Thu tiền bài Quốc ca: Bài hát nào thuộc sở hữu công?
Tác giả: Ân Thông (Theo NLĐ)
Bài hát “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao vừa được Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đưa vào diện ca khúc thu phí bản quyền nếu sử dụng trong các chương trình biểu diễn ca nhạc, sân khấu, điện ảnh… có bán vé, tài trợ và quảng cáo, tức là nhằm mục đích kinh doanh.Tiết mục “Tiến quân ca” trong chương trình “Giai điệu tự hào”
phát trên VTV1. (Ảnh do chương trình cung cấp)
Vì là ca khúc được chọn làm Quốc ca nên quyết định này gây nên nhiều ý kiến trái chiều. “Hát Quốc ca sao phải trả tiền?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Nhưng để trả lời vì sao hát “Tiến quân ca” mà không phải trả tiền tác quyền như những ca khúc khác thì không ai giải thích có lý.Một vài ý kiến nêu trong bài viết trên một số tờ báo cho rằng sau khi nhạc sĩ Văn Cao qua đời, vợ ông là bà Nghiêm Thúy Băng đã gửi thư đến Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch hiến tặng ca khúc “Tiến quân ca” cho Quốc hội nên có thể xem tác phẩm này đã thuộc quyền sở hữu của nhà nước, tức là của toàn dân, ai sử dụng cũng được mà không phải trả tác quyền.
Vậy ai có quyền định đoạt quyền tài sản ca khúc “Tiến quân ca”? Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản (quyền định đoạt tài sản). Quyền nhân thân là bất di bất dịch còn quyền định đoạt tài sản được dịch chuyển. Có trường hợp tác giả chỉ có quyền nhân thân đối với tác phẩm còn quyền tài sản lại thuộc cá nhân, tổ chức, đơn vị khác sau khi tác giả đã trao quyền này cho họ.
Trong trường hợp ca khúc “Tiến quân ca”, nhạc sĩ Văn Cao chưa hiến tặng quyền tác giả của mình cho nhà nước nên đến nay, quyền nhân thân và quyền tài sản vẫn thuộc về nhạc sĩ Văn Cao và người thân được quyền thừa kế của ông sau khi ông qua đời.
Phân tích của giới chuyên môn cho rằng trường hợp xem bức thư hiến tặng của vợ cố nhạc sĩ Văn Cao cho nhà nước là có giá trị pháp lý thì quyền tài sản của những người được thừa kế còn lại là các con ông vẫn có giá trị pháp lý. Nhạc sĩ Văn Thao, con trai cố nhạc sĩ Văn Cao, đã phát biểu trên báo rằng việc gửi thư ngỏ hiến tặng quyền tài sản ca khúc “Tiến quân ca” cho nhà nước của mẹ ông không có sự đồng ý của các thành viên được hưởng thừa kế trong gia đình.
Vì vậy, nhạc sĩ Văn Thao vẫn có đủ cơ sở pháp lý để ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thu hộ tiền sử dụng tác quyền bài hát “Tiến quân ca” trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật có doanh thu như những ca khúc bình thường khác.
Khi bài “Tiến quân ca” được đưa vào danh sách ca khúc thu phí tác quyền, mọi người mới giật mình đặt vấn đề quyền tài sản của tác phẩm “Tiến quân ca” sau khi được chọn làm Quốc ca là thuộc về ai? Tác giả hay nhà nước?
Không thể vì “Tiến quân ca” được nhà nước chọn làm Quốc ca nên quyền tài sản nghiễm nhiên thành sở hữu toàn dân? Nếu không được tác giả tự nguyện hiến tặng, nhà nước phải mua lại quyền tài sản này để phục vụ chính trị hoặc điều chỉnh theo quy định tại điều 7 về “Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ” của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2010:
“Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của nhà nước, xã hội quy định tại luật này, nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp”.
Cho đến nay, nhà nước chưa có văn bản nào điều chỉnh quyền tài sản của ca khúc “Tiến quân ca” như quy định tại điều luật này.
Ông Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại TP HCM, cho biết rất nhiều tác phẩm nghệ thuật được sáng tác theo đặt hàng, tài trợ, vận động sáng tác, tổ chức trại sáng tác của nhà nước không xác định rõ quyền tài sản của tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm âm nhạc.
Lâu nay, vẫn chưa có cơ quan quản lý nhà nước nào quan tâm đến việc xác định quyền tài sản công hữu trong các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng ngân sách của nhà nước. Thực tế, cũng chưa có tổ chức, đơn vị nào của nhà nước làm nhiệm vụ đặt hàng, tài trợ sáng tác có hợp đồng ký kết cụ thể với tác giả về việc xác lập phạm vi, thời hạn nhà nước được hưởng quyền tài sản đối với các tác phẩm ra đời thuộc diện này.
Vì vậy, có những tác phẩm nghệ thuật đáng lý tác giả không được thu phí tác quyền trong thời hạn quyền tài sản thuộc sở hữu toàn dân nhưng cơ quan thu hộ như Trung tâm Bảo vệ quyền tác phẩm âm nhạc Việt Nam hay chính tác giả vẫn cứ thu như những tác phẩm bình thường do không phân định được tài sản công hay tư.
http://nld.com.vn/404.aspx?keywords=tranh-cai-viec-thu-tien-bai-quoc-ca-bai-hat-nao-thuoc-so-huu-cong
Lạ chuyện thu tiền tác quyền khi hát Quốc ca - Dân Việt
www.baomoi.com › Giải trí › Âm nhạc - Translate this page
2 days ago - Theo tôi là không nên thu tác quyền bài Tiến quân ca. Đứng trên .... NLĐ. Tranh cãi việc thu tiền bài Quốc ca: Bài hát nào thuộc sở hữu công?Tại sao thu tiền bản quyền ca khúc Tiến quân ca? - Tuổi Trẻ
6 days ago - Chỉ thu tiền khi biểu diễn bài Tiến quân ca như những bài hát bình thường khác. ... lựa chọn ca khúc này để biểu diễn, nhưng nếu có một chương trình nào đó ... Nhưng việc hiến tặng phải được công khai, rõ ràng và Nhà nước cũng ... Quốc ca là một tác phẩm có tác giả nhưng phải thuộc sở hữu của Nhà ...
Có nên thu phí tác quyền bài 'Tiến quân ca'? | Văn hóa ...
6 days ago - Hát Quốc ca trong lễ chào cờ tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà ... Cũng theo VCPMC, ca khúc Tiến quân ca được thu tiền tác quyền bình ... việc ca khúc này được trình diễn ở những đâu, trong trường hợp nào. ..... Thứ nhất, Quốc hội đã chọn bài hát là Quốc ca thì dỹ nhiên, đó là sở hữu Nhà nước.
GIẬT MÌNH: Thu tiền cả bài Tiến quân ca - Thời Việt Báo
thoivietbao.vn/.../giat-minh-thu-tien-ca-bai-tien-quan-... - Translate this page
5 days ago - Bài hát Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 cho đến nay. ... HCM), Tổng giám đốc Công ty Sở hữu trí tuệ S&O tại Việt Nam cho rằng việc thu tiền bản quyền ... hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào. ... LS Nguyễn Văn Bun (thuộc Đoàn LS TP.Hát Quốc Ca bị thu phí bản quyền : Nên hay không nên?
vtc.vn › Xã hội - Translate this page
4 days ago - Bài hát Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 cho đến nay. ... HCM), Tổng giám đốc Công ty Sở hữu trí tuệ S&O tại Việt Nam cho rằng việc thu tiền bản quyền ... mới có thể thu phí như: tính chất thương mại như thế nàotrong khi bài hát đã ... LS Nguyễn Văn Bun (thuộc Đoàn LS TP.Sao lại đòi tiền bản quyền người hát Quốc ca?
2sao.vn/.../sao-lai-doi-tien-ban-quyen-nguoi-hat-quoc...
Translate this page
2 days ago - Bài hát "Tiến quân ca" của nhạc sỹ Văn Cao (Ảnh:thethaovanhoa.vn) ... tác phẩm đã từ bỏ quyền sở hữu của mình bằng việc tự nguyện công bố "hiến tặng côngchúng". Từ đó, "Tiến quân ca" là tác phẩm thuộc về công chúng. ... Thiết nghĩ, khi thực hiện thu tiền bản quyền đối với các tác phẩm âm nhạc do ...Translate this page
'Thu phí Tiến quân ca sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng ...
nguyentandung.org › Văn hóa - Giáo dục - Giải trí
Translate this page
5 days ago - Bài hát Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 cho đến nay. ... HCM), Tổng giám đốc Công ty Sở hữu trí tuệ S&O tại Việt Nam cho rằng việc thu tiền ... tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào… ... cấp 3 không thuộc lời bài hát ...Quốc ca. Đứng ngoài cổng quan.Translate this page
Đúng rồi phải thu, bọn cộng sản có ngừng thu của dân cái gì đâu. Nếu là những ng thực sự tỉnh táo và yêu nc, các bạn nên xem xét một số nguyên tắc sau: ko gia nhập, hợp tác, ủng hộ hay chấp nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản vn. Ko tiếp chuyện các đảng viên cộng sản hay đối tượng thân cộng. Tẩy chay mọi hội đoàn liên quan đến đảng cộng sản vn. Ngừng sử dụng tiền ông hồ trong các giao dịch. Chớ vận động những đảng viên cộng sản hay đối tượng thân cộng làm những việc trên.
Trả lờiXóa