Để có 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp phải chi 0,72 đồng bôi trơn
(LĐ) - Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về hiện trạng thực hành liêm chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy dù 55% doanh nghiệp hiểu về liêm chính, minh bạch trong kinh doanh nhưng chỉ có 29%... thực hiện.
Hội thảo “Công bố báo cáo khảo sát hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực của doanh nghiệp” do VCCI tổ chức sáng 29.12 tại Hà Nội. Ảnh: Khánh Linh
55% biết, chỉ 29% doanh nghiệp triển khai
Theo ông Trịnh Minh Anh - Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập Quốc tế về kinh tế, liêm chính, minh bạch trong kinh doanh là vấn đề “nhạy cảm” khi từ trước tới giờ Việt Nam thường “bám” theo cơ chế xin - cho, kế hoạch hóa tập trung và có sự phân biệt đối xử giữa DN nhà nước và DN tư nhân. Khảo sát trên được thực hiện tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM, bao gồm 180 DN trong nước và nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực chế biến lương thực và thực phẩm, da giày, dệt may, ngành công nghiệp lắp ráp, điện - điện tử, ngân hàng.
Theo đó, 55% số DN nhận thức đầy đủ và hiểu đúng về liêm chính trong kinh doanh nhằm tạo ra rào cản đối với nạn tham nhũng, hối lộ; 92,78% hiểu đúng khái niệm về minh bạch và 93,82% nhận thức rõ về bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh. Tuy nhiên sự hiểu biết của các DN trong từng ngành lại có sự chênh lệch, chưa đồng đều.
Điều đáng buồn là mới chỉ có 29% số DN có triển khai các chính sách về liêm chính. Chỉ riêng lĩnh vực ngân hàng, tỉ lệ này chiếm tới 80% nhờ việc áp dụng biện pháp kiểm soát gian lận khá bài bản và quy mô. Ngoài ra, các quy định khác vốn được dư luận quan tâm thời gian qua như quy định về tặng và nhận quà, khiếu nại, tố cáo và đường dây nóng… vẫn chưa được nhiều DN thực hiện, khi mới chỉ có 26% số DN chấp hành.
Muốn “trong sạch” nhưng vẫn phải đi “cửa sau
Theo bà Trần Thị Kim Thu - chuyên gia thống kê, Cty tư vấn quản lý OCD, nguyên nhân khiến các DN Việt Nam chưa thực hiện và thực hiện chưa thành công chương trình liêm chính so với các Cty đa quốc gia là do chưa có đủ khả năng kiểm soát hết các quy định về hoạt động của DN. Ngoài ra, các DN đều thiếu nhân lực, khó khăn trong việc xác định giá trị cốt lõi và nếu có triển khai, việc phổ biến, đào tạo thường xuyên cũng còn hạn chế, chưa có sự đồng thuận cao trong DN.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Tổng thư ký VCCI - dù nhận thức đầy đủ, các DN Việt thực tế vẫn phải đi “cửa sau” để thuận lợi trong kinh doanh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, rào cản lớn đối với các DN trong việc thực hành liêm chính là tổng thuế và phí vốn chiếm tới 40,8% tổng lợi nhuận của DN. Chưa kể, tiền mà DN phải chi cho bôi trơn, tham nhũng chiếm tới 0,72 - 1,02% lợi nhuận. “Điều này có nghĩa là DN làm ra 1 đồng lợi nhuận họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí là cao hơn lợi nhuận 0,2 đồng cho phí bôi trơn. Nếu so với mức thuế DN bình quân tại các nước ASEAN là 17%, DN Việt đang phải đóng thuế cao gấp đôi! Như vậy làm sao có thể đầu tư phát triển được, bởi lợi nhuận còn lại quá ít” - bà Lan trăn trở.
Theo đó, bà Lan đề xuất, trong năm 2016 Chính phủ cần tập trung cắt giảm tất cả những khoản thu bất hợp lý để cho DN có nguồn lực tái đầu tư, từ đó đổi mới công nghệ, quản lý và đào tạo lao động chất lượng cao. “Chắc chắn trong năm 2016, DN sẽ gặp rất nhiều thách thức, vì sức ép cạnh tranh tăng lên. Nếu vượt qua được thách thức trong vòng 2-3 năm tới, DN mới có “cơ” để đứng vững phát triển được lâu dài” - bà Chi Lan dự báo.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, rào cản lớn đối với các DN trong việc thực hành liêm chính là tổng thuế và phí vốn chiếm tới 40,8% tổng lợi nhuận của DN. Chưa kể, tiền mà DN phải chi cho bôi trơn, tham nhũng chiếm tới 0,72 - 1,02% lợi nhuận. “Điều này có nghĩa là DN làm ra 1 đồng lợi nhuận họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí là cao hơn lợi nhuận 0,2 đồng cho phí bôi trơn. Nếu so với mức thuế DN bình quân tại các nước ASEAN là 17%, DN Việt đang phải đóng thuế cao gấp đôi! Như vậy làm sao có thể đầu tư phát triển được, bởi lợi nhuận còn lại quá ít” - bà Lan trăn trở.
Theo đó, bà Lan đề xuất, trong năm 2016 Chính phủ cần tập trung cắt giảm tất cả những khoản thu bất hợp lý để cho DN có nguồn lực tái đầu tư, từ đó đổi mới công nghệ, quản lý và đào tạo lao động chất lượng cao. “Chắc chắn trong năm 2016, DN sẽ gặp rất nhiều thách thức, vì sức ép cạnh tranh tăng lên. Nếu vượt qua được thách thức trong vòng 2-3 năm tới, DN mới có “cơ” để đứng vững phát triển được lâu dài” - bà Chi Lan dự báo.
http://laodong.com.vn/kinh-te/de-co-1-dong-loi-nhuan-doanh-nghiep-phai-chi-072-dong-boi-tron-411220.bld
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét