Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Duyệt binh TQ: những nữ chiến binh có ngực y hệt nhau

Trung Quốc sử dụng người mẫu để diễu hành trong cuộc duyệt binh long trọng
“Tất cả những bộ ngực của họ đều có kích thước như nhau và cùng chĩa về một hướng; có bao nhiêu miếng bọt biển đã được họ sử dụng?”, một cư dân mạng đã liên tưởng như vậy khi Quân đội Giải phóng Nhân dân cho đăng tấm hình miêu tả những cặp ngực của chị em phụ nữ đang xếp hàng thẳng tắp, và căng phồng trong những bộ đồng phục màu trắng.


Một nữ quân nhân của Quân đội Giải phóng Nhân dân đang tham dự một buổi tập dợt cho cuộc diễu hành quân sự sẽ được diễn ra vào ngày 3 tháng 9 nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Thế Chiến II của Trung Quốc tại một căn cứ quân sự thuộc Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 22 tháng 8 năm 2015 (ChinaFotoPress / Getty Images)

Đội nữ duyệt binh danh dự với những người đẹp cao ráo, trẻ trung, xinh đẹp mặc quân phục, sẽ tiến hành cuộc hành quân ngang qua bức chân dung khổng lồ của cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh trong cuộc diễu hành long trọng của Trung Quốc nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Thế Chiến II.

Nhưng không phải người đẹp nào trong số đó cũng là quân nhân. Và tương tự như vậy, nhiều khả năng thì các bộ ngực căng tròn đang khoe ra kia cũng không phải thực chất, mà là đã qua phẫu thuật bằng dao kéo.

Người mẫu Trung Quốc Mẫn Gia Huệ 23 tuổi có mặt trong đội ngũ diễu binh khi tiến hành tập dượt vào ngày 5 tháng 8 năm 2015 (Ảnh chụp màn hình/Sina)

Người mẫu 23 tuổi Mẫn Gia Huệ đến từ thành phố Đại Liên vùng đông bắc Trung Quốc đã đăng ký tham gia đội ngũ diễu binh danh dự vì “rất kính trọng” các chiến sĩ, theo một bài báo đăng trên cổng thông tin Internet Sina vào ngày 25 tháng 8. Tuy nhiên sau đó bài viết có tựa đề “Phơi bày sự thật về những bức ảnh thường nhật của người mẫu nữ từng kính trọng các binh sỹ” đã bị dỡ khỏi trang web.

Mẫn Gia Huệ – người mẫu Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình/ Sina Weibo)

Trên trang Sina Weibo, cô Mẫn cho biết rằng mình vừa tốt nghiệp Viện Công nghệ Thời trang Bắc Kinh, và đã vượt qua 11 vòng loại tuyển chọn người mẫu do đài truyền hình Nhà nước CCTV tổ chức. Cô Mẫn cũng đăng những bức hình mình đứng làm người mẫu bên cạnh những chiếc xe hơi. Tại Trung Quốc, trang Sina Weibo có hình thức tương tự như trang Twitter.
Người mẫu Trung Quốc Mẫn Gia Huệ đứng tạo dáng bên một chiếc xe hơi (Ảnh chụp màn hình/Sina Weibo)

Theo tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, một số thành viên của đội nữ duyệt binh danh dự đều “đã từng hành nghề người mẫu thời trang”.

Đội nữ duyệt binh danh dự này có 51 thành viên, với độ tuổi trung bình là 20, đều cao khoảng 1m78 với tỷ lệ 9/10 người có bằng cao đẳng, theo tin từ Tân Hoa xã.

Mới đây, dư luận Trung Quốc đã thể hiện sự bất bình, đặc biệt là sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân đăng một số bức hình mô tả công việc chuẩn bị cho lễ diễu binh này. Trong những tấm hình đó các nữ binh đều trang điểm rất đậm, và đang được canh chỉnh mũ bằng thước sao cho chúng đều ở độ cao ngang bằng nhau.


(Ảnh chụp màn hình/Quân đội Trung Quốc Online)

“Đây là cuộc diễu hành quân sự hay là một cuộc thi sắc đẹp vậy?”, một cư dân mạng Trung Quốc nêu câu hỏi.

Người khác hỏi tiếp: “Liệu có phù hợp hay không khi quân đội phải dùng đến việc thương mại nhan sắc phụ nữ theo kiểu như thế này?”

Nhằm kỷ niệm Ngày Chiến thắng Thế Chiến II của Trung Quốc, cuộc diễu binh được dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 9, với sự tham gia của 10.000 quân lính Trung Quốc cùng màn trình diễn khí cụ quân sự như chiến đấu cơ, xe tăng, tên lửa đạn đạo.

Có 30 nguyên thủ quốc gia trong đó có Nga, Pakistan và Hàn Quốc, sẽ có mặt tại cuộc diễu hành, trong khi 19 quốc gia khác sẽ cử đại diện đến tham dự. Sẽ không có ai từ các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây đến tham dự cả. Nhưng cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder dự kiến sẽ có mặt – vì sau khi 2 cựu nguyên thủ quốc gia này từ nhiệm, thì họ đều thu được những lợi ích có liên quan đến Trung Quốc.

Giới phân tích đã phê phán chính quyền Trung Quốc khi tổ chức Ngày Chiến thắng Thế Chiến II quá rầm rộ và hoành tráng như vậy bởi vì ĐCSTQ chẳng đóng vai trò gì nhiều trong việc đánh bại phát xít Nhật cả.

Họ cho rằng, KMT hay còn gọi là Quốc Dân Đảng, dưới sự lãnh đạo của cựu lãnh đạo Trung Quốc Tưởng Giới Thạch mới chính là lực lượng đã đóng góp nhiều nhất vào việc đánh bại người Nhật Bản. Tuy nhiên vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, đội quân đi theo đường lối chủ nghĩa dân tộc (Quốc Dân Đảng) đã chịu tổn thất nặng nề, đặc biệt là hàng ngũ tướng lĩnh, nên mới bị những người cộng sản nhanh chóng đánh bại trong một cuộc nội chiến.

Ngược lại với Quốc Dân Đảng, vào nhiều thời điểm của cuộc chiến, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ tranh thủ tuyển binh, thu lượm vũ khí của lính Nhật bỏ lại trên chiến trường. Và trong khi nổ ra những trận chiến rất lớn thì Đảng Cộng sản chỉ điều rất ít quân tới để chiến đấu, và họ chỉ tham gia vào những cuộc đụng độ lẻ tẻ. 

Tuy nhiên, cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông thời bấy giờ dù không muốn chống phát xít Nhật, nhưng lại trở thành một tượng đài huyền thoại. Khi Nguyên soái Bành Đức Hoài nhận trách nhiệm thống lĩnh hầu hết các sư đoàn của Quốc Dân Đảng để chiến đấu vào năm 1940, thì việc đầu tiên cựu lãnh đạo Mao làm là ra lệnh trừng phạt vị tướng này do không hỏi ý kiến của mình, và về sau nguyên soái Bành bị thanh trừng trong Cuộc Cách mạng Văn hóa cũng vì “trọng tội” này.

Tác giả: Frank Fang, Epoch Times và Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
31 Tháng Tám , 2015

https://vietdaikynguyen.com/v3/74923-trung-quoc-su-dung-nguoi-mau-de-dieu-hanh-trong-cuoc-duyet-binh-long-trong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét