Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Xã hội kỳ quái: "Đội quân cô hồn" mang vợt lớn hứng tiền cúng

Xã hội kỳ quái. Cả người thả tiền lẫn người cướp tiền đều kỳ quái. Ôi văn minh Việt thời nay.
"Đội quân cô hồn" mang vợt lớn hứng tiền cúng gây náo loạn đường phố Sài Gòn
Trong 2 ngày 15 và 16 âm lịch của tháng 7, rất nhiều "đội quân cô hồn" xuất hiện trên các tuyến đường Sài Gòn, đặc biệt ở những khu người Hoa để tranh nhau lấy đồ cúng do người dân thả xuống.

Trong đời sống tâm linh người Việt, cúng cô hồn là một tín ngưỡng truyền thống, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt quan niệm, khi con người chết đi, phần hồn vẫn tồn tại, có người được đầu thai kiếp khác, có người thì bị đày xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian. Do vậy nên người ta phải làm mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát.

Tục cúng cô hồn là một trong hai lễ lớn ngày rằm tháng 7 ngoài lễ Vu lan báo hiếu. Thời gian cúng cô hồn thường diễn ra trong vài ngày trước rằm, cao điểm hơn cả là vào ngày 16 âm lịch. Tại Sài Gòn, các gia đình người Hoa ở khu Chợ Lớn, phật tử và các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thường có lễ cúng long trọng với chi phí lên tới hàng triệu để mua tiền vàng mã, lợn gà quay, hoa quả...



Lực lượng chức năng được điều động để giữ trật tự, an toàn tại khu vực sắp xảy ra cảnh giật cô hồn.

Cúng xong họ ném tiền thật và đồ cúng ra ngoài đường gọi là bố thí cho các vong hồn, âm binh lang thang. Do đó, nhiều năm gần đây đã xuất hiện tình trạng thanh niên đổ ra đường hứng và tranh cướp đồ cúng trong đó chủ yếu là tiền. Họ quan niệm rằng càng cướp giật được nhiều và nhanh càng có nhiều phúc lộc trong năm. Có hộ gia đình vừa bày mâm cúng ra cửa nhà chưa kịp thắp hương đã bị giật sạch đồ cúng.


Những ngày này, "đội quân cô hồn sống" thường xuất hiện tại các khu phố người Hoa, mang theo rất nhiều "đồ nghề" để hứng tiền, bánh, kẹo...

Có người còn tự chế đồ hứng bằng cách lấy rổ nhựa dính chặt vào một đầu gậy.


Tại góc Phùng Hưng - Trần Hưng Đạo (Q.5) chiều ngày 15 âm lịch, hàng nghìn người tập trung khi thấy một gia đình đang làm lễ cúng và chuẩn bị thảy đồ cúng xuống đường.


Các "đồ nghề" để tranh tiền cúng được chuẩn bị sẵn sàng.


Khi cúng xong, gia chủ ném tiền lẻ xuống đường, nhiều cây vợt lớn được đưa ra để tranh nhau hứng tiền.


Không có vợt, những thanh niên trai tráng "đọ sức" bằng tay không để cố giành những tờ tiền lẻ vừa bay xuống.

Bên ngoài, nhiều người không tham gia nhưng vẫn đứng lại xem.


Không chỉ có thanh niên mà người già, phụ nữ, trẻ nhỏ... cũng hăng hái tranh nhau giật tiền.


Trưa ngày 29/8 (ngày 16/7 âm lịch) tại khu vực đường Nguyễn Biểu (phường 2 quận 5, TP. HCM) hàng trăm người cũng đứng giữa trời nắng để chờ giật đồ cúng và tranh nhặt tiền.


Chủ nhà thả tiền xuống, một vài người trèo lên để lượm tiền vướng trên mái hiên.


Bên dưới, các thanh niên đưa tay hứng tiền.


Một vài tờ tiền bị vướng vào đường dây điện.


Chen lấn, xô đẩy để cướp tiền cúng.


Những cảnh tượng thường thấy trên đường phố Sài Gòn trong ngày 16 âm lịch của tháng cô hồn.



Đám đông la hét, chửi bới và bất chấp tất cả để tranh tiền cô hồn.

Có người cho biết, vì đây là phong tục hàng năm nên họ cũng tham gia cho vui, chứ không màng đến số tiền giành được là nhiều hay ít.


Ngoài việc "xả xui", chủ nhà cũng xem như một dịp tốt để làm từ thiện bày tỏ tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ, tạo niềm vui cho những người nghèo khó. Gạo, mì gói, dầu ăn, nước mắm... là những thực phẩm được các ông chủ kinh doanh phân phát cho người nghèo trong tháng cô hồn.

Theo Quỳnh Trân - Tứ Quý / Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét