Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Hành khách sốc vì hóa đơn dùng wifi trên máy bay

Hành khách sốc vì hóa đơn dùng wifi trên máy bay
Trong chuyến bay từ London tới Singapore mới đây, một người đàn ông có tên JeremyGutsche quyết định sử dụng wifi do hãng Singapore Airlines cung cấp để kiểm tra, trả lời thư điện tử (email) cho các đồng nghiệp của mình. Tuy vậy, bước xuống sân bay, vị khách này vô cùng sửng sốt khi nhận hóa đơn yêu cầu thanh toán phí sử dụng wifi với giá tiền lên đến hơn 1.000 USD.
Hóa đơn mà hành khách Jeremy phải trả khi sử dụng dịch vụ wifi trên máy bay.
Điều khiến Jeremy buồn bực nhất là anh dùng internet trên máy bay để làm việc, trả lời thư đồng nghiệp và tải power point. Khoảng thời gian vị khách sử dụng chỉ hơn một tiếng và theo lời Jeremy, tốc độ dường truyền internet do Singapore Airlines cung cấp quá chậm. Anh thậm chí còn không thể gửi video cũng như chẳng đủ thời gian vào các trang giải trí.

Lầm lẫn tai hại về chạy chức

Lầm lẫn tai hại về chạy chức
Anh có nhiều tiền thì mua được nhà đẹp, nhiều người cùng muốn mua một cái nhà đẹp thì cơ bản ai trả giá cao sẽ mua được. Nhưng nếu chức vụ mà đem đấu thầu công khai thì hệ thống hành chính chắc phải đổi là hệ thống hành chính tiền tệ. Bí thư Hà Nội: Chạy chức không dễ như trước / Có chạy chức, tham nhũng ở ngành nội vụ không?

Minh họa: Vũ Toản / Dân Trí
Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quá trình này đã buộc phải thay đổi nhiều trong tư duy. Nhà lãnh đạo chính trị cao cấp thể hiện sự thay đổi bằng các chủ trương, chính sách kinh tế theo cơ chế thị trường, người nông dân thay đổi bằng trồng cây gì, nuôi con gì cho lãi nhất.

’Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền’

Đất nước thời mạt vận: Đến GSTS cũng muốn chạy chức chạy quyền. Chạy quyền ở VN khác với vận động tranh cử ở các nước dân chủ nhiều đảng phái... Ông GS này trước là học trò, rồi đồng nghiệp của Bố tôi.
’Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền’
(Chính trị - Xã hội) - (ĐVO) - Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. ảnh: Bích Ngọc. PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia chia sẻ với Đất Việt về chuyện chạy công chức, chạy quyền.

Trụ sở hoành tráng: Cuộc so găng "ai to hơn..."?

Trụ sở hoành tráng: Cuộc so găng "ai to hơn, nhiều tiền hơn..."?
Khi chưa tự chủ được về ngân sách, dân chưa đủ ăn, trụ sở to lại trở thành thứ nghịch dị. Nghịch lý địa phương nghèo nhất nước vẫn có trụ sở hoành tráng, khuôn viên rộng nhất; lớp học không có vẫn chạy theo phong trào xây trụ sở lớn... tiếp tục được các chuyên gia bắt bệnh.

Trụ sở các cơ quan hành chính Lai Châu
Biết vô lý vẫn làm?
TS Phạm Tiến Bình – Giảng viên, Tiến sĩ kinh tế, (ĐH kinh tế ĐHQGHN) ví von, trào lưu xây trụ sở của các địa phương giống như cuộc so găng "ai to hơn, cao hơn, đẹp hơn, nhiều tiền hơn....".

Trụ sở 'Hoành tráng', tham nhũng Cường tráng!

Trụ sở 'Hoành tráng', tham nhũng Cường tráng!
Thanh tra chính phủ vừa chỉ ra nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng gây thất thoát tiền tỉ tại Lai Châu, một tỉnh nghèo vẫn chơi sang. Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu, với hàng loạt sai phạm tại nhiều công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trong giai đoạn 2006 - 2013.

'Hoành tráng' giữa rừng núi Lai Châu nghèo nàn
Những sai phạm chủ yếu điều chỉnh về quy mô, bổ sung hạng mục, xử lý kỹ thuật, thay đổi thiết kế,…làm tăng tổng mức đu tư từ 30-100% ở một số dự. Cá biệt tại dự án Hồ chứa nước Đông Pao, số tiền đầu tư không hiệu quả lên tới 11,8 tỉ đồng.

Chỉ số "khốn khổ" của Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

Đăng bài này vì thấy lạ: Năm quốc gia có chỉ số khốn khổ thấp nhất thế giới là Brunei, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Mỹ đứng vị trí 95 trong số 108 quốc gia. Như vậy, dân Trung Quốc sống sướng thứ 3 trên thế giới, vượt qua mọi nước công nghiệp phát triển khác, chỉ thua Brunei và Thụy Sỹ.

Chỉ số "khốn khổ" của Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?
(GDVN) - Viện Cato vừa cho công danh sách chỉ số "khố khổ" hay còn gọi là Misery Index của 108 quốc gia. Tờ Business Insider hôm 23/1 cho biết, Venezuela một lần nữa lại đứng đầu danh sách những quốc gia "chật vật" nhất thế giới.
Bảng xếp hạng về chỉ số Misery Index.
Danh sách này vừa được Viện Cato công bố dựa trên đánh giá về chỉ số "khốn khổ" hay còn gọi là Misery Index của 108 quốc gia. Chỉ số khốn khổ (Misery Index) là một thước đo kinh tế do nhà kinh tế học Arthur Orkum, Giáo sư kinh tế học ứng dụng tại Đại học John Hopkins sáng lập.

Thụy Sĩ có mức sống đắt đỏ nhất thế giới

Thụy Sĩ có mức sống đắt đỏ nhất thế giới
Báo cáo mới cho thấy Thụy Sĩ là quốc gia có mức sống đắt đỏ nhất thế giới, còn nơi dễ thở nhất là Ấn Độ. Đó là kết luận rút ra từ kho dữ liệu khổng lồ về chi phí và giá cả tại 119 quốc gia/lãnh thổ trên thế giới, do website Numbeo thu thập được từ ngày 1.7.2013 đến 2.1.2015.
Du lịch Thụy Sĩ thuộc vào hàng đắt đỏ nhất thế giới - Ảnh: Reuters
Theo đó, Thụy Sĩ có chỉ số giá tiêu dùng lên đến 126,03, đứng hàng thứ nhất; kế đến là Na Uy (118,59), Venezuela (111,51), Iceland (102,14) và Đan Mạch (100,6).

Thụy Sĩ và trận chiến ngoại hối

Thụy Sĩ và trận chiến ngoại hối
Nguyễn-Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng, RFA Sáng Thứ Năm 15/1, giờ Âu Châu, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ bất ngờ công bố hai quyết định là chấm dứt việc ràng giá đồng Phật lăng Thụy Sĩ vào đồng Euro theo tỷ giá một đồng 20, và hạ lãi suất dưới số âm thêm 75 điểm. Quyết định ấy gây chấn động cho các thị trường tài chính toàn cầu, và chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa thì gọi Thụy Sĩ là nạn nhân đầu tiên của trận chiến về ngoại hối trong năm 2015. Vì sao như vậy?
Đồng France Thụy Sĩ. AFP/DPA/Soeren Stache

Gây ảnh hưởng lớn

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong một chương trình vào cuối Tháng 11 năm ngoái, ông nói đến viễn ảnh năm tới là những trận chiến về ngoại tệ khiến một xứ như Trung Quốc cũng có thể rúng động. Tuần qua thì một xứ rất giàu mà nhỏ là Thụy Sĩ ở giữa Âu Châu đột ngột thông báo quyết định hạ lãi suất đến không bảy phần trăm dưới số không, tức là lãi suất âm, và không tiếp tục giữ đồng Phật lăng Thụy Sĩ, một loại ngoại mạnh của thế giới, ở mức trần là một đồng sẽ ăn tối đa là một Euro 22 xu. Quyết định khó hiểu ấy làm mọi thị trường tài chính trên thế giới đều bị chấn động. Thưa ông, Thụy Sĩ chỉ là một quốc gia rất nhỏ mà vì sao biến cố này của họ lại gây ảnh hưởng lớn như vậy và chuyện ấy có liên hệ gì đến điều mà ông gọi là Trận chiến Ngoại hối không?

Bùng nổ sáp nhập ngân hàng

Bùng nổ sáp nhập ngân hàng
Sự tham gia của các “ông lớn” Vietcombank, VietinBank, BIDV… sẽ giúp quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn. Theo Ngân hàng (NH) Nhà nước, dự kiến trong năm nay, sẽ có đến 6 thương vụ sáp nhập giữa các NH thương mại, trong đó nhiều tên tuổi lớn cũng vào cuộc. Đây là một bước mạnh mẽ để tái cấu trúc ngành NH, sau thời kỳ các NH tự tìm kiếm đối tác sáp nhập.

Nhiều thông tin cho thấy Vietcombank sẽ sáp nhập Saigonbank. Ảnh chụp tại 
Vietcombank Chi nhánh Bến Thành (69 Bùi Thị Xuân, TP HCM) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Hết thời tự nguyện
Bên cạnh những thương vụ gần như đã chắc chắn - như: NH Phương Nam sáp nhập NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH Mê Kông (MDB) về với NH Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) - thì gần đây, giới tài chính liên tục truyền tai nhau việc nhiều NH nhỏ sẽ bị các “ông lớn” - gồm: NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và NH Công Thương Việt Nam (VietinBank) - thâu tóm với sự hỗ trợ của NH Nhà nước về cơ chế, chính sách.

Có khả năng ông Thắng Cục trưởng ĐSVN tự tử

Có khả năng ông Nguyễn Hữu Thắng Cục trưởng Cục Đường sắt VN tự tử
Ngày 23-1, cơ quan điều tra đã tổ chức khám nghiệm tử thi ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt VN chết bất thường tại phòng làm việc, bước đầu xác định có khả năng ông tử vong do treo cổ tự tử.
Ông Nguyễn Hữu Thắng báo cáo về Đề án xã hội hóa lĩnh vực đường sắt trong cuộc họp do Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng chủ trì sáng 22-1 - Ảnh: Cổng TTĐT Bộ GTVT

Mỹ nữ và hoa sen…

Mỹ nữ và hoa sen…
Kỳ Duyên: Đang bận bài vở quá mà bạn bè iu quí gửi cho những tấm ảnh này, vội đưa lên cho bạn đọc chiêm ngưỡng. Bạn bè còn bình, nguyên văn: Thế này thì ai còn ngắm hoa? Hi…hi… :D. Cũng có những bức ảnh Blog đăng rùi nên xin lược bớt.

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

“Bộ Qui Tắc Ứng Xử” cho người Hà Nội

“Bộ Qui Tắc Ứng Xử” cho người Hà Nội
Chấp hành nội qui, tôn trọng, thân thiện, đoàn kết, chia sẻ … là những điểm chính trong bộ khung qui tắc ứng xử đã được Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội thông qua, hiện đang được gấp rút hoàn thiện để đưa vào thí điểm năm 2015 này.
Người dân Hà Nội trong một lễ hội bia
Đó là bản tin trên VNExpress phát hành trong nước hôm 7 tháng Giêng với tựa đề Bộ Qui Tắc Ứng Xử Cho Người Hà Nội, áp dụng cho 6 nhóm đối tượng gồm cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng.

Việt Nam sẽ ngập trong nợ vì chi phí làm metro

Việt Nam sẽ ngập trong nợ vì chi phí làm metro
Vốn đầu tư giai đoạn một của tuyến metro số 5 tại Sài Gỏn đã được điều chỉnh từ 883 triệu Euros thành 1.3 tỷ Euros. Tăng 447 triệu Euros so với dự tính ban đầu (năm 2010). Việc thực hiện tuyến metro số 2 (từ Thủ Thiêm đến Bến xe Tây Ninh) được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một chỉ thực hiện đoạn giữa từ Tân Cảng đến ngã tư Bảy Hiền, với chiều dài chưa tới 9 cây số.

Sơ đồ các tuyến metro tại Sài Gòn. (Hình: Ban Quản Lý Ðường Sắt Ðô Thị Sài Gòn)
Ông Huỳnh Hồng Thanh, giám đốc Ban Quản Lý Dự án 5, thuộc Ban Quản Lý Ðường Sắt Ðô Thị Sài Gòn (chủ đầu tư các dự án metro tại Sài Gòn), giải thích, sở dĩ năm 2010, vốn đầu tư cho tuyến metro số 2 được loan báo là 833 triệu Euros là vì... chưa nghiên cứu chi tiết.

Bộ GTVT lên tiếng về vụ Cục trưởng ĐS chết tại trụ sở

Bộ GTVT lên tiếng về vụ Cục trưởng Đường sắt chết tại trụ sở
- Bộ GTVT vừa phát đi thông báo ban đầu về trường hợp ông Nguyễn Hữu Thắng - Cục trưởng Cục Đường sắt VN chết tại phòng làm việc vào chiều tối 22/1. Thông cáo của Bộ GTVT nêu, vào khoảng 19h ngày 22/1/2015, tại trụ sở Cục Đường sắt VN (số 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), nhân viên lao công trong Cục khi lên làm vệ sinh phòng làm việc của ông Nguyễn Hữu Thắng đã phát hiện ông Thắng chết tại đây.
Bộ GTVT đã có thông báo ban đầu về trường hợp ông Nguyễn Hữu Thắng tử vong
Theo Bộ GTVT, ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ GTVT, lãnh đạo Cục Đường sắt VN, cán bộ một số cơ quan của Bộ và Cục đã có mặt, đồng thời báo ngay cho cơ quan y tế, cơ quan công an và gia đình đến để phối hợp giải quyết sự việc. Tuy nhiên, đã không cứu chữa được ông Nguyễn Hữu Thắng.

Muốn bứt phá, người đứng đầu cực kỳ quan trọng

Muốn bứt phá, người đứng đầu cực kỳ quan trọng
"Người đứng đầu phải có sự nhạy cảm về chính trị, tức là nắm bắt được cái mới, vận hội, cơ hội để phát triển thì sẽ bứt phá lên", PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc.
TS Nguyễn Trọng Phúc: "Vào Đảng đừng vì mục đích cá nhân". Ảnh: Mỹ Hòa
LTS:Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 cuộc trò chuyện với PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, xung quanh vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược của Đảng hiện nay.

Liệu một liên minh mới Nga–Hoa sẽ thành hình?

Liệu một liên minh mới Nga–Hoa sẽ thành hình?
Một số nhà phân tích tin rằng năm 2014 đã mở ra một kỷ nguyên mới của khoa địa chính trị theo phong cách trong thời Chiến tranh Lạnh. Hành vi tại Ukraine và sáp nhập lãnh thổ Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được đáp ứng bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề của châu Âu và Hoa Kỳ, nó làm suy yếu mối quan hệ của Nga đối với phương Tây và Kremlin nôn nóng muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là liệu Nga sẽ tìm cách để xây dựng một liên minh thực sự với nước Cộng hoà Nhân dân hay không.
Ảnh: Asianews.it
Thoạt nhìn sơ khởi thì lập luận này có vẻ hợp lý. Thật vậy, lý thuyết về một tình trạng quân bình trong cán cân quyền lực theo truyền thống cho thấy là tính ưu việt của Mỹ trong các nguồn tạo nên quyền lực phải bị đánh bại do sự đối tác Nga–Hoa.

HỒI GIÁO TẠI Á CHÂU

HỒI GIÁO TẠI Á CHÂU
Theo lịch sử Hồi Giáo thì đạo này đã được truyền bá vào Ấn Độ và Trung Quốc ngay từ giữa thế kỷ 7, tức trong những năm đầu mới được thành lập. Vai trò truyền đạo chủ yếu do những người Thổ Nhĩ Kỳ nói tiếng Ba Tư (The Persianate Turks) vì họ là những người theo đạo Hồi rất sớm. Họ có biệt tài cưỡi ngựa, bắn cung, đấu kiếm và rất hiếu chiến như quân Mông Cổ sau này. Trong hai thế kỷ 7 và 8, những đoàn kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ đã lấn chiếm toàn Bắc Ấn và Trung Á.

Năm 751, toàn dân xứ Turkistan theo đạo Hồi. Quân Hồi tràn qua biên giới Turkistan tiến vào phía Tây Trung Quốc đụng trận với quân nhà Đường trên sông Talas. Quân Đường thua trận phải bỏ chạy. Vùng Tây Bắc Trung Quốc trở thành lãnh thổ Hồi Giáo. Nhiều người Trung Á Hồi Giáo như Kazakh, Uzbek, Afgan tràn qua biên giới chiếm lãnh các thảo nguyên của người Trung Quốc và trở thành những tín đồ Hồi Giáo đầu tiên trên lục địa Trung Hoa.

THÂN PHẬN PHỤ NỮ HỒI GIÁO

THÂN PHẬN PHỤ NỮ HỒI GIÁO
Tổng số 1 tỷ 200 triệu tín đồ Hồi Giáo trải rộng trên khắp các lục địa nên số phận của phụ nữ không đồng nhất. Tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia, số phận phụ nữ ở mỗi nước cũng khác nhau và tùy theo phong tục tập quán của mỗi dân tộc, cũng như do sự biến chuyển của lịch sử, số phận của phụ nữ Hồi Giáo cũng thay đổi theo.
Tuy nhiên, vượt lên trên mọi dị biệt của địa phương và qua mọi giai đoạn khác nhau của lịch sử vẫn có những yếu tố chung của đạo Hồi quyết định phần lớn số phận của các phụ nữ Hồi Giáo. Đó chính là những điều luật về phụ nữ được nêu rõ trong kinh Koran và trong Thánh Luật Sharia (The Holy Law of Islam). Kinh Koran là cuốn sách thiêng liêng ghi chép các lời của Thiên Chúa Allah (Words of Allah) nên Koran được coi là bộ luật tối cao và không ai có quyền sửa đổi.

Sự bành trước của Đạo Hồi

Sự bành trước của Đạo Hồi
Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á:

- Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran. Trong 2 năm (648-649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia. Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước Âu Châu, đó là Hy Lạp.

Giá dầu xuống thấp, kinh tế thế giới vẫn thụt lùi

Giá dầu xuống thấp nhưng không đủ sức kéo kinh tế thế giới đi lên
Tú Anh RFA: Qũy Tiền tệ Quốc tế bi quan về khả năng tăng trưởng của kinh tế thế giới. Một ngày trước khi khai mạc Diễn đàn Kinh tế Davos, bản phúc trình của IMF giảm dự báo tăng trưởng. Dầu hỏa xuống giá đến 55% nhưng không đủ sức kích thích kinh tế toàn cầu mà còn có thể gây hiệu ứng ngược.

Tăng cường an ninh bảo vệ Diễn đàn Kinh tế 
Thế giới Davos.REUTERS/Ruben Sprich
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, tăng trưởng kinh tế thế giới trong hai năm 2015 và 2016 sẽ không thể vượt mức 3,5% và 3,7% tức là thấp hơn năm 2014 vừa kết thúc 0,3 điểm. GDP của Hoa Kỳ dự trù tăng 3,6% trong năm 2015 và 3,3% năm 2016. Trong khi đó, các cường quốc khác từ vùng Euro, Nhật Bản đến Trung Quốc đều sẽ tăng trưởng chậm lại so với dự kiến tương đối lạc quan cách nay 4 tháng.

Cách sửa Lỗi không vào được Blogspot

Cách sửa Lỗi không vào được Blogspot
Bạn "DA LA <tuantriet@gmail.com>" gửi cho mình thư sau: Thân gởi anh Lại Trần Mai. Từ 2 hôm nay sau khi khắc phục sự cố cáp quang biển, mạng khôi phục. Tôi không thể vào các trang của blogspot trong đó có trang của anh. Tìm hiểu: hoá ra ông thần VNPT chặn ... Có lẽ nhiều người cũng bị như tôi! Anh hãy phổ biến link sau đây ( YouTube ) về cách khắc phục, tôi đã làm - rất hay và nhanh. Chúc anh khoẻ, nhiều niềm vui và có nhiều quỹ thời gian dành cho blog. Chân thành cám ơn bạn DA LA.

Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Dân khổ lắm rồi!”

Suy rộng ra tình hình cả nước thì: “Dân khổ lắm rồi!” nhưng “Chưa bao giờ chính sách vĩ mô nhất quán như bây giờ". Hoan hô Bộ trưởng Thăng và Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, những người dám nói dân khổ. Nghĩ đến dân mới làm vì dân.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Dân khổ lắm rồi!”
KIỀU CHÂU Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cục, vụ tập trung cùng đường sắt thực hiện xã hội hóa. Đồng thời, yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt rà soát, chuẩn hóa lại các gói thầu của Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tích cực đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình. "Dân khổ lắm rồi...", Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng.
Đó là một trong những chỉ đạo quan trọng của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong cuộc họp triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa lĩnh vực đường sắt diễn ra sáng nay (22/1). Phát biểu tại buổi họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, đường sắt để trì trệ quá lâu một phần cũng do vốn đầu tư hạn hẹp nhưng một phần cũng do tư duy nghiêng về đường bộ nhiều. Vì đường bộ đầu tư khai thác được ngay, thời gian ngắn trong khi đường sắt phải đầu tư tổng thể và dài hạn hơn, tiền nhiều hơn.

Cục trưởng Cục đường sắt chết tại cơ quan

Cục trưởng Cục đường sắt Nguyễn Hữu Thắng chết tại cơ quan
Một nguồn tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết cuối giờ làm việc hôm nay 22/1, cán bộ công nhân viên Cục đường sắt Việt Nam phát hiện ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã chết trong phòng làm việc. Ông Nguyễn Hữu Thắng - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam từng bị Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng quyết định tạm đình chỉ chức vụ ngày 25/4.
Ông Nguyễn Hữu Thắng
Theo nguồn tin trên, sáng 22/1, ông Thắng vẫn tham gia cuộc họp triển khai thực hiện xã hội hóa lĩnh vực đường sắt của Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Hiện nguyên nhân cái chết của ông Nguyễn Hữu Thắng chưa được công bố.

Hyundai: Grand i10 bản Sedan giá 399 triệu đồng

Hyundai giới thiệu Grand i10 bản Sedan giá 399 triệu đồng
Bên cạnh phiên bản Grand i10 hatchback 5 cửa đã có mặt trên thị trường, Hyundai Việt Nam đã ra mắt thêm phiên bản sedan 5 cửa đi kèm mức giá 399 triệu đồng. Grand i10 Sedan phân phối chính thức chỉ có 1 cấu hình động cơ 1,2 lít duy nhất kết hợp cùng hộp số sàn 5 cấp.
Hyundai Grand i10 sedan và hatchback thuộc phân khúc xe cỡ nhỏ dành cho đô thị (city car). Dòng xe này đã mang lại rất nhiều thành công cho Hyundai khi giành được nhiều giải thưởng uy tín như “Xe đô thị tốt nhất” tại Anh (2 năm liên tiếp 2014 và 2015), giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2014 tại Ấn Độ hay “Xe nhỏ của năm” tại Philippines (năm 2014-2015).

“Chưa bao giờ chính sách vĩ mô nhất quán như bây giờ!”

Lại thêm một đại đại bồi bút trong kinh tế sau các ngài Nguyễn Quang Thái, Lê Thẩm Dương. Nghe được câu này chắc các đời Thủ tướng cũ (Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải) không khỏi ngậm ngùi: Thời mình kinh tế tăng trưởng cao nhất, ổn định nhất, chất lượng nhất... mà bị cho là chính sách vĩ mô kém nhất quán so với lúc nền kinh tế đang nằm ở đáy như bây giờ. Kiên trì là đúng, trong bài này, tôi đã đề nghị phải kiên trì, kiên trì bám sát mục tiêu, thực hiện tốt các giải pháp đúng đắn thì nhất định sẽ thắng lợi. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa rõ mục tiêu là gì; giải pháp nào là đúng đắn; do đó cơ chế kinh tế chẳng có gì thay đổi, mới loay hoay kiểm soát chặt (quá dễ) để giải quyết tình huống nhằm tránh suy thoái sâu hơn nữa. Giữ được như năm 2013 là tốt nhưng đã 2 năm dưới đáy mà vẫn chưa có hướng thoát ra, chưa làm được gì ra hồn. Vậy mà đã đua nhau hoan hô thành tích. Với đà này, dự báo năm 2015 cũng không có thay đổi gì lớn.
“Chưa bao giờ chính sách vĩ mô nhất quán như bây giờ!”
TÚ UYÊN “Có thể nói, chưa bao giờ chính sách vĩ mô của Chính phủ lại nhất quán như bây giờ! Chúng ta không nóng vội để xử lý tăng trưởng, mà kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp luật thông thoáng. Tôi kỳ vọng kinh tế Việt Nam năm 2015 sẽ tăng trưởng vượt mức 6,2%”. TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh như vậy tại hội thảo về kịch bản kinh tế Việt Nam 2015, với chủ đề “Hội nhập sâu rộng, cạnh tranh khốc liệt”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 22/1 tại Tp.HCM.
Những nỗ lực, giải pháp của Chính phủ được
các diễn giả đánh giá đã phát huy tác dụng. 
2015 và 12 chữ
2014 có thể nói là năm cộng đồng doanh nghiệp nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Nghị định 01/NQ-CP, Nghị quyết 19/NQ-CP đều hướng đến việc tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

BT Bùi Quang Vinh: 'Giá dầu 40 đôla, GDP tăng thêm 0,43%'

BT Bùi Quang Vinh: 'Giá dầu quanh 40 đôla, GDP tăng thêm 0,43%'
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư khẳng định, do Việt Nam vừa xuất dầu thô nhưng nhập khẩu lớn các sản phẩm từ xăng dầu nên giá dầu quanh mốc 40 USD mỗi thùng trong năm 2015 thì kinh tế sẽ tăng trưởng thêm 0,43%.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng nếu giá dầu quanh mốc 
40 USD trong năm 2015 sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 0,43%. 
Kịch bản trên được người đứng đầu ngành Kế hoạch Đầu tư đưa ra sau khi kết thúc cuộc họp 4 Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước về điều hành kinh tế vĩ mô chiều 22/1.

Xử lý khi ô tô bị hỏng bất ngờ trên đường

Xử lý khi ô tô bị hỏng bất ngờ trên đường
Ngày nay xe hơi là phương tiện giao thông không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp?
Sinh sống tại Hoa Kỳ hay những quốc gia tân tiến, xe hơi là phương tiện giao thông không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này càng đúng hơn cho những người cư ngụ tại những thành phố như Los Angeles hay quận Cam, thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn; những nơi mà hệ thống chuyên chở công cộng thiếu thốn hay không thuận lợi, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của đại chúng. 

Bị bắt vì té nước thánh vào lăng Lenin

Bị bắt vì té nước thánh vào lăng Lenin
Hai nghệ sỹ người Nga bị bắt giữ sau khi hắt nước thánh và hét to "hãy sống lại và rời đi" tại lăng Lenin ở Moscow. Đoạn video ghi lại những gì diễn ra hôm thứ Hai cho thấy hai người đã nhảy qua rào chắn, tới sát lăng ở Quảng trường Đỏ rồi hắt nước vào tường lăng. Vài giây sau đó, cảnh sát đã can thiệp và đưa hai người tới một chiếc xe của cảnh sát đậu gần đó. Họ có thể bị giam giữ tới 15 ngày về tội gây rối, tin tức nói.

Hai người, được xác định danh tính là Oleg Basov và Yevgeny Avilov, là thành viên một nhóm nghệ thuật có tên là Nhện Xanh.

Việt Nam có nên học theo mô hình TQ?

Việt Nam có nên học theo mô hình TQ?
Đặng Trung - Một trong những nỗi đau của Việt Nam, là một mặt không thích Trung Quốc, luôn phải đề phòng Trung Quốc, nhưng vẫn phải lấy nước láng giềng này ra để biện minh cho đường lối phát triển của mình: “Trung Quốc đấy, Chủ nghĩa Xã hội đấy, vẫn giàu kia mà”.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc là một niềm cảm hứng lớn cho phát triển, thì các nước đang phát triển khác cũng phải chuyển sang chế độ Xã hội Chủ nghĩa để học theo Trung Quốc chứ. Tại sao chẳng có nước nào làm vậy. Khi một nước có bước nhảy vọt trong thời gian ngắn để lên đến vị trí thứ hai trong nền kinh tế thế giới mà không có ai học theo, đó quả là một điều không bình thường.

Báo Anh: Nên đăng hình khỏa thân hay không?

Báo Anh: Nên đăng hình khỏa thân hay không?
Tại Anh, người dân thức dậy vào sáng hôm thứ Hai đầu tuần với tin một trong những tờ báo bán chạy nhất nước này đã lặng lẽ bỏ đi mục gây tranh cãi nhất - ảnh chụp hàng ngày cảnh một nữ người mẫu để ngực trần. Mục 'Cô gái trang 3' xuất hiện trên báo the Sun từ 1970, thu hút cả ý kiến phản đối lẫn ủng hộ.
Đây là một trong số ít các ấn phẩm không mang tính khiêu dâm đăng những hình ảnh như vậy một cách đều đặn. Sự thay đổi hôm thứ Hai 20/1 đã trở thành tin chính trong ngày - tại sao vậy?

Người Mỹ nhận xét 10 đặc tính cơ bản của người Việt

Đặc điểm người Việt qua nhận xét của Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ
Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.
Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.

Tổng thống Obama: "Tôi luôn là người thắng cuộc"

Mình thích câu cuối cùng: "cần thấy rằng các bất đồng và khác biệt là một phần trong bản chất sinh hoạt chính trị của nước Mỹ. Chính điều này làm cho nước Mỹ mạnh lên theo năm tháng". Bao giờ Việt Nam có điều này ?
Tổng thống Obama: "Tôi luôn là người thắng cuộc"
Với giọng điệu tự tin nhưng cũng đầy thách thức trước một Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát, ông Obama thẳng thắn: “Tôi không còn bất kỳ cuộc tranh cử nào phía trước nữa”. Và ngay sau khi vừa nhận vừa được lời tán thưởng của các nghị sĩ thuộc cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ thì ông Obama bắt đầu ra đòn: “Tôi biết, bởi vì tôi luôn là người thắng cuộc!” Xem nội dung thông điệp liên bang Tại đây

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: News)
Thông điệp trong một nước Mỹ đã thay đổi
Hiến pháp Mỹ yêu cầu Tổng thống nước này hàng năm phải báo cáo cho hai viện của Quốc hội về tình hình nước Mỹ và điều này đã trở thành thông lệ trong sinh hoạt chính trị Mỹ kể từ Thông điệp liên bang đầu tiên của Tổng thống George Washington ngày 8/1/1890. Cùng với sự lớn mạnh của nước Mỹ, Thông điệp liên bang nay không chỉ là thông điệp của chính quyền gửi cho quốc Hội, mà là thông điệp gửi đến cử tri Mỹ và toàn thế giới.

Một vài nhận xét về Tập Cận Bình

Một vài nhận xét về Tập Cận Bình
Đoàn Hưng Quốc - Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo tài giỏi. Nhận xét này không phải nhằm ca tụng họ Tập nhưng chính vì lo cho Việt Nam: lịch sử cho thấy đất nước sẽ gặp nhiều nguy hiểm khi Trung Hoa có vị hoàng đế hùng tâm thao lược trong khi Việt Nam đã hội đủ những yếu tố mà nhà bác học Lê Quý Đôn hơn 200 năm trước đã cảnh báo "Có năm nguy cơ mất nước nếu không ngăn chặn được, đó là: Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt".
Về đối nội nay không ai còn nghi ngờ quyết tâm làm đến nơi đến chốn của họ Tập, đả hổ diệt ruồi thanh toán cả những đối thủ nguy hiểm nhất trên thượng tầng quyền lực như Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai.

Việt Nam đứng thứ hai về khiếu nại tham nhũng

20-40 tỷ USD bốc hơi mỗi năm vì đút lót, hối lộ
Phương Linh - Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách nhận được nhiều khiếu nại nhất liên quan đến tham nhũng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông và cấp nước.

Nghi án hối lộ tại dự án Đường sắt đô thị Hà Nội là một 
điểm nóng trong quản lý, sử dụng vốn ODA năm qua.
Phát biểu tại Hội nghị "Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam" tổ chức sáng nay (20/1), bà Conchita Carpio Morales - thành viên cơ quan thanh tra Philippines nhận định nạn đút lót, hối lộ đang là "kẻ thù" của phát triển và quản trị hiệu quả, cần phải loại bỏ mạnh mẽ. "Các quốc gia đang phát triển thất thoát khoảng 20 - 40 tỷ USD mỗi năm do hối lộ, đút lót, tham ô và tham nhũng", bà Morales nhấn mạnh.

Tác hại muôn mặt của nạn mua bán quan chức

Tác hại muôn mặt của nạn mua bán quan chức
Nguyễn Đình Cống - Mua bán quan chức là viết theo thời xưa, theo thói quen, còn ngày nay ở một số nơi, đến cái việc lao công và hộ lý trong bệnh viện cũng phải bỏ ra vài chục triệu để lo lót chứ chẳng phải là quan chức gì cả. Lại nghe chuyện tốn hàng trăm triệu để chạy một chỗ đứng ngoài đường, để có một chỗ làm trong trường mầm non là khá phổ biến, còn để có chức quan, có khi phải chi hàng tỷ, hàng chục tỷ.
Tệ nạn nói trên có sức mạnh phá hoại xã hội một cách ngấm ngầm đến tận gốc, làm mất ổn định xã hội một cách toàn diện, từ đó tạo ra tác hại muôn mặt trong mọi lĩnh vực đời sống.

(335) Ảnh vui: Người đẹp mềm mại

Ảnh vui

(334) Ảnh vui: Cái gì đây

Ảnh vui

(333) Ảnh vui: Sống chết tại số

Ảnh vui

(332) Ảnh vui: Quay cuồng

Ảnh vui

(331) Ảnh vui; Tách lòng đỏ trứng

Ảnh vui

Hàng chục dự án không được TT duyệt nhưng vẫn thi công

Hàng chục dự án không được Thủ tướng duyệt nhưng vẫn thi công
Theo Thanh tra Chính phủ, ngoài việc nhiều dự án liên tục thay đổi thiết kế, tổng mức đầu tư gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, còn hàng chục dự án dù không được Thủ tướng phê duyệt nhưng vẫn cố tình thi công. Do có những tồn tại thiếu sót ở khâu chuẩn bị đầu tư nên giá trị của các dự án phải bổ sung trên 21.300 tỷ đồng, bổ sung hạng mục thiết kế thiếu là trên 11.500 tỷ đồng, trượt giá do thời gian thực hiện dự án thay đổi, kéo dài làm tăng giá trị vật liệu là 27.887 tỷ đồng. Hàng chục nghìn cá nhân và tập thể bị kỷ luật sau thanh tra
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: 12 dự án không được duyệt và 9 dự án không trong quy hoạch vẫn được xây dựng. Ảnh: Bá Đô.