Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Điên: 'Không hạn chế ô tô, lấy đâu đường đi!'

Phát biểu điên rồ. Cả thế giới, đến cả Lào và Campuchia cũng đều phát triển giao thông dựa trên nền tảng ô tô, thế mới là văn minh hiện đại... Còn ta cứ phát triển dựa trên văn minh xe máy, không giống bất cứ đâu. Hậu quả điên rồ: Người dân hoàn toàn không coi luật lệ giao thông là gì (vô tư quay đầu xe, chèn lấn xô đẩy, đi ngược chiều; vô tư leo xe lên vỉa hè, vào nhà; vô tư đỗ xe khắp nơi... trong khi nếu đi ô tô sẽ không có những chuyện này), dẫn tới hành xử trong đời sống kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, gia đình, cộng đồng... cũng không coi luật pháp, lễ nghĩa, văn hóa, đạo đức ra gì.
'Không hạn chế ô tô, lấy đâu đường đi!'
- Trò chuyện với VietNamNet trước thềm năm mới 2016, ông Nguyễn Văn Thạch - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) phân tích lại nhiều nguyên nhân cũ gây ùn tắc ở Hà Nội - TP.HCM và đánh giá 2016, 2 TP này sẽ tiếp tục ùn tắc. Những giải pháp mà vị Vụ trưởng đưa ra chưa có đột phá song ông kiến nghị cần hạn chế ô tô cá nhân trước vì 'không hạn chế thì không có đường mà đi".
Phương tiện cá nhân đang tăng nhanh tại 2 TP lớn 
nhất nước Hà Nội và TP.HCM (Ảnh minh họa: Nguyễn Trí).

2016: Tắc vẫn hoàn tắc
Năm 2015, ùn tắc tại Hà Nội và TP.HCM gia tăng đến mức báo động. Các chuyên gia cho rằng bất cập trong quy hoạch đô thị là nguyên nhân chính khiến 2 đô thị lớn nhất nước ngày càng ùn tắc. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Đúng là bất cập trong quy hoạch đô thị đang tạo áp lực lên giao thông tại Hà Nội và TP.HCM. Theo quy hoạch 2 TP này phải giảm mật độ dân cư trong đô thị bằng việc di dời bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, công sở... ra ngoại thành. Tuy nhiên, kế hoạch di trường ĐH, CĐ ra khỏi trung tâm nội thành của Hà Nội và TP.HCM 10 năm nay cơ bản chưa làm được.
Trong khi đó, tại Hà Nội một số nhà máy, xí nghiệp khi được di dời ra ngoại thành quỹ đất lại được sử dụng xây trung tâm thương mại, nhà cao tầng. Việc này đang tạo thêm áp lực cho giao thông đô thị.
Điển hình như nhà máy cơ khí ở khu vực Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội), Nhà máy Dệt ở Minh Khai (Hoàng Mai, Hà Nội) khi di dời đi lại được thay thế bằng khu đô thị với những toà nhà “cao chọc trời” có mật độ dân cư sinh sống dày đặc. Thực trạng này khiến nút giao thông Ngã tư Sở ùn tắc trầm trọng giờ cao điểm.
- Hạ tầng bất cập, phương tiện cá nhân đang tiếp tục tăng nhanh, ông đánh giá như thế nào về bức tranh giao thông đô thị Hà Nội và TP.HCM trong năm 2016?
Tôi cho rằng từ 2016-2017 ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP.HCM sẽ còn gia tăng.
Đánh giá này dựa trên cơ sở phương tiện vận chuyển công cộng khối lượng lớn tàu điện ngầm, đường sắt trên cao tại 2 đô thị này chưa hoàn thành, trong khi dân số và phương tiện đang tăng nhanh.
Thực tế đối với TP chỉ 1 triệu dân đã phải có tàu điện ngầm, trong khi Hà Nội 7 triệu dân, TP.HCM 10 triệu nhưng đến nay chúng ta chưa có tuyến đường sắt đô thị nào đi vào hoạt động. Vì vậy áp lực giao thông đi lại tại 2 TP này sẽ ngày càng lớn.
Thêm vào đó ở nước ta phương tiện cá nhân đang tăng rất nhanh, số liệu thống kê tháng 11/ 2015 cho thấy cả nước có 46,5 triệu phương tiện, trong đó xe máy có 43,9 triệu, ô tô 2,6 triệu, lượng phương tiện lại tập trung chủ yếu tại 2 TP lớn Hà Nội và TP.HCM.
Như vậy, so với 2005 lượng phương tiện đã tăng 2,7 lần, bình quân mỗi năm tăng 10% phương tiện, trong khi hạ tầng giao thông lại tăng không đáng kể nên ùn tắc gia tăng là điều khó tránh khỏi. 
Không hạn chế ô tô, không có đường mà đi
- Hà Nội đã có kế hoạch xây dựng phương án hạn chế phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc. Vậy theo ông trong điều kiện hiện nay Hà Nội và TP.HCM có nên thực hiện phương án này? Và nếu hạn chế nên hạn chế ô tô hay xe máy?
Tôi cho rằng hạn chế phương tiện cá nhân tại Hà Nội và TP.HCM dứt khoát phải làm, nếu không làm thì không có đường mà đi. Với mật độ phương tiện cá nhân cũng như mật độ dân số cơ học tăng nhanh như hiện nay Hà Nội và TP.HCM không thể đợi đến năm 2030 khi hệ thống giao thông công cộng hoàn thiện rồi mới làm.
ùn tắc, 2016, tắc đường, bất cập, quy hoạch, đô thị
Nhiều khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp đang được di dời ra ngoại thành, nhưng thay vào đó lại là những tòa nhà chung cư dày đặc người ở - (Ảnh: Đình Vũ)
Tuy nhiên, trong điều kiện quỹ đất dành cho giao thông tại Hà Nội và TP.HCM hiện nay chỉ  8-10% nên hạn chế phương tiện chiếm nhiều diện tích là ô tô trước. Xe máy phải đợi tới khi các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm đi vào hoạt động tại các trục chính mới có thể thực hiện được.
Việc hạn chế ô tô có thể quy định trong giờ cao điểm tại các tuyến hay ùn tắc như đường vành đai 1, vành đai 2 Hà Nội... Tắc chỗ nào tập trung chỗ đó và phải có nghiên cứu cụ thể kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành giao thông.
- Theo ông những giải pháp chống ùn tắc của Hà Nội trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả?
Trong điều kiện áp lực giao thông lớn như hiện nay thì vận tải công cộng bằng xe buýt vẫn đóng vai trò quan trọng. Hà Nội đã tiến hành giảm tần suất hoạt động xe buýt giờ cao điểm, huy động lực lượng CSGT, TTGT, cơ động tổ chức phân làn giờ cao điểm giảm ùn tắc... Những giải pháp này theo tôi tại thời điểm này là cần thiết, tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp tình thế.
Về lâu dài phải quản lý thực hiện quy hoạch đô thị thật nghiêm túc, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung phá vỡ quy hoạch. Việc di dời bệnh viện, trường học, khu công nghiệp... ra ngoại thành cần phải được giám sát chặt, tránh tình trạng di dời đi lại nhượng đất để xây dựng nhà cao tầng, trung tâm thương mại.
Vũ Điệp
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/281078/khong-han-che-o-to-lay-dau-duong-di.html


  • Chán chả buồn nghe!
    Thanh Le8Trả lời
    • Trình độ , tư duy như vậy là đi ngược xu thế quy luật phát triển của khoa học và công nghệ!!
      Thanh Le6Trả lời
      • Tui thấy kẹt xe phần lớn là do xe Bus với taxi chạy loạn xạ. Vậy có nên dẹp 2 phương tiện này không?
        Tú Anh9Trả lời
        • Quản lý không được -> cấm là cách quản lý tệ hại, không có trình độ . Tại sao Thái Lan đất cũng chật, người cũng đông và kẹt xe là chuyện thường ngày, nhưng họ vẫn đâu tăng thuế, phí ô tô mà đất nước vẫn phát triển bậc nhất ...
          • Thưa ông Vụ trưởng, ông cứ hạn chế ô tô, còn tôi cứ xây chung cư cao tầng ở trong phố thì tôi cam đoan với ông là: đi bộ cũng khó chứ chưa nói là di chuyển bằng các phương tiện khác.
            • Ngày xưa nghèo thì đi xe đạp,có hơn một chút thì đi xe máy và rôi là oto.bây h ông cấm ô tô thì ông bắt chúng tôi đi xe đạp để giảm ùn tắc ah,đó là xu thế của sự phát triển các ông đừng cấm.là cán bộ các ông nên có tầm nhìn dài hạn,đừng làm khổ con cháu sau này.
              Lê thanh tùng5Trả lời
              • Tất cả là do các ông quan quy hoạch đô thị
                Đoàn Đình Trọng3Trả lời
                • Năng lực kém=>Làm không được=>Bí=>Cấm
                  Khổ lắm6Trả lời
                  • Cứ cho đi xe đạp với đi bộ hết ở trong nội thành, vừa nâng cao sức khỏe, vừa thông thoáng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
                    Minh Trần Văn0Trả lời
                    • Vụ trưởng phát biểu thiếu xây dựng phát triển.
                      levanquang1Trả lời
                      • quy hoạch kém quá. cứ công y chuyển đi. chung cư hàng chục tầng mọc lên. các đại học mọc thêm tăng quy mô thi cấm xe vẫn tắc vì nguời dân vẫn cần đi lại
                        nguyễn ngọc2Trả lời
                        • Hạ tầng chưa đồng bộ người dân thông cảm cho nhà nước. khi nào hạ tầng đồng bộ chúng tôi thông báo ngay!!! còn khi nào thì...............xong chưa biết ???
                          Hoàng Minh Quân0Trả lời
                          • Vậy chỉ kẻ giàu với cơ quan nhà nước mới dc đi ô tô à
                            anhtuan0Trả lời
                            • Chỉ thấy mấy bác đổ lỗi tại phương tiện cá nhân ko thấy bác nào nhận trách nhiệm về ùn tắc. Phải chăng văn hóa nhận lỗi ko tồn tại trong đại bộ phận cán bộ
                              • Cấm người dân ra đường là hết tắc ngay
                                • Không có ô tô để thu phí lấy đâu tiền làm đường?.
                                  hoa kim loi0Trả lời
                                  • Tư duy lạc hậu, suy nghĩ cùn. Cái gì cũng ngại khó khăn ko quyết tâm đổi mới phát triển, suốt ngày ca thán để đó từ từ làm, bộ các nước khác ko kẹt đường ah? Chính vì người như các ông mà ngành ô tô 20 năm cũng ko ra cái gì.
                                    Trung nguyễn1Trả lời
                                    • Cái chưa làm được đã tự thừa nhận rồi, bây giờ sao không đề ra hướng khắc phục? Tại sao khuyến khích dán làm giàu mà lại bị hạn chế hưởng thụ thì làm giàu làm gì? Theo tôi thuế phí có tăng thì khi người dân có nhu cầu người ...
                                      Nguyễn Thái Bình0Trả lời
                                      • Thêm mấy khu TeamCity, mấy cái tòa nhà fải cắt ngọn nữa trong nội đô thì HN cần cấm cả người đi xe đạp mới không tắc đường.
                                        Thanh Bình1Trả lời
                                        • tắc trong quản lý
                                          toannguyen0Trả lời
                                          • Chỉ có Việt Nam mới cấm này cấm kia chỉ vì quy hoạch GT quá tệ,
                                            Hoàng long0Trả lời
                                            • Những năm 60 trở về trước đâu có tắc đường! Nước ta hãy trở về quá khứ như những tháng năm đó! Hãy ăn sắn độn mỳ và đi bộ hoặc đi xe đạp! Ngày xưa muôn năm!
                                              • Hạn chế xe ôtô là sai lầm lớn của một nước đang phát triển.
                                                Đỗ Quang0Trả lời
                                                • Nói chung là cái gì không giải quyết được thì cấm .đơn gian zay thôi.
                                                  bguyen nien0Trả lời
                                                  • Tôi dự đoán dù có cấm nhưng vẫn tắc dài dài...
                                                    Lê thanh tuấn0Trả lời
                                                    • Cái điệp khúc KHÔNG QUẢN ĐƯỢC THÌ CẤM vẫn quân hành cùng năm tháng! Giảm ùn tắc giao thông cần nhiều giải pháp song cái cơ bản nhất chuyển tất cả những cơ quan bệnh viện trường học nhà máy ra ngoại ô cơ sở để lại xây công viên. Nếu ...
                                                      bùi đán0Trả lời
                                                      • Hạn chế mua ô tô là đồng nghĩa với hạn chế sự phát triển, người làm cha làm mẹ không thể nói với con rằng " con không được lớn vì cha mẹ chưa có tiền mua cho con quần áo mới vừa với con hơn" người cán bộ tầm vĩ ...
                                                        Trần Đông Phú4Trả lời
                                                        • Câu nói thời tiền sử!
                                                          nguyen vinh trang0Trả lời
                                                          • di rời trung tâm hành chính, các trường đại học mở rộng không gian đô thị.
                                                            Phạm Văn Tuyên0Trả lời
                                                            • Việc XD đường là trách nhiệm của chính quyền còn việc mua xe là quyển của người dân.Nước Đức từ 1939 đã đặt mục tiêu phấn đấu mỗi gia đình có một xe ô tô và kết quả xuất hiện chiếc xe bọ hung.
                                                              Nguyn Tuan2Trả lời
                                                              • Ông này nhầm rồi,Dân mình càng bị hạn chế thì càng muốn mua ôtô cho bằng được.
                                                                • Ôi vậy là sếp tôi cũng phải đi xe máy gặp đối tác ah ?? Hay con tôi, người lớn cũng phải chịu nắng mưa cùng cha mẹ/ con cháu trên chiếc xe 2 bánh trong khi gd có điều kiện đi phương tiện tốt hơn @@
                                                                  Người VN còn khổ lắm24Trả lời
                                                                  • Hãy tăng mạnh phí lên 4,5 lần đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để đủ tiền đầu tư mạnh giao thông tĩnh và đường đáp ứng nhu cầu của người dân . Cấm là tư duy tồi của nhà quản lý .
                                                                    Nguyen Lam16Trả lời
                                                                      • @Nguyen Lam: giải pháp của ông đúng là ấu trĩ,....
                                                                        hoai phong1Trả lời
                                                                      • Tôi rất buồn khi thấy các quan chức của Bộ Giao Thông Vận Tải luôn đề nghị hạn chế ô tô cá nhân. Theo lôgic thông thường và nhân văn thì phải khuyến khích người dân có đủ điều kiện thì nên sắm ô tô , vì ô tô là phương ...
                                                                        LÊ THÁI BÌNH85Trả lời
                                                                        • Một số nước tiên tiến dù đường 20 làn xe .mà vẫn ùn tắc
                                                                          levanquang2Trả lời
                                                                          • Không nên đánh thúê ôtô cao sẽ rất bất lợi, kiềm hãm động lực các nghành nghề khác như: du lịch, dịch vụ, nông nghiệp... Chỉ nên chăng vẫn giữ thuế phí cao ở 2 tp lớn là hn và hcm
                                                                            lê cường2Trả lời
                                                                            • Tắc đường là do lợi ích nhóm có quyền phê duyệt xây dựng nhà chung cư cao tầng và di dời các bệnh viện trường học lớn của 2 thành phố lớn, không phải lỗi của việc tăng ô tô, xe máy. Đất nước, xã hội phát triển thì nhu cầu ...
                                                                              Tùng Lâm64Trả lời
                                                                              • Tự do sử dụng phương tiện, bây giờ ông cứ tăng thuế và lấy tiền thuế này làm đường, làm giao thông. Quá ư là đơn giản.
                                                                                trịnh3Trả lời
                                                                                  • @trịnh: Ông biết 1 mà không biết 2. Xe công thì lấy tiền công, tiền công là tiền dân đóng. Cứ tăng thuế thì dân khổ. Nước ngoài họ mua xe rẻ mà giao thông vẫn tốt, vẫn ok.
                                                                                  • Nguyễn Văn Thạch: Ông hỏi chúng tôi, chúng tôi hỏi lại ông: Vậy hạn chế đến năm nào thì có đường?
                                                                                    Nghiêm Nguyễn48Trả lời
                                                                                    • Tôi xin gop ý thế này nhé. Thứ nhất là pân luồng oto và xe máy riêng biệt tránh tình trạng oto ủi đít xe máy. Thứ hai cấm xe máy vào thành phố. Thứ ba là di dời bệnh viện , trương đại học ra ngoại thành. Thứ năm là ...
                                                                                      hoàng nam quốc việt

                                                                                    Không có nhận xét nào:

                                                                                    Đăng nhận xét