Nhật , Việt , Phi : Siết liên minh
Tin mới nhứt về Biển Đông cho biết mặc dù Hải quân Hoa Kỳ đã cho biết tuần tra vào đầu tháng 12 quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp tại Biển Đông, nhưng việc này có thể sẽ không được chính quyền Tổng thống Barack Obama chấp thuận vì giới chức quốc phòng Mỹ cho rằng nước này đang phải tập trung chống IS và không muốn gây căng thẳng với Trung Quốc.
Còn Úc dù buôn bán nhiều với TC, chưa bao giờ tuyên hứa sẽ tuần tra Biển Đông, nhưng ngày 16/12/2015 Úc đã cho một máy bay quân sự của Úc tuần tra áp sát các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Trong khi thực hiện chuyến bay, không quân Úc đã thông báo rõ cho hải quân Trung Quốc họ đang thực thi «quyền tự do lưu thông».
Ngày 14/12/2015, tin BBC cho biết một nhà báo Anh đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo, như đó là vùng nhận dạng phòng không mà TQ đã lập.
Cùng ngày 14/12/2015, Bắc Kinh lên tiếng bày tỏ thái độ hết sức bất bình về việc hai Thủ tướng Ấn Độ và Nhật Bản chính thức tuyên bố bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông nhân dịp ông Shinzo Abe công du New Delhi.
Tình hình Biển Đông cho thấy TC càng ngang ngược quậy ở Biển Đông, càng giúp cho Nhựt siết chặt liên minh chiến lược với Việt Nam và Phi luật tân là hai nước bị TC xâm lấn biển đảo nhiều nhứt ở Á châu Thái bình dương. Tương quan kinh tế, chánh trị, ngoại giao của Nhựt đối với hai nước Việt và Phi không phải mới có đây, mà đã có hàng chục năm rồi, bây giờ thêm tương quan chiến lược biến tương quan ba nước Nhựt, Việt, Phi thêm củng cố, bền vững.
Nhựt đã ký kết hiệp ước phát triển đối tác chiến lược với Phi năm 2011. Từ ấy họp tác quân sự hai nước đã hình thành, tiến triển. Nhựt đã cung cấp cho Phi cả chục tàu chiến vừa bán vừa cho Phi để tăng cường hải lực cho Phi. Tháng Năm vừa qua, Nhựt Phi đã kết thúc rất tốt đẹp cuộc tập trận hải quân chung với nhau ở Biển Đông. TT Phi Benigno Aquino III hồi tháng Sáu công du Nhựt, ký Tuyên bố chung về việc Tăng Cường Đối Tác chiến lược với Thủ Tướng Nhựt Shinzo Abe. Hai bên thoả thuận trên nguyên tắc, sẽ trao đổi trang thiết bị quân sự và làm việc chung vơi nhau và sớm ký kết sự hợp tác này. TT Nhựt cũng hứa với TT Phi sẽ xem xét cung cấp cho Phi một tàu tuần tra lớn. Sau đó báo Asahi Shimbun cho biết Nhựt sẽ giúp cho Phi phi cơ hai phản lực TC-90 mà Lực Lượng Biên Phòng của Nhựt đã dùng để huấn luyện. Phi có thể dùng máy bay này đề tuần tra Biển Đông. Hợp tác của Nhựt và Phi hết sức tự nhiên và trơn tru vì cả hai đều là cùng đồng minh hiệp ước của Mỹ.
Dưới cái nhìn tương quan đồng minh về quân sự và đồng chế độ chánh trị tự do, dân chủ, việc liên minh của Nhựt với VN theo chế độ CS tương đối khó khăn hơn. Nhưng mà Hà nội và Tokyo cũng đã phát triển đối tác chiến lược rồi từ năm 2006, trước khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương. Và sự hợp tác ấy ngày càng phát triển. Nhất là gần đây khi TC càng ngày càng ngang ngược xâm lấn biển đảo của các nước láng giềng. Nhựt đã cho không VN sáu tàu tuần duyên năm rồi. Lại còn kèm theo 4 triệu Mỹ Kim để VN huấn luyện cho lực lượng biên phòng biển VN.
Bánh ít trao đi, bánh quy trao lại. Hồi tháng 11 năm nay 2015, VN đồng ý cho tàu chiến Nhựt vào Vịnh Cam Ranh. Cam Ranh là một vịnh nước sâu ở Miền Trung của VN, trên bờ Biển Đông của VN. Đây là một quân cảng lớn thiên nhiên, Mỹ từng sử dụng thời Chiến tranh VN và Liên xô, Nga sử dụng sau đó. Hiện Mỹ cũng cần.
Ngoài việc cho Nhựt sử dụng Vịnh Cam Ranh, Nhựt và VN còn bàn bạc thoả ước tuần duyên hai nước sẽ tập trận chung trong vùng này. Việc bung ra và liên minh với các nước, Nhựt bây giờ rộng đường thực hiện. Nhựt đã có luật phòng vệ tập thể, có thể đưa quân và viện trợ cho các nước. Nhựt là đệ tam siêu cường kinh tế thế giới dễ phát triển kinh tế với các nước Á châu Thái bình dương. Và Nhựt cũng phần nào chia xẻ gánh nặng với Mỹ. Mỹ cũng muốn Nhựt đóng vai trò đầu tàu liên minh với các nước Á châu Thái binh dương, gần gũi địa lý, văn hoá hơn so với Mỹ.
Và quan trọng nhứt, Nhựt liên minh được với VN thì ở Bắc Thái bình dương có Nhựt, Nam Thái bình dương có VN, là hai nước có nhiều kinh nghiệm chiến trận với TC. Và hai nước Nhựt và VN có quân đội và quân lực TC không dễ dàng gì khống chế.
Và mới đây, Chủ Tịch Nước VN cũng đã ký hiệp ước đối tác chiến lược với Phi. Liên minh bắc Thái bình dương có Nhựt, Nam có VN sát TC và trung có Phi đã thành hình. Còn vòng ngoài có một liên minh Úc, Ấn, Mỹ, sắp có Nam dương vào đã vững chắc. TC khó mà khống chế Á châu Thái bình dương.
TC rất khó tiếp tế, tiếp vận cho những cơ sở quân dân sự mà TC đã chiếm được đất ở hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa trong thời bình. Gần đây TC phải lợi dụng việc tập trận bắn đạn thiệt để giành quyền kiểm soát biển quanh các biển, đảo và bãi đá mà TC đã chiếm và quân sự hoá. Nhưng tạo thành một làn sóng chống đối TC rất mạnh cho các nước. Và có thể bị phản tác dụng, các nước cũng tập trận bắn đạn thật thì Biển Đông đã thành vùng quân sự. Điều đó có thể tạo lý do cho Mỹ dùng phương tiện quân sự để bảo vệ tự do hàng hải.
Và TT Obama cũng chủ hoà, không muốn những đụng chạm bất trắc giữa Hải Quân Mỹ và TC. Thí dụ như thấy TC tập trận bắn đạn thiệt ở Biển Đông thì TT Obama hoãn cho Hải Quân và Không quân Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý ở Trường sa, dù rằng kế hoạch tuần tra đã dự trù thực hiện vào cuối năm 2015. Chớ kế hoạch “tăng cường an ninh hàng hải và năng lực giám sát trên biển của các nước ven Biển Đông" của Mỹ chính TT Obama đã trình cho Quốc Hội trong dự án luật ngân sách 2016, đã được Hạ Viện thông qua, với điều khoản mang tên Sáng kiến Biển Đông - South China Sea Initiative và TT Obama đã ban hành rồi.
Trong suốt gần một thập niên Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, lần đầu tiên chánh quyền Mỹ Hành Pháp và Lập pháp, Cộng hoà và Dân chù đồng thuận đưa vấn đề Biển Đông vào luật pháp Mỹ, đặc biệt là luật quốc phòng.
Theo điều luật của bộ luật Quốc Phòng 2016 này, Bộ Quốc Phòng Mỹ năm 2015 sẽ viện trợ 119 triệu Mỹ kim và năm 2016 là 140 triệu cho các nước Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Philippines.
Thêm vào đó, Mỹ đã chận TC với tiền đồn ở Singapore. Ngày 07/12/2015, Singapore đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra Biển Đông. (VA)
Vi Anh
(Việt Báo)
Tình hình Biển Đông cho thấy TC càng ngang ngược quậy ở Biển Đông, càng giúp cho Nhựt siết chặt liên minh chiến lược với Việt Nam và Phi luật tân là hai nước bị TC xâm lấn biển đảo nhiều nhứt ở Á châu Thái bình dương. Tương quan kinh tế, chánh trị, ngoại giao của Nhựt đối với hai nước Việt và Phi không phải mới có đây, mà đã có hàng chục năm rồi, bây giờ thêm tương quan chiến lược biến tương quan ba nước Nhựt, Việt, Phi thêm củng cố, bền vững.
Nhựt đã ký kết hiệp ước phát triển đối tác chiến lược với Phi năm 2011. Từ ấy họp tác quân sự hai nước đã hình thành, tiến triển. Nhựt đã cung cấp cho Phi cả chục tàu chiến vừa bán vừa cho Phi để tăng cường hải lực cho Phi. Tháng Năm vừa qua, Nhựt Phi đã kết thúc rất tốt đẹp cuộc tập trận hải quân chung với nhau ở Biển Đông. TT Phi Benigno Aquino III hồi tháng Sáu công du Nhựt, ký Tuyên bố chung về việc Tăng Cường Đối Tác chiến lược với Thủ Tướng Nhựt Shinzo Abe. Hai bên thoả thuận trên nguyên tắc, sẽ trao đổi trang thiết bị quân sự và làm việc chung vơi nhau và sớm ký kết sự hợp tác này. TT Nhựt cũng hứa với TT Phi sẽ xem xét cung cấp cho Phi một tàu tuần tra lớn. Sau đó báo Asahi Shimbun cho biết Nhựt sẽ giúp cho Phi phi cơ hai phản lực TC-90 mà Lực Lượng Biên Phòng của Nhựt đã dùng để huấn luyện. Phi có thể dùng máy bay này đề tuần tra Biển Đông. Hợp tác của Nhựt và Phi hết sức tự nhiên và trơn tru vì cả hai đều là cùng đồng minh hiệp ước của Mỹ.
Dưới cái nhìn tương quan đồng minh về quân sự và đồng chế độ chánh trị tự do, dân chủ, việc liên minh của Nhựt với VN theo chế độ CS tương đối khó khăn hơn. Nhưng mà Hà nội và Tokyo cũng đã phát triển đối tác chiến lược rồi từ năm 2006, trước khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương. Và sự hợp tác ấy ngày càng phát triển. Nhất là gần đây khi TC càng ngày càng ngang ngược xâm lấn biển đảo của các nước láng giềng. Nhựt đã cho không VN sáu tàu tuần duyên năm rồi. Lại còn kèm theo 4 triệu Mỹ Kim để VN huấn luyện cho lực lượng biên phòng biển VN.
Bánh ít trao đi, bánh quy trao lại. Hồi tháng 11 năm nay 2015, VN đồng ý cho tàu chiến Nhựt vào Vịnh Cam Ranh. Cam Ranh là một vịnh nước sâu ở Miền Trung của VN, trên bờ Biển Đông của VN. Đây là một quân cảng lớn thiên nhiên, Mỹ từng sử dụng thời Chiến tranh VN và Liên xô, Nga sử dụng sau đó. Hiện Mỹ cũng cần.
Ngoài việc cho Nhựt sử dụng Vịnh Cam Ranh, Nhựt và VN còn bàn bạc thoả ước tuần duyên hai nước sẽ tập trận chung trong vùng này. Việc bung ra và liên minh với các nước, Nhựt bây giờ rộng đường thực hiện. Nhựt đã có luật phòng vệ tập thể, có thể đưa quân và viện trợ cho các nước. Nhựt là đệ tam siêu cường kinh tế thế giới dễ phát triển kinh tế với các nước Á châu Thái bình dương. Và Nhựt cũng phần nào chia xẻ gánh nặng với Mỹ. Mỹ cũng muốn Nhựt đóng vai trò đầu tàu liên minh với các nước Á châu Thái binh dương, gần gũi địa lý, văn hoá hơn so với Mỹ.
Và quan trọng nhứt, Nhựt liên minh được với VN thì ở Bắc Thái bình dương có Nhựt, Nam Thái bình dương có VN, là hai nước có nhiều kinh nghiệm chiến trận với TC. Và hai nước Nhựt và VN có quân đội và quân lực TC không dễ dàng gì khống chế.
Và mới đây, Chủ Tịch Nước VN cũng đã ký hiệp ước đối tác chiến lược với Phi. Liên minh bắc Thái bình dương có Nhựt, Nam có VN sát TC và trung có Phi đã thành hình. Còn vòng ngoài có một liên minh Úc, Ấn, Mỹ, sắp có Nam dương vào đã vững chắc. TC khó mà khống chế Á châu Thái bình dương.
TC rất khó tiếp tế, tiếp vận cho những cơ sở quân dân sự mà TC đã chiếm được đất ở hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa trong thời bình. Gần đây TC phải lợi dụng việc tập trận bắn đạn thiệt để giành quyền kiểm soát biển quanh các biển, đảo và bãi đá mà TC đã chiếm và quân sự hoá. Nhưng tạo thành một làn sóng chống đối TC rất mạnh cho các nước. Và có thể bị phản tác dụng, các nước cũng tập trận bắn đạn thật thì Biển Đông đã thành vùng quân sự. Điều đó có thể tạo lý do cho Mỹ dùng phương tiện quân sự để bảo vệ tự do hàng hải.
Và TT Obama cũng chủ hoà, không muốn những đụng chạm bất trắc giữa Hải Quân Mỹ và TC. Thí dụ như thấy TC tập trận bắn đạn thiệt ở Biển Đông thì TT Obama hoãn cho Hải Quân và Không quân Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý ở Trường sa, dù rằng kế hoạch tuần tra đã dự trù thực hiện vào cuối năm 2015. Chớ kế hoạch “tăng cường an ninh hàng hải và năng lực giám sát trên biển của các nước ven Biển Đông" của Mỹ chính TT Obama đã trình cho Quốc Hội trong dự án luật ngân sách 2016, đã được Hạ Viện thông qua, với điều khoản mang tên Sáng kiến Biển Đông - South China Sea Initiative và TT Obama đã ban hành rồi.
Trong suốt gần một thập niên Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, lần đầu tiên chánh quyền Mỹ Hành Pháp và Lập pháp, Cộng hoà và Dân chù đồng thuận đưa vấn đề Biển Đông vào luật pháp Mỹ, đặc biệt là luật quốc phòng.
Theo điều luật của bộ luật Quốc Phòng 2016 này, Bộ Quốc Phòng Mỹ năm 2015 sẽ viện trợ 119 triệu Mỹ kim và năm 2016 là 140 triệu cho các nước Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Philippines.
Thêm vào đó, Mỹ đã chận TC với tiền đồn ở Singapore. Ngày 07/12/2015, Singapore đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra Biển Đông. (VA)
Vi Anh
(Việt Báo)
https://vietbao.com/a246949/nhut-viet-phi-siet-lien-minh
Tac gia la nguoi noi ngong-Nhat ban chu khong phai la Nhut....
Trả lờiXóa