“Các đồng chí bán luôn đi…”
Tại phiên họp chính phủ cuối tháng 11/2015, Thủ tướng Dũng chỉ đạo cho các ngành “Doanh nghiệp Nhà nước tập trung đẩy mạnh tiến độ lên, cái nào tư nhân mua được mà họ quản lý tốt thì các đồng chí bán luôn đi để chúng ta thu hồi vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết, quan trọng khác”. Chỉ đạo này phát ra trong công cuộc cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Ngân sách quốc gia đã bí lối đến mức chỉ còn bán, bán và bán.
Yêu cầu thống thiết trên của ông Dũng cũng phát tín hiệu đèn xanh cho Bộ tài chính và các ngành liên quan “tìm mọi cách để bù đắp thiếu hụt ngân sách”, sau “sự cố 45,000 tỷ đồng” được tiết lộ bởi Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh vào kỳ họp quốc hội tháng 10-11/2015.
Cần nhắc lại, chỉ sau khi chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “càm ràm” theo cách “nói hay thế mà sao một đồng tăng lương cũng không có!” trước báo cáo trơn tuột của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bên chính phủ mới vội vã “giật gấu vá vai” để tìm ra ít ngàn tỷ đồng tăng 8% lương cho giới về hưu và 5% lương cơ bản cho công chức viên chức từ năm 2016.
Tuy nhiên, số tiền được dùng cho tăng lương sắp tới chỉ vào khoảng 10,000 tỷ đồng, khác xa nguồn gốc dự kiến khoảng 30,000 tỷ đồng vào đầu năm 2015. Để có được số tiền này, chẳng còn một nguồn dôi dư nào mà đành phải “tiết kiệm” từ chi phí hội họp, tiếp khách và đi nước ngoài.
Chưa một kỳ họp quốc hội nào, không khí ngân sách lại trở nên nguy ngập như cuối năm 2015. Bội chi ngân sách vẫn tăng vọt; tiếp biến năm 2014, nợ công và nợ xấu đều vượt trần khủng hoảng, chi đầu tư công và thường xuyên phá phách chút niềm tin cuối cùng vào chính thể; nạn tham nhũng vẫn hoàn toàn “ổn định”…
Trước đó, Chính phủ cũng phải tìm cách bù đắp ngân sách bằng chiến dịch thoái vốn đại trà ở hàng chục doanh nghiệp lớn, trong đó có cả “con bò sữa” Vinamilk – một doanh nghiệp mà hàng năm cống hiến lợi nhuận đáng kể cho ngân sách quốc gia và trong đó có ngân sách đảng.
Từ giữa năm 2015 đến nay, tình hình ngân sách đã trở nên thâm thủng đến mức giới quan chức chính phủ cùng Bộ giao thông vận tải phải tìm cách bán cả đường sá, cảng và sân bay cho tư nhân. Tuy nhiên khi rà soát, giới quản lý Việt Nam mới phát hiện tư nhân chẳng mấy mặn mà vì nhiều công trình không có khả năng sinh lợi, và tỷ lệ này càng đặc biệt thấp trong lĩnh vực khai thác sân bay và cảng.
Ngay trước mắt, chiến dịch “cổ phần hóa” và “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” sẽ chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích thân chính phủ. Rất nhiều khả năng những tin tức nội bộ về lộ trình bán doanh nghiệp nhà nước, cùng tình hình tài chính thực tế của các doanh nghiệp nhà nước này sẽ được giới quan chức tuồn cho những tư nhân cánh hẩu. Để từ đó, giới tư nhân này chỉ quyết định mua những doanh nghiệp nhà nước nào có khả năng sinh lợi nhuận. Nhưng cũng bởi thế, ngân sách quốc gia và ngân sách đảng trong những năm tới nhiều khả năng sẽ càng trở nên túng thiếu.
Đây là cú vét cuối cùng trong buổi tối trời của đảng cầm quyền.
Lê Dung
(SBTN)
Ngân sách quốc gia đã bí lối đến mức chỉ còn bán, bán và bán.
Yêu cầu thống thiết trên của ông Dũng cũng phát tín hiệu đèn xanh cho Bộ tài chính và các ngành liên quan “tìm mọi cách để bù đắp thiếu hụt ngân sách”, sau “sự cố 45,000 tỷ đồng” được tiết lộ bởi Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh vào kỳ họp quốc hội tháng 10-11/2015.
Cần nhắc lại, chỉ sau khi chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “càm ràm” theo cách “nói hay thế mà sao một đồng tăng lương cũng không có!” trước báo cáo trơn tuột của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bên chính phủ mới vội vã “giật gấu vá vai” để tìm ra ít ngàn tỷ đồng tăng 8% lương cho giới về hưu và 5% lương cơ bản cho công chức viên chức từ năm 2016.
Tuy nhiên, số tiền được dùng cho tăng lương sắp tới chỉ vào khoảng 10,000 tỷ đồng, khác xa nguồn gốc dự kiến khoảng 30,000 tỷ đồng vào đầu năm 2015. Để có được số tiền này, chẳng còn một nguồn dôi dư nào mà đành phải “tiết kiệm” từ chi phí hội họp, tiếp khách và đi nước ngoài.
Chưa một kỳ họp quốc hội nào, không khí ngân sách lại trở nên nguy ngập như cuối năm 2015. Bội chi ngân sách vẫn tăng vọt; tiếp biến năm 2014, nợ công và nợ xấu đều vượt trần khủng hoảng, chi đầu tư công và thường xuyên phá phách chút niềm tin cuối cùng vào chính thể; nạn tham nhũng vẫn hoàn toàn “ổn định”…
Trước đó, Chính phủ cũng phải tìm cách bù đắp ngân sách bằng chiến dịch thoái vốn đại trà ở hàng chục doanh nghiệp lớn, trong đó có cả “con bò sữa” Vinamilk – một doanh nghiệp mà hàng năm cống hiến lợi nhuận đáng kể cho ngân sách quốc gia và trong đó có ngân sách đảng.
Từ giữa năm 2015 đến nay, tình hình ngân sách đã trở nên thâm thủng đến mức giới quan chức chính phủ cùng Bộ giao thông vận tải phải tìm cách bán cả đường sá, cảng và sân bay cho tư nhân. Tuy nhiên khi rà soát, giới quản lý Việt Nam mới phát hiện tư nhân chẳng mấy mặn mà vì nhiều công trình không có khả năng sinh lợi, và tỷ lệ này càng đặc biệt thấp trong lĩnh vực khai thác sân bay và cảng.
Ngay trước mắt, chiến dịch “cổ phần hóa” và “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” sẽ chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích thân chính phủ. Rất nhiều khả năng những tin tức nội bộ về lộ trình bán doanh nghiệp nhà nước, cùng tình hình tài chính thực tế của các doanh nghiệp nhà nước này sẽ được giới quan chức tuồn cho những tư nhân cánh hẩu. Để từ đó, giới tư nhân này chỉ quyết định mua những doanh nghiệp nhà nước nào có khả năng sinh lợi nhuận. Nhưng cũng bởi thế, ngân sách quốc gia và ngân sách đảng trong những năm tới nhiều khả năng sẽ càng trở nên túng thiếu.
Đây là cú vét cuối cùng trong buổi tối trời của đảng cầm quyền.
Lê Dung
(SBTN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét