Gà Mỹ trên thị trường Việt. (Hình: VnExpress)
Cuối tuần trước, tại buổi làm việc với Cục Quản Lý cạnh tranh của Bộ Công Thương Việt Nam, Hiệp Hội Chăn Nuôi Đông Nam Bộ loan báo, mỗi doanh nghiệp là thành viên của hiệp hội này đang lỗ trung bình 10,000 đồng/con gà. Trong 11 tháng vừa qua, tổng thiệt hại của họ vào khoảng 1376 tỷ đồng.

Tượng đài, đền chùa và vận mệnh quốc gia

Tượng đài, đền chùa và vận mệnh quốc gia
Xây dựng tượng đài, chùa chiền, cung điện làm cạn kiệt nguồn lực đáng lẽ phải dành cho củng cố lực lượng phòng vệ, khoan thư sức dân và đầu tư cho nguồn nhân lực

Tháp chuông của chùa Hokoji
Ở Nhật Bản, Thời đại Chiến quốc kéo dài từ cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17. Các lãnh chúa tranh nhau mở rộng phạm vi thống trị và liên miên chiến tranh để thôn tính nhau. Cuối cùng Tokugawa Ieyasu (1542-1616) lấy được thiên hạ, mở đầu thời đại Edo hơn 250 năm (1615-1868). Giai đoạn cuối của thời chiến quốc này là sự đối đầu gữa chính quyền Toyotomi đóng ở thành Osaka và thế lực Ieyasu ở Edo (Tokyo ngày nay).

Chi 230 tỷ để người Việt ham đọc sách:Sự thật khó tin

Chi 230 tỷ để người Việt ham đọc sách:Sự thật khó tin
(Người Việt) - Dù có 230 tỷ đồng hay 230 tỷ USD đầu tư vào việc hình thành thói quen đọc sách cho người Việt cũng khó khả thi. Bộ VHTT&DL đang xin ý kiến về dự thảo xây dựng đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2015 - 2020, định hướng 2030", với số tiền 230 tỷ đồng. PGS.TS Phạm Thành Nghị - Viện Tâm lý học - Viện Khoa học xã hội VN đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này.

Việc đầu tư 230 tỷ đồng để tạo thói quen đọc
 sách cho người dân là không khả quan
Đề án chưa đi vào gốc rễ vấn đề
Sau khi xem đề án của Bộ VHTT&DL, tôi thực sự rất vui mừng về mặt chủ trương. Thế nhưng, việc đọc sách được hình thành trong mỗi người từ khi còn rất nhỏ, chứ không thể ngày một, ngày hai, nó cũng như thói quen của con người. Tất cả đều phải được hình thành từ khi còn rất nhỏ và nơi cội rễ ấy chính là môi trường giáo dục trong gia đình, nhà trường.

Chi 230 tỷ để người Việt ham đọc sách: Oái oăm, nghịch lý...

Chi 230 tỷ để người Việt ham đọc sách: Oái oăm, nghịch lý...
(Tin tức thời sự) - Cán bộ lười đọc sách hơn người đi chợ buôn bán, giới trẻ đến thư viện chỉ tìm Tiểu thuyết, Nhật ký tình yêu... Hiện nay, thư viện các tỉnh thành trên cả nước, lượng độc giả đến đọc sách vô cùng ít ỏi, nếu so sánh với số lượng dân trên địa bàn.

Thư viện các tỉnh không có người đọc
Vĩnh Long: Đọc giả chủ yếu là người già về hưu
Trao đổi với Đất Việt, ngày 19/8, bà Dương Thị Ngọc Lệ - Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Vĩnh Long cho biết: "Số lượng độc giả tìm đến thư viện hiện nay, ít hơn so với những năm 2005 rất nhiều, đây cũng là tình hình chung ở các thư viện, không riêng tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể, nếu như trước đây lượng người đọc hàng ngày khoảng 200 người thì bây giờ chỉ còn 30 người/ngày.

Viết sách là một lối thoát

TS Phan Việt Lâm, giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn:
Viết sách là một lối thoát
Nhiều nhà khoa học cho rằng động vật chỉ sống theo bản năng và phản xạ. Tôi thì lại biết rằng, hầu hết những người làm việc nơi vườn thú đều đã thấy những nụ cười và cả những giọt nước mắt ở nhiều loài vật, nhận ra sự yêu mến, cử chỉ biết ơn và tôn trọng của chúng…

Nghệ sĩ Việt nghèo khó sống giữa nghĩa trang cô quạnh

Nghệ sĩ Việt nghèo khó sống giữa nghĩa trang cô quạnh
- Ánh hào quang sân khấu đã tắt nhưng chúng ta chợt thấy chạnh lòng khi số phận của nhiều nghệ sĩ đang sống trong cảnh khốn khó với đồng lương ít ỏi và tấm lòng hảo tâm của khách thập phương.

Nghệ sĩ Lí Lắc bên mộ phần của diễn viên Lê Công Tuấn Anh
Nhựt Quang Tự hay còn gọi là Chùa nghệ sĩ tọa lạc ở P.11, Quận Gò Vấp. Khuôn viên rộng rãi, không gian yên tĩnh và với lối kiến trúc không quá nổi bật, chùa Nghệ Sĩ được rất nhiều người biết đến. Đây là nơi an nghỉ của hơn 700 ngôi mộ và hài cốt của các nghệ sĩ đã từng nhiều năm gắn bó với ánh đèn sân khấu, họ chủ yếu là nghệ sĩ cải lương.

Văn hoá ‘quy hoạch’ ở Việt Nam

Văn hoá ‘quy hoạch’ ở Việt Nam
Lê Anh Hùng - Việc Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Nghị quyết thông qua “Đề án Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường tại Tp Sơn La”, với tổng mức đầu tư lên tới 1.400 tỷ VNĐ, khiến dư luận đi từ kinh ngạc đến phẫn nộ.
Cơ sở pháp lý cho dự án này chính là Công văn số 2124/TTg-KGVX “V/v bổ sung tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Tp Sơn La, tỉnh Sơn La vào Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau năm 2010”, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 30/10/2014.

‘9 nhiều 9 ít’ mang đến cho bạn lợi ích cả đời.

‘9 nhiều 9 ít’ mang đến cho bạn lợi ích cả đời.
Có chuyên gia đã lập ra một bài “Dưỡng sinh theo bảng cửu chương”, chỉ cần nhớ kỹ trong tâm bí quyết “Chín nhiều chín ít” sau đây, và thực hành lần lượt từng cái, có thể bạn sẽ nhận được lợi ích cả đời.
1. Ít thịt, nhiều đậu

“Bí mật” này dường như mọi người đều biết. Bên cạnh chúng ta có không ít người “ăn thịt động vật”, thịt băm viên, thịt nướng, thịt vịt nướng, thịt kho tàu, bữa nào không có thịt không vui. Theo đề nghị của “tháp cân đối thực phẩm”, mỗi người tốt nhất chỉ ăn 75g thịt nạc mỗi ngày, tức là một miếng to gần bằng một bộ bài 52 lá.

(2) Cơn “lũ thoái hóa” nhân cách người Việt trong nước

Cơn “lũ thoái hóa” nhân cách người Việt trong nước
Trong hai bài viết của ông Võ Xuân Sơn ("Cơn “lũ thoái hóa” nhân cách người Việt"), ít nhiều có liên quan nhân quả với nhau, tác giả đã cố gắng chỉ ra nguyên do tình trạng xuống cấp thê thảm của người Việt hiện nay là xuất phát từ một nền giáo dục tồi tệ, liên tục sút kém, kéo dài từ hàng mấy thập kỷ. Nhiều ý kiến tâm huyết của ông xem ra rất chí lý. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin được gợi thêm một đôi điểm, gọi là bổ sung hay chất chính cũng đúng, nhằm góp phần làm chặt chẽ hơn các luận cứ của ông.
Vấn đề là có phải tất cả mọi “dịch bệnh” trầm kha đang hoành hành trong xã hội chúng ta khiến cho con người trở thành điên đảo, trước sau đều bắt nguồn từ một nền giáo dục “thiểu năng” hay không? Có thể trả lời: Đúng và không đúng. Cái phần đúng thì ông Võ Xuân Sơn đã nói kỹ. Nhưng phần không đúng là gì?

(1) Cơn “lũ thoái hóa” nhân cách người Việt trong nước

Cơn “lũ thoái hóa” nhân cách người Việt trong nước phải chăng chỉ là do giáo dục?
Tác giả: Võ Xuân Sơn

Một bạn trẻ cầm tấm bìa, trên đó ghi hoàn cảnh 
của mình, với mong muốn kiếm được việc làm.
1. Cách mạng giáo dụcMấy ngày, dư luận lên cơn bão với phát biểu của cậu bé học lớp 8 về giáo dục, nào là thối nát, nào là cải tiến cải lùi, nào là cách mạng… Người khen kẻ chê. Cá nhân tôi, tôi không ủng hộ việc lan truyền lời nói của cậu bé này. Cho dù mọi người có mong muốn một Joshua Wong của Việt Nam đi nữa thì tôi vẫn nghĩ, rằng cậu bé đang ở tuổi ăn, tuổi chơi, lẽ ra, chưa đến lúc để cậu có thể thốt ra những từ ngữ tiêu cực như vậy.

“Trí tuệ và khí phách”

“Trí tuệ và khí phách”
Tương Lai - Là trí tuệ và khí phách của ông Tổng đòi hỏi báo chí đấy. Báo Tuổi Trẻ ngày10.8.2015 đã giật một cái tít rất oách, “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Báo chí phải góp phần xây dựng trí tuệ, khí phách Việt Nam”.
clip_image002
Tượng liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm được dựng tại sân trường đã
 từng mang tên người nữ anh hùng chống Trung Quốc xâm lược.
Nguyên văn đoạn này trên báo Nhân Dân là: “Báo chí cần góp phần đắc lực vào việc hình thành dư luận xã hội lành mạnh; xây dựng bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, khí phách con người Việt Nam trong thời kỳ mới… Thông tin trên báo chí phải có tính thời sự cao, lành mạnh, thiết thực, có tính chiến đấu, định hướng dư luận...; kiên quyết loại bỏ những tin, bài ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm, đời sống xã hội;… đừng làm phân tâm xã hội, phân rã niềm tin”. Quả vậy! Dứt khoát không được “làm phân tâm xã hội, phân rã niềm tin vì vậy mà phải “kiên quyết loại bỏ những tin, bài ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm, đời sống xã hội”.

Tại sao chúng ta nghèo? Trả lời

Tại sao chúng ta nghèo?
Trong cuộc gặp gỡ với 40 doanh nhân trẻ vào chiều 12 tháng 8 vừa qua, sau khi nghe những lời than thở về những bất cập trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam của họ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?” Rồi ông nhấn mạnh: “Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơ
n.”
Trong câu hỏi của Vũ Đức Đam có một nhận định chính xác: Việt Nam nghèo. Chúng ta không những nghèo hơn các nước phát triển trên thế giới mà còn nghèo hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Trong khu vực, chỉ giới hạn trong khối ASEAN, chúng ta nghèo hơn Singapore, Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Miến Điện và Thái Lan, đã đành. Chúng ta còn có nguy cơ bị hai nước láng giềng vốn thường bị xem là nghèo hơn và yếu hơn, Campuchia và Lào, qua mặt.

Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo? Câu hỏi

Đọc đoạn này mình thấy thất vọng về ông Đam quá: "Suốt cuộc nói chuyện, vị lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Việt Nam thỉnh thoảng lại đứng lên, đi lại và dừng chân ở một chỗ ngồi của một doanh nhân Startup nào đó". Hồi mới đi làm, mình gặp vô số lần các bác lãnh đạo không thèm ngồi cùng cán bộ mà cứ đi loanh quanh trong phòng, rồi đột nhiên cắt ngang lời người khác để truyền đạt ý kiến của mình. Thái độ của họ như vua, coi đám quan chức ở dưới là quần thần rơm rác. Đối với loại lãnh đạo như thế, mình vừa khinh vừa ghét. May mà từ sau đổi mới 1989, tình trạng này cơ bản chấm dứt. Giờ đột nhiên ông Đam lại đem ra biểu diễn. Tại sao chúng ta tốt mà nghèo ? Nhìn lại mình trong gương xem chúng ta có tốt không hay là đang tự sướng ? Hiếm thấy có một thể chế nào biết chắc chắn mục tiêu chệch (chủ nghĩa xã hội) đường đi sai, nhưng kiên quyết không đổi, cứ cắm đầu đi, dẫn toàn dân đi để đến đến cuối thế kỷ này cũng không biết có đến được đích hay không. Một xã hội lấy giả dối là phương châm sống sẽ không bao giờ thoát được nghèo đâu ông Đam ạ.
PTT Vũ Đức Đam: Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?
- Tại cuộc gặp gỡ với 40 DN tiêu biểu trong cộng đồng khởi nghiệp (Start Up) vào chiều 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo. Bây giờ phải làm gì?" và chính ông đã nhấn mạnh: "Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn".

Phó Thủ tướng đặt hàng DN tư vấn chính sách. 
Khởi nghiệp ở Việt Nam phải đi vòng qua Singapore
Điều đặc biệt ở cuộc giao lưu này là hầu hết các vị giám đốc trẻ thế hệ 8x đều xưng "cháu" hoặc "em" với các vị lãnh đạo. Mở đầu, anh Đinh Việt Hùng đến từ Công ty Navigator khẳng định: "Nền kinh tế khởi nghiệp có thể đóng vai trò rất lớn, rất quan trọng, định hướng nền kinh tế trong 5-10 năm tới".

Mẹ và Vợ

Mẹ và Vợ
Con dâu nói : “Nấu lạt tý bà lại chê nhạt nhẻo, giờ nấu mặn chút bà lại bảo nuốt không vô, rốt cuộc bà muốn sao đây?” Mẹ nhìn thấy con trai vừa về đến nhà, một câu không rằng bèn gắp thức ăn bỏ vào miệng nhai. Cô ta hằn hộc nhìn chồng. Anh gắp thử một miếng ăn, nhả ra ngay tức thì.
Con trai nói : “Anh không phải đã dặn em rồi sao, mẹ bị bệnh không thể ăn quá mặn !”
“OK ! Mẹ là của anh, sau này do anh nấu nhé !” Con dâu giận dỗi đi thẳng vào phòng. Con trai chỉ còn cách thở dài, và quay sang nói với mẹ : “Mẹ, đừng ăn nữa, con đi nấu mì cho mẹ ăn.”

10 cây cầu điên rồ nhất thế giới

10 cây cầu điên rồ nhất thế giới

Crazy Bridge: 10 Craziest bridges around the world. Here is the list of 10 of the most crazy designs for the bridge. This list include the following bridges.

"Nổi da gà" khi nhìn thấy cầu ở Nhật Bản

"Nổi da gà" khi nhìn thấy cầu ở Nhật Bản
Với độ dốc cực cao, tài xế lần đầu nhìn thấy cây cầu Eshim Ohashi ở Nhật Bản có thể sẽ “nổi da gà”. Cây cầu này nối thành phố Sakaiminato với Matsue. Chiều dài của nó là 1,7 km và chiều rộng - 11,3 mét. Dưới đây là hình ảnh cây cầu ấn tượng ở Nhật Bản khiến các lái xe phải "toát mồ hôi":


Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Hãi hùng dòng suối 'máu' bất thường ở Điện Biên

Hãi hùng thật; người Việt giờ không biết sợ là gì, sống chung với ô nhiễm đã trở nên bình thường
Hãi hùng dòng suối 'máu' bất thường ở Điện Biên
Người dân địa phương bất ngờ phát hiện nước trong dòng suối Nậm Khánh chuyển thành màu đỏ vào chiều qua. Sự việc khiến nhiều người hoang mang, lo lắng vì chưa từng chứng kiến cảnh tượng như vậy bao giờ.

Ông Phạm Văn Bách, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vừa cho biết, các lực lượng chức năng địa phương đang khẩn trương lấy mẫu để giám định, xác định nguyên nhân dòng suối Nậm Khếnh chảy qua địa bàn bị đổi màu đỏ bất thường.

Những nguồn tin đáng tin

Những nguồn tin đáng tin
Thời còn làm Bí thư tỉnh Liêu Ninh, ông Lý Khắc Cường không tin vào thống kê về sản lượng kinh tế Trung Quốc vì đấy là con số “nhân tạo”, tức là giả tạo. Khi được hỏi lại rằng ông tin vào những số liệu nào khác, Lý Khắc Cường nêu ra ba dữ liệu là 1) số điện tiêu thụ, 2) lượng hàng hóa vận chuyển bằng xe lửa và 3) luồng tín dụng của ngân hàng. Căn cứ vào đó, các tờ báo của thế giới văn minh như The Economist hay tờ Guardian của Anh quốc thử tìm ra chỉ dấu đáng tin hơn về tình hình kinh tế Trung Quốc. Tờ Economist của tháng trước thì tính ra dữ liệu tổng hợp các tiêu chuẩn thẩm định của Lý Khắc Cường và gọi đó là Chỉ số Lý Khắc Cường.
Trung quốc gia nhập WTO năm 2001. AFP
Một tuần sau khi Bắc Kinh can thiệp vào thị trường ngoại hối để hạ giá đồng Nguyên, thị trường cổ phiếu của Trung Quốc lại rớt giá mạnh vào hôm Thứ Ba 18 khiến thế giới quan tâm đến một quốc gia có sản lượng đứng hạng thứ nhì thế giới, sau Hoa Kỳ và trước Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra ngoài, người ta còn thấy được triệu chứng đình trệ kinh tế toàn cầu, đó là sự sụt giá liên tục của các loại thương phẩm như nguyên nhiên vật liệu.

Làm thế nào để chứng minh bạn là người bình thường?

Khi bị bắt vào viện tâm thần, làm thế nào để chứng minh bạn là người bình thường?
Tại một bệnh viện tâm thần của nước Ý, do tài xế chuyên chở bệnh nhân lơ là nhiệm vụ mà bắt nhầm ba người bình thường. Ba người đó bị nhốt trong viện ròng rã suốt 28 ngày trời, hai người trong số đó còn suýt chút nữa vì điều này mà biến thành bệnh nhân tâm thần thật sự. Và làm thế nào họ đã thoát ra được?

Grey Back, ký giả của tạp chí Toread của Mỹ đã đến nước Ý để mà tiến hành phỏng vấn ba người bất hạnh vừa mới được cứu tho
át này. Nguyên ban đầu, một tài xế phụ trách vận chuyển những người mắc bệnh tâm thần, trên đường đã để cho ba người bệnh bỏ chạy mất. Để không bị mất việc, ông ta lái xe đến một trạm xe buýt, bảo với mọi người rằng ông lái xe miễn phí. Cuối cùng, ông đã “dụ” được 3 người lên xe, rồi gắn mác “bệnh nhân tâm thần” vào những vị khách này.

Truyền thông TQ tiết lộ tình cảnh Giang Trạch Dân

Bốn bản tin của truyền thông Trung Quốc tiết lộ tình cảnh của Giang Trạch Dân
Trong gần một tuần, nhiều kênh truyền thông ở Trung Quốc đã có ít nhất bốn bản tin ám chỉ đến cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Ông Tân Tử Lăng, một quan chức của chế độ đã về hưu từng cho rằng: Giang Trạch Dân sắp bị điều tra; Trung Quốc đang đứng trước sự thay đối lớn về cục diện chính trị. (Ảnh LIU JIN/ AFP/ GETTY IMAGE)
Sau khi những bản án của Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Quách Bá Hùng được công khai rộng rãi, các cơ quan của ông Tập Cận Bình không ngừng tung ra những tín hiệu để tiếp tục công cuộc “đả hổ”. Trong gần một tuần, nhiều kênh truyền thông ở Trung Quốc đã có ít nhất bốn bản tin ám chỉ đến cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Ông Tân Tử Lăng, một quan chức của chế độ đã về hưu từng cho rằng: Giang Trạch Dân sắp bị điều tra; Trung Quốc đang đứng trước sự thay đối lớn về cục diện chính trị.

Người Pháp cứ nghỉ ngơi, người Hoa cứ kiếm tiền

Người Pháp cứ nghỉ ngơi, người Hoa cứ kiếm tiền
Thùy An Cafebiz - Trong khi người Pháp đang 'sợ' phải đi làm nhiều, người Hoa vẫn cặm cụi kiếm tiền với thời gian gấp đôi: 60 giờ/tuần. Trong khi người lao động Pháp đang lo suy thoái kinh tế dai dẳng sẽ khiến chính phủ chấm dứt luật cấm buôn bán vào Chủ nhật cũng như chế độ làm việc 35 giờ/tuần, những người dân nhập cư Trung Quốc vẫn đang thầm lặng kiếm tiền miệt mài theo cách cũ: 11 giờ/ngày, 6 ngày/tuần.
Người Pháp cứ tranh luận, người Hoa cứ kiếm tiền
Zhang Chang, dân nhập cư người Hoa hiện đang kinh doanh quán cà phê Le Marais ở trung tâm Paris, tỏ ra thắc mắc trước sự thay đổi của bộ luật nước Pháp khi cắt bớt 4 tiếng lao động trong tuần so với năm 1990: "Tôi thấy thế này, khi bạn làm việc, bạn có tiền. Tại sao lại chỉ dừng lại ở 35 tiếng?"

Bài học đầu tiên đã dạy các em không trung thực

Cái đất nước mình nó thế; lễ khai giảng nào cũng cờ hoa kèn trống và kéo dài lê thê. Vừa lãng phí tiền bạc và thời gian, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe học sinh. Nhìn ra thế giới xem, có nước nào làm như Việt Nam ? Có lẽ chẳng đâu có, kể cả ở Lào hay Bắc Triều Tiên. Quan chức giáo dục Việt thích làm vì được chi tiền ngân sách, được chi tiền đóng góp của phụ huynh và thích hình thức. Bao giờ còn tài nguyên để bán, còn vay được tiền nước ngoài và còn thoải mái bóc lột sức lao động của người dân để quan chức chi tiêu, thì những buổi lễ khai giảng kiểu vô văn hóa thế này còn tiếp diễn.
a17_1439859289.jpg
Bài học đầu tiên đã dạy các em không trung thực
Sau màn giới thiệu thật long trọng, thầy cô giáo cũng đón các em từ đầu cổng, cử đại diện khối lớp 9 và 12 lên tặng hoa, gửi gắm lời chúc, lời dặn dò. Học sinh đón nhận trong sự hửng hờ; nhiều em thắc mắc: “Tụi con vào học cả nửa tháng rồi mà hôm nay lại được ra cổng đón vào cũng thấy kì kì thế nào”. Có em nói thẳng: “Con thấy cũng không thật, tại sao cứ phải làm thế”… Có thầy cô áy náy, băn khoăn và day dứt khi mình luôn dạy các em tính trung thực nhưng bài học đầu tiên các em được học tại ngôi trường mới lại là lòng không trung thực như thế.

Ngày khai giảng, học sinh mệt mỏi (Ảnh minh họa của Xuân Trung)

Tập Cận Bình thất bại trong việc xử lý khủng hoảng

Tập Cận Bình thất bại trong việc xử lý khủng hoảng
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc phản ứng khá chậm cháp do sự phức tạp của tình hình. Một số người dân cảm thấy tức giận bởi sự xuất hiện muộn màng của các nhà lãnh đạo hàng đầu tại hiện trường thảm họa. Ông Tập Cận Bình vẫn chưa đặt chân đến đây, trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường mãi ngày Chủ Nhật 16/8 mới có mặt, vụ nổ xảy ra hôm 12/8.
Ông Tập Cận Bình, ảnh: Daily Mail/Getty.
South China Morning Post ngày 19/8 bình luận, vụ nổ chấn động Thiên Tân, Trung Quốc hôm 12/8 không chỉ cướp đi hơn một trăm sinh mạng, mà nó còn giáng một đòn chính trị vào bộ đôi lãnh đạo nước này, ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường. Thảm họa xảy ra ở một kho lưu trữ hóa chất độc hại nằm ngay trong lòng đô thị Đông Bắc đã gây ra sự giận dữ của công chúng về thất bại của chính phủ trong nhận thức và xử lý khủng hoảng.

Giáo dục VN và ‘thói chửi' đặc 'Chí Phèo’

Tôi không tán thành bài viết này. Đám đông Việt Nam không "Chí Phèo", đã có vô số đề án, kiến nghị gửi lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo ngành giáo dục đề nghị sửa đổi, cải tiến, thậm chí cách mạng giáo dục. Nhưng lợi ích cá nhân, lợi ích phe nhóm và sự sự ngu dốt khiến những người có trách nhiệm không dám làm gì. Và quan trọng hơn, phải sửa chữa căn nguyên từ thể chế đất nước thì mới có cơ sở để làm cách mạng giáo dục. Trong một thể chế chỉ chăm chăm tìm khuyết điểm của nhau để hạ bệ nhau, người ngồi im là kẻ không có khuyết điểm nên liên tục thăng tiến, thì còn ai có nhu cầu làm việc hiệu quả ?
Giáo dục VN và ‘thói chửi' đặc 'Chí Phèo’
Nam Phong - Báo, đài, truyền hình đưa cảnh những phụ huynh mệt mỏi nộp hồ sơ, mệt mỏi rút hồ sơ cho con em mình. Facebook thì lan truyền clip của một cậu bé với tổng kết duy nhất được mọi người tung hô "Một nền giáo dục thối nát".

Đề tài đổi mới giáo dục đang được dư luận quan tâm thời gian qua
Nền giáo dục Việt Nam vốn dĩ khá tệ. Điều này chẳng có gì mới mẻ cả. Là một người đã từng trải qua tất cả các cấp học ở Việt Nam, tôi có thể khẳng định điều đó. Về toán học, thế hệ chúng tôi học những môn như: Đạo hàm, tích phân, vi phân, lượng giác... mà chẳng biết để làm gì? Ra trường, đi làm, việc liên quan đến toán học duy nhất mà tôi hay làm là bấm máy tính.

Nhân dân nhật báo TQ cảnh báo ông Giang Trạch Dân

Công cụ phát ngôn của chính quyền TQ cảnh báo ông Giang Trạch Dân
Năm 2014, một con cóc khổng lồ bằng cao su đã trở nên nổi tiếng khi được so sánh với cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, dẫn tới các tin tức về mô hình cóc bơm hơi này sau đó đã bị xóa bỏ khỏi Internet (Ảnh: mirror.co.uk)
Nhân Dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cho đăng một bài xã luận cảnh cáo nghiêm khắc những cựu lãnh đạo của Đảng vẫn còn đang can thiệp vào công việc của những người kế vị.

Mại dâm là tệ nạn hay giải pháp?

Mại dâm là tệ nạn hay giải pháp?
Ngô Ngọc Trai - người già muốn được sống lâu và sống vui, trong khi họ có tiền thì tại sao lại ngăn cấm họ tìm một cô gái trẻ? Về phía những cô gái, họ đã tự nguyện lựa chọn công việc để có thu nhập thì tại sao lại không để họ chăm sóc sức khỏe cho người già? Xã hội nên có cái nhìn khai phóng về vấn đề này. Những cô gái bán dâm tự nguyện lựa chọn nghề nghiệp sẽ biết cách giúp thỏa mãn mà vẫn giữ được an toàn khỏe mạnh cho cả hai, từ đó giúp giảm tránh những hành vi tội phạm bột phát do sự thiếu vắng thỏa mãn tình dục gây ra.

Chờ khách tại một công viên ở Hà Nội
Tôi lớn lên ở vùng nông thôn, từ thủa nhỏ đã chứng kiến cảnh ngộ của nhiều gia đình đông con, trong khi người chồng còn tráng kiện dẻo dai thì người vợ lại sớm gầy gò già nua héo quắt. Năm ngoái một người ông gần nhà lên mổ nội soi ở bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, bệnh của ông liên quan gì đó đến đường tiết niệu.
Thương và buồn cho ông mà không dám nói ra, một trong những nguyên nhân gây bệnh cho ông là tình trạng không được thỏa mãn tình dục kéo dài.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Mùi... Của Giáo Dục

Mùi... Của Giáo Dục
Nguyễn Trọng Bình 
1. ... Con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá “thối nát” rồi(...).Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”.Phát biểu trên là của cậu bé Vũ Thạch Tường Minh - học sinh lớp 8 trường Hà Nội -Amsterdam trong ngày 12/8 tại một hội thảo (giới thiệu sách Văn và Tiếng Việt lớp 6) của nhóm Cánh Buồm ở Hà Nội. Với riêng tôi phát biểu này cũng chính là lời khẳng định về cái mùi... “thối” của nền giáo dục nước nhà hiện nay thực sự đã quá sức chịu đựng với những ai còn có lương tri. Là người Hà Nội nên cậu bé gọi là “thối”, còn tôi, xin gọi là “thúi” cho đúng với “chất” ngôn ngữ của dân miền Tây Nam bộ.
2. Thật ra, nếu ai đó quan tâm đến mối quan hệ giữa “văn chương và đời sống hiện thực” ở xã hội Việt Nam sẽ thấy cách nay trên dưới 35 năm, tức là vào khoảng tập niên 80 của thế kỷ trước, cái mùi “thúi” khủng khiếp này của nền giáo dục nước nhà đã được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cảnh báo trong một truyện ngắn nhan đề“Những người muôn năm cũ”. Ngay trong những dòng mở đầu của truyện ngắn này Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định bản chất của nền giáo dục nhà trường ở Việt Nam thời ấy cũng giống như một “gói thuốc đắng” bởi mục đích của nó chỉ đơn thuần là để nhồi nhét”  “cấp cho người học một văn bằng tốt nghiệp”. Nguyễn Huy Thiệp viết:

Tín hiệu từ Thiên Tân

Tín hiệu từ Thiên Tân 
Ngô Nhân Dụng - Vụ nổ ở thành phố cảng Thiên Tân (Tianjin, 天津) ngày 12 Tháng Tám 2015 xảy ra trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc đang đi qua một cuộc khủng hoảng do các mâu thuẫn nội tại căng thẳng làm rung chuyển cả hệ thống chính trị Đặng Tiểu Bình dựng lên từ hơn 30 năm nay.
Đặng Tiểu Bình chứng kiến cảnh kinh tế thất bại, xã hội hỗn độn trong thời Mao Trạch Đông, cho nên đã đặt nền tảng cho một chế độ ổn định. Thứ nhất, về kinh tế cho phép tư nhân được làm ăn để gia tăng sản xuất. Thứ hai, về chính trị quyền lực thuộc một tập thể thay đổi mỗi 10 năm, trong đó không một cá nhân nào được nắm vai trò khống chế. Thứ ba, về ngoại giao theo chủ trương thao quang dưỡng hối (韜光養晦) không khoe khoang sức mạnh quân sự.

Ba mâu thuẫn trong kinh tế Trung Cộng

Ba mâu thuẫn trong kinh tế Trung Cộng
Ngày Thứ Sáu, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã tăng giá đồng nhân dân tệ! Ngày hôm trước, đổi 6.4010 đồng “nguyên” ăn một đô la Mỹ; nay chỉ đổi 6.3975 cũng được một đô la. Số thay đổi quá nhỏ, chỉ đáng 0.05%, nghĩa là 5 phần 10,000. Nhưng việc “tăng giá” này nhằm “trấn an” thị trường tài chánh thế giới: Cộng sản Trung Quốc không muốn gây một cuộc “chiến tranh phá giá tiền tệ.”
Vì đó là mối lo ngại của tất cả thị trường, kể từ ngày Thứ Hai, 11 Tháng Tám 2015. Ðồng nguyên được giảm giá trong ba ngày liên tiếp tổng cộng sụt giá 4.4%. Hành động này khiến mọi người lo ngại, vì năm 1994, Trung Cộng đã cho đồng nguyên phá giá ngay một lúc 33%! Ngày Thứ Năm, bà Trương Hiểu Huy (Zhang Xiaohui), phụ tá chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương đã trấn an rằng Bắc Kinh sẽ không giảm giá đồng nguyên thêm nữa, và trong tương lai đồng tiền Trung Quốc sẽ lên giá. Lo rằng thị trường tài chánh không tin tưởng, cho nên hôm sau Nhân Dân Ngân Hàng đã quay chiều, cho tăng giá đồng nguyên, dù chỉ tăng rất tượng trưng.

Thành phố của những tranh tường khổng lồ ở Ba Lan

Thành phố của những tranh tường khổng lồ ở Ba Lan
Hàng chục tranh khổng lồ trên các bức tường tại thành phố lớn thứ ba ở Ba Lan là nét độc đáo, thổi luồng sinh khí mới vào cuộc sống thường nhật nơi đây.

Lodz là thành phố lớn thứ ba và nằm ở miền trung của Ba Lan. Chỉ trong vòng vài năm qua, Lodz trở thành một trung tâm hội họa đường phố khổng lồ. 
Mọi thứ bắt đầu thay đổi từ năm 2009, khi Quỹ Urban Forms ra đời. Quỹ đệ trình một kế hoạch táo bạo với hội đồng thành phố, theo đó họ sẽ thuê các họa sĩ lừng danh trên thế giới vẽ những bức tranh tường khổng lồ để tăng giá trị của Lodz và thu hút khách du lịch tứ phương.

Đừng trách người ta đối xử tệ

Đừng trách người ta đối xử tệ
Chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo ra một lực lượng khổng lồ những con người khốn khổ, luôn muốn vươn ra ngoài để thoát cảnh cùng cực, cứu mình và gia đình trước khi “cứu quốc!”
Người Việt bán thuốc lá lậu tại Đức - NGUỒN: SPIEGEL TV 
Trong thập niên 90, sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, tất cả các nước trong khối Liên Xô cũ gánh chịu một nền kinh tế suy kiệt, hàng hóa tiêu dùng thiếu thốn nghiêm trọng. Người Việt sang đây đã xây dựng nên những chợ trời nổi tiếng, cung cấp hàng, đặc biệt là quần áo, giày dép giá rẻ. Những người có vốn nhập hàng từ Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan... về bán, một vốn bốn lời. Từ quần áo jeans đến quần lót “bà bô,” đều bán chạy như tôm tươi và lãi suất cao. Từ khoảng năm 2000, hàng Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh hơn do giá cả thấp.

Nghề… tu!

Các bạn tôi vẫn nói thời nay một người đi tu cả họ được nhờ. Lãnh đạo coi dân như cỏ rác nhưng gặp thầy thì như ếch thấy rắn.
Nghề… tu!
Rồi tụi lính cũ tám tới những chuyện về cuộc sống… tình dục… của các thầy. Nghe tụi nó kể nhiều chuyện tôi thật… không muốn tin chút nào. Tôi bảo không tin, tụi nó thề là nếu tụi nó nói láo, tụi nó… chết lăn quay trước mặt tôi. Nhậu tiếp, cả đám kể cho nhau nghe hiện giờ mỗi thằng làm gì. Có thằng tiếp tục làm nhân viên làm công ăn lương ở các công ty khác. Vài thằng nhảy ra đi buôn. Đi buôn đâu có dễ. Khởi nghiệp mà kiếm được đồng tiền từ việc buôn bán là… chảy máu mắt máu mũi. Thế rồi, sau một hồi cả đám vi vu chém gió, tôi nghe tụi nó kết luận thế này: “Buôn gì thì buôn, chẳng buôn gì lời cho bằng… buôn thần bán thánh!”

Cách đây một đoạn thời gian, công việc của tôi vô tình phải kiêm nhiệm quản lý một đội bảo vệ khoảng 40 người. Trong đội bảo vệ tôi tương đối quý và tín nhiệm một cậu quê ở Miền Tây. Cậu này ngoan, biết nghe lời, không gian manh trộm cắp vặt, tướng tá lại cao ráo, mặt mũi sáng sủa. Vậy nên tôi đưa cậu ta lên làm tổ trưởng tổ bảo vệ.