Chính quyền Trung Quốc đã bỏ mặc thị trường chứng khoán
Cổ phiếu Trung Quốc đã giảm thêm 8,5% vào hôm thứ 2 (24/8), quét sạch tất cả bong bóng lợi nhuận trong năm nay. Chính quyền Trung Quốc muốn các yếu tố thị trường ngày càng đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế kế hoạch tập trung. Thị trường sẽ hoạt động tốt nếu kinh tế tăng trưởng, tuy nhiên nhiều người lại quên rằng sẽ có lúc gặp phải suy thoái.
Một nhà đầu tư đang ôm đầu đứng phía trước màn hình hiển thị giá
cổ phiếu tại một công ty chứng khoán ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Lý do: Chính quyền Trung Quốc đã thực sự từ bỏ thị trường. Trước đó, họ đã luôn cố gắng duy trì mức điểm thấp nhất là 3.500 điểm, nhưng mức điểm này đã không thể giữ được vào ngày thứ 2 đen tối (24/8).Các bên tham gia thị trường đã kêu gọi ngân hàng trung ương can thiệp nhiều hơn nữa từ ngày 21/8. Nhưng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã không thực thi yêu cầu cắt giảm lãi suất hơn nữa. Chính quyền cũng không hề sử dụng một khoản tiền nào trong gói giải cứu 300 tỷ USD để hỗ trợ thị trường chứng khoán (160 tỷ USD trong số tiền đó đã được sử dụng).
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã xóa sạch tất cả lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán trong năm 2015 (Nguồn: Google Finance)
Có một số lý do có thể để lý giải tại sao chính quyền Trung Quốc đã không tiếp tục cứu trợ thị trường chứng khoán:
Họ đang bận rộn với việc giữ ổn định đồng nhân dân tệ (NDT) sau khi bất ngờ phá giá cách đây 2 tuần. Tỷ giá hối đoái giữa NDT với đồng USD hầu như không thay đổi vào ngày thứ 2 (24/8).
Họ thực sự muốn xem thị trường có thể tự xử lý việc này đến đâu.
Họ nghĩ rằng việc cắt giảm lãi suất hơn nữa hoặc mua chứng khoán trực tiếp là vô ích.
Chính quyền Trung Quốc đã không còn kiểm soát được tình hình.
Tất nhiên, nhiều nhà đầu cơ không chuyên và sử dụng đòn bẩy tài chính cao ở thị trường chứng khoán Trung Quốc đã kiên trì trụ lại thị trường bởi vì chính quyền nói rằng nhà nước sẽ hỗ trợ giá. Giờ họ đã mất hết hi vọng và bán tháo nhanh hơn cả hành động “gọi ký quỹ”. (“margin call” – khi chứng khoán đầu tư bị giảm giá, bên cho vay ký quỹ chứng khoán sẽ ngay lập tức yêu cầu nhà đầu tư phải nộp thêm một khoản tiền nhất định nhằm đảm bảo cho chứng khoán đó, với tư cách là tài sản đảm bảo, đủ đảm bảo cho khoản vay/hoặc nghĩa vụ trả nợ của nhà đầu tư đối với bên cho vay ký quỹ chứng khoán)
Nhưng không chỉ có thị trường chứng khoán Trung Quốc đang bán ra. Ngay phiên mở cửa ngày 24/8, thị trường giao dịch tương lai của Mỹ đã giảm xuống mức tới hạn và thị trường chứng khoán Mỹ đã phải tạm dừng do mức giảm giá trượt sâu (ví dụ, chỉ số bình quân ngành công nghiệp Dow Jones giảm 5%).
Bất chấp thực tế là TTCK Trung Quốc không có kết nối thực sự với hệ thống tài chính thế giới, nhưng sự phá giá bất ngờ của đồng NDT, sự đổ vỡ của TTCK và các số liệu kinh tế ảm đạm đã tạo ra sự hoảng sợ cho các nhà đầu tư quốc tế.
Họ đang rút tiền ra khỏi các tài sản rủi ro, chẳng hạn như cổ phiếu và đầu tư vào trái phiếu chính phủ của Mỹ và Đức. Họ cũng rút tiền ra khỏi các quốc gia có lợi suất sinh lời cao mà họ đã từng đầu tư (như Trung quốc, các thị trường mới nổi, Mỹ) và chuyển tiền mặt về quê nhà hoặc trả nợ.
Đây chính là việc rút khỏi hoạt động giao dịch đầu cơ ngoại hối dựa trên chênh lệch lãi suất, và chính vì thế mà hiện nay đồng đô la mất giá, còn đồng yên và euro tăng.
Một khi bắt đầu, việc thanh lý tài sản ồ ạt khó có thể dừng lại, bởi vì nó dẫn đến một loạt các cuộc gọi ký quỹ trên toàn cầu (margin call) và các ngân hàng trung ương như Fed và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc buộc phải tiếp tục hành động một lần nữa.
Valentin Schmid, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét