Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Phó Thủ tướng: VN đã làm được cái biển số ô tô

Hôm qua xem tivi nghe ông PTT này dài dòng chém gió mà thấy buồn nôn. Không làm được gì hữu ích cho đất nước thì im mồm đi; đừng lên giọng dạy dỗ những người còn hơn tuổi hắn nữa. Chuyện VN chỉ làm cái biển số ô tô là bình thường vì đấy là do ngành công an làm độc quyền; mỗi cái biển chi phí nhôm tái sinh hết 10.000 đồng nhưng cấp cho dân với giá 200.000 đồng; lợi nhuận như thế thì chỉ tập trung làm biển số là phải.
Chuyện của Phó Thủ tướng về chiếc biển số ô tô
- “Việt Nam không làm được ô tô, chỉ làm được cái biển nhôm (biển số) nhưng cái biển đó lại không theo kích thước của ô tô nên nó cứ thề lề ra. Thế mà riết rồi thành quen”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mở đầu bài phát biểu trong Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển Khoa học Công nghệ (KHCN) giai đoạn 2011 – 2020 bằng câu chuyện cái biển số ô tô để khẳng định rằng, thói quen đang là một trở ngại với sự đổi mới KHCN của đất nước.
khoa học, Phó Thủ tướng, Vũ Đức Đam, biển số xe, ô tô, thói quen, đổi mới, sáng tạo, khoa hoc, Pho Thu tuong, Vu Duc Dam, bien so xe, o to, thoi quen, doi moi, sang tao
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị sáng 25/12. Ảnh: Lê Văn
Mặc dù khẳng định mình khá “bị động” vì một buổi sáng phải tham gia 2 hội nghị tổng kết song, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã không sử dùng bài phát biểu “dày dặn” được chuẩn bị sẵn mà chọn cách “nói chay”. Phó Thủ tướng cũng khẳng định, mình xin được phát biểu một cách thẳng thắn.

Theo Phó Thủ tướng, 5 năm vừa qua và nhất là năm 2015 vừa rồi là một “năm sôi sục” của KHCN khi các bộ, ngành tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn, chuyển sang hướng mới. Tuy nhiên, theo ông đổi mới là vấn đề rất gian khổ vì không chỉ liên quan tới cơ chế, chính sách, động lực mà còn là thói quen.
“Đổi mới là quá trình thay đổi thói quen mà thói quen, đặc biệt là thói quen của những người trí thức cực kỳ khó thay đổi”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài phần chung thuộc về hệ thống thì bản thân Bộ KHCN cùng các sở, viện phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn.
Theo Phó Thủ tướng, không có lý gì Bộ KHCN lại đứng áp chót vè áp dụng CNTT, đứng chót về cải cách hành chính dù “các chỉ tiêu chưa thật chính xác” và “trong các cuộc xếp hạng thì phải có người đứng chót và người đứng đầu”. “Tuy nhiên, đây thực sự là điều chúng ta phải day dứt”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, hiện nay, các địa phương chi 2% ngân sách cho KHCN nhưng hầu như rất ít nơi tiêu được hết, trong khi nhiệm vụ KHCN cần ngân sách để triển khai thì lại nhiều.
“Tuy nhiên, anh em nói với tôi là nếu mà so với lấy vốn từ Sở Kế hoạch đầu tư thì lấy vốn từ các sở KHCN thì thủ tực đầu tư, quyết toán, đóng sổ nhiêu khê vô cùng”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ rằng, đây không phải là vấn đề mà một mình Bộ KHCN có thể làm được, nhưng nếu có cách nào đó có thể giản tiện các thủ tục đi thì với 2% ngân sách chúng ta vẫn có thêm nhiều điều kiện để phát triển KHCN.
Về vấn đề quản lý nhiệm vụ KHCN, Phó Thủ tướng cho rằng, cần tập trung nguồn lực KHCN vào một số nhiệm vụ, sản phẩm trọng điểm chứ không đầu tư dàn trải.
“Nguồn lực của chúng ta có hạn thì thay vì làm 10 cái, chúng ta làm 1 cái thôi”, Phó Thủ tướng nói. “Tuy nhiên, đã gọi là nhiệm vụ trọng điểm, trọng tâm, đột phá thì phải đúng nghĩa và phải làm cho bằng được thì mới hiệu quả”.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng, quá trình tuyển chọn nhiệm vụ đề tài, xét duyệt nghiệm thu và sau này cả quá trình đưa ra thị trường phải hoàn toàn công khai minh bạch.
“Không thể có đủ lực lượng thanh tra giám sát hàng trăm đề tài được. Chỉ bằng cách để cộng đồng khoa học công khai giám sát lẫn nhau bằng cách công khai tất cả các không”, Phó Thủ tướng nói.
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, cần phải kết nối với hệ thống thông tin KHCN trong nước với thế giới để giảm thiểu các đề tài, nhiệm vụ không cần thiết. “Chuyên gia nói với tôi rằng nếu thâm nhập tốt hệ thông tin KHCN thế giới sẽ giảm thiểu được 80% đề tài nghiên cứu tại Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.
Vấn đề thứ 4, theo Phó Thủ tướng là vấn đề dài hơi và lớn nhất là hoàn thiện cơ chế để điều hành hệ thống sáng tạo quốc gia ở tầm Chính phủ theo đúng xu thế.
Phó Thủ tướng cho biết, chúng ta rất vui mừng khi năm qua được xếp thứ 52 thế giới về chỉ số đổi mới sáng tạo song “không thể hài lòng”.
Để làm được điều này, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cần phải đặt DN vào vị trí trung tâm của sự đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, phải kéo các trường đại học vào cuộc và thay đổi cơ chế của các viện nghiên cứu.
“Thay vì rót tiền, quản biên chế như trước đây thì các cơ quan quản lý trở thành bà đỡ, định hướng cho các DN, viện, trường”, Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, các viện, trường cần đẩy mạnh tự chủ tài chính. Theo Phó Thủ tướng, tự chủ không có nghĩa là sẽ không được đầu tư ngân sách nữa mà đầu tư theo cơ chế dựa trên thực tế, có như vậy thì mới tạo ra sự cạnh tranh giữa các đơn vị KHCN.
“Nếu làm tốt thì tiếp tục phát triển, không làm tốt thì phải chuyển đổi, đổi mới. Điều đó phải coi là bình thường thì nguồn lực của đất nước mới sử dụng hiệu quả. Hiện nay, chúng ta đã nghèo, ít tiền nhưng lại dàn đều nên không hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói.
Về tiềm lực KHCN, Phó Thủ tướng cho biết, chúng ta phấn khởi vì số lượng công trình công bố quốc tế trong năm năm qua tăng gấp đôi nhưng thực tế các quốc gia khác cũng tăng gấp đôi. Hiện tại, chúng ta đạt mốc 2.000 công bố quốc tế thì Malaysia là 10 ngàn, Trung Quốc là 240 ngàn còn Mỹ là 500 ngàn.
“Bên cạnh đó, trong số 10 ngàn tạp chí ISI, Việt Nam chúng ta không có tạp chí nào”, Phó Thủ tướng nói. “Đây là điều mà những người làm khoa học chúng ta nên day dứt”.
Theo Phó Thủ tướng, để giải quyết vấn đề này, cần đầu tư mạnh mẽ xây dựng mô hình nghiên cứu theo hướng mới, tiên tiến như Viện Khoa học Việt Nam – Hàn Quốc (V-KIST) để từ đó nhân rộng ra, dần dần đổi mới cơ chế trong các viện nghiên cứu khác.
Vấn đề đãi ngộ đối với nhà khoa học được Phó Thủ tướng nói cuối cùng vì cho rằng đây là vấn đề khó nhất.
Phó Thủ tướng cho biết, ông tới một số viện trung ương mà cảm thấy “xót xa” vì cơ sở vật chất không chỉ chật hẹp, thiếu thốn mà thậm chí là “nhếch nhác”. Các nhà khoa học đều phải làm công việc khác để kiếm thu nhập ngoài lương.
“Có trí thức lớn nói với tôi rằng, ở VN này nó kỳ lạ. Trong khi ở nước tiên tiến kinh phí nghiên cứu chỉ để nghiên cứu còn thì VN kinh phí nghiên cứu là thu nhập”, Phó Thủ tướng nói. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng khẳng định dù đây là thực tế nhưng chúng ta không thể chấp nhận mãi mà phải đổi mới.
Lê Văn (ghi)
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/281021/chuyen-cua-pho-thu-tuong-ve-chiec-bien-so-o-to.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét