Ủng hộ nước Nga đang bị đâm sau lưng
Người Nga, nước Nga đang gánh vai trò chủ lực trong cuộc chiến chống khủng bố, không hề có ý định xâm phạm lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chiến đấu cơ không mang vũ khí phòng thủ trên không của Nga đã bị chiến đấu cơ hiện đại của Thổ bắn rơi, 2 phi công Nga thiệt mạng. Tổng thống Nga Putin đã gọi hành động của Thổ là "đâm sau lưng chúng tôi". Kịch liệt lên án nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ. Không kẻ thù nào có thể đè bẹp được người Nga, nước Nga. Để biểu thị sự ủng hộ và đoàn kết với người Nga, nước Nga trong giai đoạn khó khăn này, tôi đăng bài dưới đây về lịch sử và hiện trạng nước Nga. TỪ HÔM NAY BLOG CÓ THÊM 1 NHÃN MỚI: LIÊN BANG NGA.
Nga (tiếng Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya, IPA [rɐˈsʲijə]), quốc danh hiện tại là Liên bang Nga[2][3] (tiếng Nga:, chuyển tự. Rossiyskaya Federatsiya, IPA [rɐˈsʲijskəjə fʲɪdʲɪˈraʦəjə]), là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á - Âu (châu Âu và châu Á).[4]
Nga là một nhà nước cộng hoà bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả 2 đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km², Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ 1 phần 9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng lànước đông dân thứ chín thế giới với gần 144 triệu người (ước lượng năm 2015).[5]. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới[6], và được coi là một siêu cường năng lượng[7][8][9]. Nước này cótrữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới[10].
Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga và trở thành nhà nước hợp thành lớn nhất và lãnh đạo bên trong Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường[11], đóng vai trò quan trọng[12][13][14] trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập sau sự giải tán Liên xô năm 1991, nhưng nó được công nhận là sự kế tiếp pháp lý của nhà nước Xô viết.[15] Nga có nền kinh tế đứng thứ tám hoặc thứ chín theo GDP danh nghĩa hay đứng thứ sáu theo sức mua tương đương, với ngân sách quân sự danh nghĩa lớn thứ tám hay thứ ba theo PPP[16]. Đây là một trong nămnhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới.[17] Nga là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, một thành viên của G8, G20, APEC, SCO vàEurAsEC, và là một thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Nhà nước Nga có một truyền thống lâu dài và giàu có về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học,[4] cũng như một truyền thống mạnh về công nghệ, gồm cả những thành tựu quan trọng như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người.
Vào giai đoạn giữa và cuối thập niên 1980, tổng bí thư Mikhail Sergeyevich Gorbachov đề ra glasnost(гласность tức "công khai hóa, mở cửa") và perestroika (Перестройка tức "cải tổ") trong cố gắng để hiện đại hóa chủ nghĩa cộng sản. Những sáng kiến của ông đã vô tình giải phóng các lực lượng mà vào tháng 12 năm1991 đã chia tách Liên Xô thành 15 nước cộng hòa độc lập trong đó Nga là lớn nhất. Kể từ đó, Nga đã cố gắng để xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ và kinh tế thị trường nhằm thay thế cho các sự kiểm soát chặt chẽ về xã hội, chính trị, kinh tế trong thời kỳ cộng sản. Kể từ khi Chechnya tuyên bố độc lập vào đầu những nămthập niên 1990, những cuộc chiến tranh du kích (Chiến tranh Chechnya lần 1, Chiến tranh Chechnya lần 2) đã diễn ra giữa các nhóm người Chechen khác nhau với quân đội Nga. Một số các nhóm này đã trở thành những kẻ Hồi giáo cực đoan theo tiến trình của cuộc chiến. Ước tính có trên 200.000 người đã chết trong các cuộc xung đột này. Các cuộc xung đột nhỏ hơn diễn ra ở Bắc Ossetia và Ingushetia.
Sau thời gian làm tổng thống của Boris Nikolayevich Yeltsin trong những năm thập niên 1990, Vladimir Vladimirovich Putin đã được bầu làm tổng thống năm 1999. Dưới thời kỳ Putin, sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga đã làm tăng sự lo ngại của phương Tây về quyền con người ở Nga.
Với sự mất đi ảnh hưởng của Nga tại Gruzia (Cách mạng hồng), Ukraina (Cách mạng da cam) Balan Cách mạng Tulip và một số quốc gia cựu Xô viết cũ, cũng như các vấn đề hiện nay về kinh tế và chủ nghĩa ly khai (nổi cộm nhất là ở Chechnya), một số bình luận viên cho rằng có nguy cơ tăng cao của việc tan rã nước Nga.
Sau cuộc chiến chớp nhoáng (07 - 12/08/2008) nhằm trả đũa việc quân đội Greogia tấn công những người Nga và lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia. Việc Nga công nhận độc lập và chủ quyền của 2 vùng tự trị Abkhazia và Nam Ossetia (26/08/2008) cho thấy tham vọng của Nga trong việc lấy lại vị thế và tiếng nói trong khu vực SNG và cao hơn nữa có thể là việc trở lại vị thế của Liên Bang Xô viết trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới.
Theo hiến pháp, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12 năm 1993 sau cuộc khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993, Nga là một liên bang và theo chính thức là một nền cộng hoà bán tổng thống, theo đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia[40] và Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ. Nga được cơ cấu theo nền tảng một chế độ dân chủ đại diện. Quyền hành pháp thuộc chính phủ.[41] Quyền lập pháp thuộc hai viện của Quốc hội Liên bang.[42] Chính phủ được điều chỉnh bằng một hệ thống kiểm tra và cân bằng được định nghĩa trong Hiến pháp Liên bang Nga, là tài liệu pháp lý tối cao của đất nước và khế ước xã hội cho người dân Liên bang Nga. Chính phủ Liên bang gồm ba nhánh:
- Lập pháp: Quốc hội Liên bang lưỡng viện, gồm Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang thông qua luật liên bang, tuyên chiến, thông qua các hiệp ước, có quyền phê duyệt ngân sách, và có quyền buộc tội, theo đó có thể phế truất Tổng thống.
- Hành pháp: Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có thể phủ quyết dự luật trước khi nó có hiệu lực, và chỉ định Nội các và các quan chức khác, những người giám sát và thực hiện các điều luật và chính sách liên bang.
- Tư pháp: Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toà án Trọng tài và các toà án liên bang cấp thấp hơn, với các thẩm phán do Hội đồng Liên bang chỉ định theo sự giới thiệu của tổng thống, giải thích pháp luật và có thể bác bỏ các điều luật mà họ cho là vi hiến.
Theo hiến pháp, phán quyết tại toà dựa trên tính bình đẳng của mọi công dân,[43] các thẩm phán là độc lập và chỉ làm theo pháp luật,[44] các phiên toà được mở và người bên bị được quyền có luật sư bào chữa.[45] Từ năm 1996, Nga đã quy định đình hoãn hình phạt tử hình, dù hình phạt tử hình chưa bị pháp luật bãi bỏ.
Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm (được tham gia tranh cử nhiệm kỳ hai nhưng bị hiến pháp cấm cầm quyền ba nhiệm kỳ liên tiếp);[46] cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức năm 2008. Các bộ của chính phủ gồm thủ tướng và các phó thủ tướng, bộ trưởng và các cá nhân được lựa chọn khác; tất cả đều do tổng thống chỉ định theo sự giới thiệu của Thủ tướng (tuy nhiên việc chỉ định thủ tướng phải được Duma Quốc gia thông qua).
Nhánh lập pháp quốc gia là Quốc hội Liên bang, gồm hai viện; Duma Quốc gia với 450 thành viên[47] và Hội đồng Liên bang 176 thành viên. Các đảng chính trị lớn của Nga gồm Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ Tự do Nga, và Nước Nga Công bằng.
Liên bang Nga được luật pháp quốc tế công nhận là nhà nước kế tục của Liên xô cũ.[15] Nga tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế của Liên xô, và đã nhận chiếc ghế thường trực của Liên xô tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, tư cách thành viên trong các tổ chức quốc tế khác, các quyền và nghị vụ theo các hiệp ước quốc tế, tài sản và các khoản nợ. Nga có chính sách đối ngoại đa dạng. Ở thời điểm năm 2009, nước này có quan hệ ngoại giao với 173 quốc gia và có 142 đại sứ quán.[48] Chính sách đối ngoại được Tổng thống Nga vạch ra và được Bộ ngoại giao thực hiện.[49]
Là một trong thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Nước này tham gia vào Nhóm bộ tứ cho Trung Đông và Những cuộc đàm phán sáu bên vớiBắc Triều Tiên. Nga là một thành viên của G8, Hội đồng châu Âu, OSCE và APEC. Nga thường có vai trò lãnh đạo trong các tổ chức cấp vùng như CSI, EurAsEC, CSTO, và SCO. Cựu tổng thống Vladimir Putin đã ủng hộ một đối tác chiến lược với sự hội nhập ở nhiều cấp độ gồm cả việc thành lập bốn không gian chung giữa Nga và EU.[50] Từ khi Liên xô sụp đổ, Nga đã phát triển một mối quan hệ thân cận hơn dù không ổn định với NATO. Hội đồng NATO-Nga được thành lập năm 2002 để cho phép 26 nước Đồng minh và Nga cùng làm việc như những đối tác bình đẳng để theo đuổi sự hợp tác chung.[51]
Quan hệ Nga – Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong các vấn đề song phương và đa phương thời gian qua. Liên minh Nga – Trung Quốc hoạt động dựa trên nguyên tắc về lợi ích chung nhưng quan hệ chiến lược với Trung Quốc sẽ thực sự là một áp lực trong thập kỷ tiếp theo. Vấn đề trở ngại lớn nhất là sự nới rộng khoảng cách giữa Trung Quốc là nền kinh tế bùng nổ và một nước Nga kém hiện đại hóa đang già cỗi về chính trị. Nga là nạn nhân của sự chuyển hướng toàn cầu sang phương Đông bởi vì nước Nga không thể thích nghi với những đòi hỏi của kỷ nguyên hậu công nghiệp và quan hệ đối tác cân bằng với Trung Quốc trở nên thiếu bền vững và nỗi lo ngại cũ về "mối đe dọa Trung Quốc" sẽ tái hiện.[52] Đối với Trung Quốc, Nga vẫn là một nguồn cung cấp dầu khí hữu ích, tuy kém quan trọng hơn nhiều so với vùng Vịnh và châu Phi.
Theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Nga cần phải xây dựng "liên minh hiện đại hoá" với các nước châu Âu để tiếp thu những công nghệ cần thiết và "cần tìm cơ hội khai thác tiềm năng công nghệ của Mỹ". Nga coi Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha là những đối tác gần gũi nhất của Nga ở châu Âu.[53]
Nga thừa hưởng quyền kiểm soát các tài sản của Liên Xô ở nước ngoài và hầu hết các cơ sở và ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô.[54] Quân đội Nga được chia thành Các lực lượng lục quân, Hải quân, và Không quân. Cũng có ba nhánh quân đội độc lập: Các lực lượng tên lửa chiến lược, Các lực lượng quân sự không gian, và Quân nhảy dù. Năm 2014, Nga có 845000 quân.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Họ có hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo đứng thứ hai và là nước duy nhất ngoài Hoa Kỳ có một lực lượng máy bay ném bom chiến lược hiện đại.[17] Lực lượng xe tăng Nga lớn nhất thế giới, đồng thời có lực lượng không quân và hải quân hùng hậu đứng thứ 3 thế giới.
Nước này có một ngành công nghiệp vũ khí lớn và hoàn toàn bản địa, sản xuất hầu hết các loại trang thiết bị quân sự với chỉ một số ít loại vũ khí phải nhập khẩu. Tuy nhiên việc thiếu kinh phí mua sắm khiến chỉ có khoảng 10% vũ khí trang bị của Nga là đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc phòng hiện đại, phần lớn các thiết bị còn lại là từ thời Xô Viết.[55] Nga nằm trong top các quốc gia cung cấp vũ khí, chiếm 30% thị phần thế giới và có sản phẩm bán tới 80 quốc gia [56] . Mọi công dân nam của Nga từ 18–27 tuổi phải đăng ký thực hiện nghĩa vụ một năm trong các lực lượng vũ trang, chính phủ có kế hoạch tăng tỷ lệ binh sĩ chuyên nghiệp lên 70% vào năm 2010. Chi phí quân sự đã tăng gấp bốn lần trong sáu năm qua[57] và chi tiêu quốc phòng chính thức của chính phủ năm 2008 là $40 tỷ, khiến nước này đứng thứ tám về chi phí quân sự trên thế giới,[58] dù nhiều nguồn tin, kể cả tình báo Hoa Kỳ,[59] và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế,[60] đã ước tính chi phí quân sự của Nga lớn hơn rất nhiều.[61]
Hiện nay, quân đội Nga đang trải qua một quá trình nâng cấp thiết bị lớn trị giá khoảng $200 tỷ trong giai đoạn 2006 đến 2015.[62] Bộ trưởng quốc phòng Anatoliy Serdyukov[63] giám sát các cuộc cải cách lớn với mục đích chuyển đổi từ một quân đội tập trung đông đảo thành một lực lượng chuyên nghiệp nhỏ hơn.[64]
Chính phủ Nga công bố ngân sách quốc phòng năm 2014 là 2,49 nghìn tỉ rub (tương đương 69,3 tỉ USD), lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc. Ngân sách này sẽ tăng lên 3,03 nghìn tỉ rub (83,7 tỉ USD) năm 2015, 3,36 nghìn tỉ rub (93,9 tỉ USD) năm 2016.[65]
Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á - Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz(ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5,633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trênKamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc - nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng.
Nga có đường bờ biển dài trên 37,000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương[66], cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen vàbiển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. (Xem).
Nhiều con sông chảy qua nước Nga. Xem thêm các.
Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega. Xem Danh sách các hồ ở Nga.
Biên giới[sửa | sửa mã nguồn]
Cách thức thực tế phổ biến nhất để miêu tả nước Nga là miêu tả phần chính (phần tiếp giáp lớn với các quần đảo hay đảo ngoài biển của nó) và phần tách rời (khu vực Kaliningrad ở phía đông nam của biển Baltic).
Biên giới của phần chính và các bờ biển (bắt đầu từ phần xa nhất về phía tây bắc và tính ngược chiều kim đồng hồ) là:
- Biên giới với các quốc gia sau: Na Uy và Phần Lan
- Bờ biển ngắn trên biển Baltic, tiếp giáp với 8 quốc gia khác trên biển này, từ Phần Lan tới Estonia và bao gồm cả cảng St. Petersburg.
- Biên giới với Estonia, Latvia, Belarus và Ukraina.
- Bờ biển trên biển Đen, tiếp giáp với 5 quốc gia khác từ Ukraina tới Gruzia.
- Biên giới với Gruzia và Azerbaijan.
- Bờ biển trên biển Caspi, tiếp giáp với 4 quốc gia khác từ Azerbaijan tới Kazakhstan.
- Biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Trung Quốc một lần nữa và Bắc Triều Tiên.
- Đường bờ biển mở rộng cho phép đi lại và giao thương với tất cả các quốc gia có lãnh thổ biển trên toàn thế giới, và kéo dài
- Từ bắc Thái Bình Dương bao gồm:
- Biển Nhật Bản (trong đó có bờ biển phía tây của Sakhalin thuộc Nga).
- Biển Okhotsk (trong đó có bờ biển phía đông của Sakhalin và quần đảo Kuril), và
- Biển Bering,
- Dọc theo eo biển Bering (trong đó đảo nhỏ thuộc Nga Diomede lớn bị chia cắt chỉ vài dặm với Diomede nhỏ, một phần thuộc Alaska của Hoa Kỳ),
- Bắc Băng Dương, bao gồm:
- Biển Chukchi (trong đó có bờ biển phía đông và nam của đảo Wrangel),
- Biển Đông Siberi (trong đó có bờ biển phía tây của Nga và bờ phía đông của quần đảo Tân Siberi),
- Biển Laptev (trong đó có bờ biển phía tây của Nga,
- Biển Kara (trong đó có bờ biển phía đông của Novaya Zemlya (Đất mới)),
- Biển Barents (trong đó có bờ biển phía tây của Nga, bờ biển phía nam của Mũi Franz-Josef và cảng Murmanskvới các thiết chế hàng hải quan trọng nằm ở đó, ở đó Bạch Hải ăn sâu vào đất liền nhất).
- Từ bắc Thái Bình Dương bao gồm:
Phần tách rời là tỉnh Kaliningrad, tỉnh này có:
- Chung biên giới với:
- Bờ biển phía tây bắc nhìn ra biển Baltic.
Các bờ biển thuộc các biển Baltic và biển Đen của Nga có đường giao lưu ra đại dương ít trực tiếp và rắm rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng. Biển Baltic cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 9 quốc gia có chung bờ biển này cũng như giữa phần lục địa chính của Nga với tỉnh Kaliningrad. Thông qua eo biển nằm trong Đan Mạch, và giữa nó với Thụy Điển thì biển Baltic thông ra biển Bắc và Đại Tây Dương về phía tây và bắc của nó. Biển Đen cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 5 quốc gia khác có chung bờ biển, thông qua các eo biển Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để nối vào Địa Trung Hải với nhiều quốc gia có bờ biển ở đó và thông qua kênh đào Suez để sang Ấn Độ Dương và eo biển Gibraltar để sang Đại Tây Dương. Biển Caspi, hồ nước mặn lớn nhất thế giới, không có đường giao thông với biển cả.
Hơn một thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga vẫn còn đang cố gắng để thiết lập một nền kinh tế thị trường và để thu được sự phát triển kinh tế bền vững. Trong 5 năm đầu nền kinh tế Nga đã phát triển không ổn định do các cơ quanhành pháp và lập pháp còn nhiều bất đồng trong việc hoàn thiện công cuộc cải cách và các nền tảng công nghiệp của Nga chịu sự suy thoái nặng nề. Ngoài ra, sự thiếu hụt thực phẩm năm 1987, mà hậu quả của nó là đã phải cần đến sự trợ giúp quốc tế trên bình diện rộng, đã làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự hào cũng như nền kinh tế nói chung của nước Nga mới ra đời.
Tuy thế, mặc dù không hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường và khẩu vị của người tiêu dùng nhưng nền kinh tế cựu Xô viết nói chung đã được chấp nhận là đã tạo cho người dân Nga nói chung có mức sống tiêu chuẩn kể từ sau những năm giữa thập niên 1950 cao hơn so với công dân của của nhiều quốc gia đã phát triển theo định hướng tư bản và kinh tế thị trường như Mexico, Brasil, Ấn Độ và Argentina.
Tuy thế, các chủng loại hàng tiêu dùng (cụ thể là quần áo và lương thực, thực phẩm) là tương đối đơn giản, và sự thiếu hụt của hàng tiêu dùng trong gia đình đã bị kêu ca nhiều ở các khu vực thành thị, mặc dù các khu nhà ổ chuột với điều kiện vệ sinh tồi tàn là hiếm.[cần dẫn nguồn]
Sau sự tan rã của Liên Xô, sự phục hồi nhỏ của Nga dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường lần đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1997. Trong năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá giá của đồng rúp vào tháng 8 năm 1998, làm cho chính phủ bị vỡ nợ và làm suy giảm trầm trọng mức sống tiêu chuẩn của phần lớn dân chúng. Vì thế, năm 1998 cũng đã được ghi nhận như là năm của suy thoái và sự tăng cường rút vốn ra khỏi nền kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã phục hồi vừa phải trong năm 1999. Kinh tế Nga đã đi vào trong giai đoạn phát triển nhanh,GDP tăng trưởng trung bình 6,8% trên năm trong giai đoạn 1999-2004 trên cơ sở của giá dầu mỏ cao, đồng rúp yếu, và tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng sự phát triển kinh tế này là cực kỳ không đều: khu vực thủ đô Moskva cung cấp tới 30% GDP của toàn quốc.
Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000-2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thập niên thứ hai của thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu, điều này làm cho Nga dễ bị thương tổn vì các biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa.
Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.200 tỷ € (1.500 tỷ USD), làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức (1.900 tỷ € hay 2.300 tỷ USD) và là thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới.
Thách thức lớn nhất đối với Nga là các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với hệ thống ngân hàng trẻ và khác thường, được nắm giữ bởi các ông trùm Nga (oligarch). Nhiều ngân hàng Nga là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các ông trùm, là những người thông thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho các doanh nghiệp của chính mình vay mượn.
Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt khởi động các hoạt động ngân hàng thông thường bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng nhưng thành tựu thu được là rất không đáng kể.
Các vấn đề khác bao gồm sự phát triển mất cân bằng giữa các khu vực của Nga. Trong khi khu vực thủ đô Moskva là hối hả, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người nhanh chóng đạt tới mức của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu thì phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á, đã bị tụt lại đằng sau rất nhiều. Sự phân hóa thời kinh tế thị trường cũng cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Sankt-Peterburg, Kaliningrad và Ekaterinburg.
Thúc đẩy đầu tư nước ngoài cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, Nga cũng được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu mỏ và vì thế có khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ cũ. Sự phân bổ công bằng các thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này từ công nghiệp cho các lĩnh vực khác cũng là một vấn đề. Việc định hướng cho người tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu vào hàng tiêu dùng là một việc khá khó khăn đối với nhiều khu vực ở các tỉnh, khi mà ở các khu vực này nhu cầu tiêu dùng rất đơn giản, mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng khen ngợi đã được thực hiện ở các thành phố lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như may mặc, lương thực, thực phẩm, công nghiệp giải trí.
Việc bắt giữ nhà kinh doanh giàu có nhất Nga khi đó là Mikhail Khodorkovsky với các tội quy kết là gian lận và tham nhũng trong quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn dưới thời tổng thống Boris Yeltsin đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài e ngại về tính ổn định của nền kinh tế Nga. Phần lớn những người giàu có nhất ở Nga hiện nay là nhờ việc mua bán các doanh nghiệp nhà nước khi đó với giá rẻ như bèo. Các quốc gia khác cũng bày tỏ sự e ngại và lo lắng với việc áp dụng "có lựa chọn" của luật pháp đối với các doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, một số tập đoàn quốc tế đã đầu tư rất lớn vào Nga. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga có khoảng 26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của người nước ngoài trong giai đoạn 2001-2004 (trong đó 11,7 tỷ USD diễn ra trong năm 2004).
Ngày 19/11/2013, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cảnh báo rằng nước Nga có nguy cơ đối mặt với hơn 17 năm tăng trưởng thấp do Điện Kremlin không thực hiện các cải cách trong khi giá dầu vẫn ở mức cao. Ông Ulyukayev đã đưa ra dự báo khá thận trọng rằng mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Nga chỉ vào khoảng từ 2,5% - 3,0% từ nay cho đến tận năm 2025. Theo Ủy ban Thống kê quốc gia Nga, tăng trưởng kinh tế của Nga trong quý III/2013 chỉ đạt mức 1,2%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 3,0% mà chính phủ đặt ra trước đó. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong số các nền kinh tế lớn đang nổi và chưa bằng một nửa so với mức tăng trong cùng kỳ của nền kinh tế Mỹ (2,8%).
Tuy nhiên, chính phủ của ông Putin đã liên tục bị chỉ trích rằng đã không tạo ra được một môi trường kinh doanh thân thiện, không đẩy lùi được nạn tham nhũng và không gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có thể đưa nền kinh tế Nga bớt phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga chiếm tới gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia.
Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Theo kết quả khảo sát do Trung tâm nghiên cứu vĩ mô (CMR) của ngân hàng Sberbank của Nga công bố thì "nền tảng công nghiệp Nga hiện đã lỗi thời". Gần 60% các xí nghiệp Nga cần nâng cấp trang thiết bị trong vòng 3 năm tới để duy trì hoạt động cũng như thị phần nội địa trong lúc hàng công nghiệp Nga đã, đang và sẽ không có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới trong tương lai gần. Có tới 36% xí nghiệp được hỏi ý kiến cho biết họ không có kế hoạch mở rộng sản xuất trong vòng 5 năm tới; 38% nói có lẽ họ sẽ mở rộng trên thị trường nội địa; 19% nhắm vào các thị trường gần là các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và chỉ có 9% có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới trong dài hạn. Gần 83% xí nghiệp Nga được hỏi ý kiến nói họ chỉ có thể bán sản phẩm trên thị trường trong nước, trong khi 88% nói nguồn cung chủ yếu cho xí nghiệp về nguyên liệu và thiết bị là nguồn cung nội địa. Bà Nadezhda Ivanova là đồng tác giả của công trình nghiên cứu cho rằng: "Có một thực tế là nhiều sản phẩm của các doanh nghiệpchế tạo Nga không thể bán được ở các nước khác. Chất lượng kém của các sản phẩm này cho thấy các doanh nghiệp đó không có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới".[72]
Theo Cơ quan thống kê Liên bang Nga (Rosstat), sản lượng công nghiệp Nga đã tăng trưởng ì ạch trong 4 tháng liên tiếp kể từ đầu năm 2011 đến nay và chỉ tăng có 4,1% trong tháng 5/2011 so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn lĩnh vực chế tạo Nga hiện đang ở tình trạng kém phát triển và hơn 2/3 xí nghiệp được CMR khảo sát nói trang thiết bị của họ là tồi hoặc trung bình. Chỉ có 26% xí nghiệp nâng cấp trang thiết bị trong vòng 5 năm qua, trong khi 30% cho biết trang thiết bị của họ là không thay đổi kể từ trước năm 1991.[72]
Trong thời Chiến tranh Lạnh, tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Liên Xô đảm bảo duy trì nền quân sự Xô viết mạnh mẽ với nguồn ngân sách thường chiếm từ 15-25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liên Xô. Công nghiệp vũ khí của Nga là khu vực hiện đại nhất và nằm trong định hướng xuất khẩu của Nga. Nếu Trung Quốcvà Ấn Độ thực sự vượt qua ngành công nghiệp vũ khí của Nga thì tình trạng suy giảm của công nghiệp vũ khí sẽ dẫn đến khủng hoảng thất nghiệp ở Nga và hạn chế phát triển các công nghệ đem lại lợi nhuận cao.[73]
Nếu như tại Mỹ, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng và các dự án vũ trụ tập trung vào một số tập đoàn khổng lồ độc quyền và một hệ thống dịch vụ hậu cần làm việc dưới sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng và NASA thì nền công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay phân tán manh mún thành rất nhiều các xí nghiệp nhỏ. Lãnh đạo các xí nghiệp này luôn tìm mọi cách để tăng giá sản phẩm. Với một chu trình sản xuất cồng kềnh và nhiều tầng nấc như vậy khó có thể đạt được một kết quả tích cực và đột phá nào trong ngành công nghiệp quốc phòng vì mâu thuẫn lợi ích của rất nhiều thành viên tham gia vào chu trình sản xuất đó[74]. Độ tuổi trung bình của những người đang làm việc trong các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là từ 55 đến 57 (số liệu tháng 5/2013). 30% trong số đó đã ngoài 60 trong khi giới trẻ không chịu vào làm việc vì lương thấp. Hiện nay, Nga đang tiến hành sáp nhập các nhà máy quốc phòng thành các tổ hợp lớn hơn để khắc phục những điểm yếu trên và nâng cao sức cạnh tranh.
Nước Nga hiện nay được thừa hưởng từ chế độ Xô Viết ba nhóm công nghiệp cơ bản với khả năng cạnh tranh cực cao là các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng, ngành công nghiệp vũ trụ và chế tạo máy và trang thiết bị hạt nhân. Các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng và công nghiệp vũ trụ, trong vòng 20 năm lâm vào tình trạng suy thoái. Thậm chí, các Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng hàng đầu của Nga như Tập đoàn phòng không Almaz-Altei (chế tạo các hệ thống phòng không và đài radar), trung tâm Công nghệ lưỡng dụng liên bang Soyuz (chế tạo động cơ cho các tổ hợp tên lửa và máy móc thiết bị vũ trụ), nhà máy chế tạo máy thử nghiệm của Tập đoàn Tên lửa– vũ trụ Energy Korolev (chuyên nghiên cứu chế tạo kỹ thuật tên lửa và vũ trụ) và Liên hiệp Khoa học Sản xuất Saturn (chuyên chế tạo động cơ cho Không quân) từng cử người sang Đức và Ý để học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ kỹ sư.[75]
Năng lượng[sửa | sửa mã nguồn]
Nga được thừa nhận là một siêu cường năng lượng. Nước này có dự trữ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, trữ lượng dầu mỏđứng thứ tám, thứ hai về trữ lượng than. Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiên và nhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới, dù thỉnh thoảng Nga và Ả Rập Saudi thay đổi vị trí về tiêu chí sau.
Nga là nước sản xuất điện hàng thứ 4 thế giới và nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng thứ 5 thế giới, tiêu chí sau nhờ nước này đã phát triển mạnh việc sản xuất thuỷ điện. Những nhà máy thuỷ điện lớn đã được xây dựng ở vùng châu Âu của Ngadọc theo các con sông như Volga. Vùng châu Á của Nga cũng có một số nhà máy thuỷ điện lớn, tuy nhiên, tiềm năng thuỷ điện vĩ đại của Siberia và Viễn Đông Nga phần lớn vẫn chưa được khai thác.
Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân dân sự và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Hiện tại, Nga là nhà sản xuất điện hạt nhân đứng thứ 4. Rosatom Nuclear Energy State Corporation quản lý toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân tại Nga. Năng lượng hạt nhân đang phát triển nhanh chóng tại Nga, với mục tiêu tăng tổng thành phần năng lượng hạt nhân từ mức 16.9% hiện nay lên 23% vào năm 2020. Chính phủ Nga có kế hoạch chi 127 tỷ rubles ($5.42 triệu) cho một chương trình liên bang để phát triển việc sản xuất năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo. Khoảng 1 nghìn tỷ ruble ($42.7 triệu) đã được chi từ ngân sách liên bang cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và phát triển công nghiệp trước năm 2015.[76] Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và là một thành viên của dự án lò phản ứng hạt nhân quốc tế.
Khoa học và kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
Từ đầu thế kỷ 18 những cuộc cải cách của Pyotr Đại đế (người sáng lập Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Đại học Nhà nước Saint Petersburg) và những đóng góp của những người từng tốt nghiệp tại đó như học giả Mikhail Lomonosov(người sáng lập Đại học Quốc gia Moscow) đã giúp nước Nga có được sự phát triển mạnh trong khoa học và phát minh. Trong thế kỷ 19 và 20 nước này đã sản sinh ra một lượng lớn các nhà khoa học và nhà phát minh. Nikolai Lobachevsky, một Copernicus trong hình học, đã phát triển hình học phi Euclid. Dmitri Mendeleev phát minh ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, khuôn khổ chính của hoá học hiện đại. Gleb Kotelnikov phát minh ra dù ba lô, trong khi Evgeniy Chertovsky phát minh ra quần áo điều áp. Pavel Yablochkov và Alexander Lodygin là những nhà tiên phong vĩ đại trong kỹ thuật điện và là những nhà phát minh của những đèn điện đầu tiên. Alexander Popov là một trong nhữngngười phát minh radio, trong khi Nikolai Basov và Alexander Prokhorov là hai người đồng phát minh ra tia laser vàmaser. Igor Tamm, Andrei Sakharov và Lev Artsimovich đã phát triển ý tưởng tokamak để kiểm soát phản ứng tổng hợp hạt nhân và tạo ra nguyên mẫu đầu tiên của nó, sau này dẫn tới dự án ITER. Nhiều nhà khoa học và phát minh nổi tiếng của Nga là người di cư, như Igor Sikorsky và Vladimir Zworykin, và nhiều nhà khoa học nước ngoài cũng đã làm việc ở Nga một thời gian dài như Leonard Euler và Alfred Nobel.
Các thành tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ. Konstantin Tsiolkovsky là cha đẻ của lý thuyết hàng không vũ trụ[77]. Các tác phẩm của ông đã tạo cảm hứng cho những kỹ sư tên lửa hàng đầu của Liên xô như Sergey Korolyov, Valentin Glushkovà nhiều người khác đóng góp vào sự thành công của Chương trình Vũ trụ Liên xô ở những giai đoạn đầu của cuộc Chạy đua vào không gian. năm 1957 vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh Trái Đất, Sputnik 1, được phóng lên; năm 1961 ngày 12 tháng 4 chuyến bay đầu tiên của loài người vào vũ trụ đã được Yuri Gagarinthực hiện thành công; và nhiều người Liên xô và Nga khác đã thực hiện kỷ lục thám hiểm vũ trụ. Hiện nay Nga là nước phóng vệ tinh lớn nhất [78] và cũng là nước duy nhất cung cấp các dịch vụ du lịch vũ trụ.
Tuy nhiên Giám đốc kiêm kiến trúc sư trưởng Công ty Hàng không vũ trụ Tên lửa Energia của Nga, Vitali Lopota cho biết hiện nay Nga chiếm không đến 2% thị phần hàng không vũ trụ thế giới và vị thế nước lớn hàng không vũ trụ trước đây không còn nữa. Trong khi đó Mỹ đã chiếm tới 70% doanh thu hàng năm của thị trường hàng không vũ trụ quốc tế khoảng 290-300 tỷ USD. Lý do được đưa ra là sự lạc hậu về thiết bị điện tử và hệ thống kiểm soát làm cho Nga không thể giành được thị phần đáng có trên thị trường quốc tế.[79]
Thủ tướng Dmitry Medvedev đã lên tiếng cảnh báo rằng Nga đang mất dần danh tiếng và tiền của do các dự án vũ trụ thất bại, sau khi không thể đưa 2 vệ tinh lên quỹ đạo tháng 8/2012. Vụ phóng đã thất bại gây tổn thất lớn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga. Một sự cố tương tự năm 2011 đã khiến Nga mất một vệ tinh thông tin trị giá 265 triệu USD. Nga cũng từng thất bại trong vụ phóng tàu thăm dò Sao Hỏa Phobos-Grunt.[80] Ông Medvedev cũng cho rằng: "Chẳng cường quốc không gian nào lại chứng kiến nhiều vụ phóng vệ tinh và phi thuyền hỏng như Nga". Vì thế ông quyết định chấn chỉnh lại ngành công nghiệp vũ trụ của Nga[81]cũng như tiếp tục các chương trình thám hiểm Sao Hỏa khác[82][83] và đã hoàn thành chương trình Mars-500 để thu thập thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lên Sao Hỏa[84] Đây là dự án quốc tế của Nga, EU (Liên hiệp châu Âu) và Trung Quốc nhằm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và tâm sinh lý của một toán phi hành gia quốc tế 6 người trên một chuyến bay giả định dài 520 ngày lên sao Hỏa và đi bộ trên đó.[85]
Các công nghệ khác, nơi người Nga có lịch sử phát triển, gồm công nghệ hạt nhân, sản xuất máy bay và công nghệ quốc phòng. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cùng các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên cho tàu ngầm và tàu hoạt động trên mặt nước nằm dưới sự chỉ đạo của Igor Kurchatov. Một số nhà kỹ thuật hàng không nổi bật của Liên xô, có cảm hứng từ các tác phẩm lý thuyết của Nikolai Zhukovsky, đã giám sát việc chế tạo hàng chục model máy bay quân sự và dân sự và đã thành lập một số KBs (Phòng thiết kế) hiện là thành phần chủ yếu của Liên đoàn Hàng không Hợp nhất. Các máy bay nổi tiếng của Nga gồm máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên Tupolev Tu-144 của Alexei Tupolev, loạt máy bay chiến đấu MiG của Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich, và loạt máy bay Su của Pavel Sukhoi cùng những người kế tục ông. Những xe tăng chiến trường nổi tiếng của Nga gồm T-34, thiết kế tăng theo kênh Dícovery là tốt nhất của Thế chiến II,[86] và các xe tăng khác thuộc loạt T-. Súng AK-47 và AK-74 của Mikhail Kalashnikov là loại súng tấn công được sử dụng rộng rãi nhất tên thế giới - tới mức các khẩu súng thuộc kiểu AK đã được chế tạo nhiều hơn tất cả các loại súng tấn công khác cộng lại.[87][88]
Dù có những thành tựu công nghệ, từ thời trì trệ Brezhnev Nga đã tụt hậu khá nhiều so với phương Tây trong một số ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong tiết kiệm năng lượng và sản xuất hàng tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng hồi những năm 1990 đã khiến khoản hỗ trợ cho khoa học của nhà nước sụt giảm mạnh. Nhiều nhà khoa học và những người có trình độ của Nga đã đi sang châu Âu hay Hoa Kỳ; cuộc di cư này được gọi là một cuộc chảy máu chất xám. Những năm 2000, với làn sóng bùng nổ kinh tế, tình hình khoa học và công nghệ ở Nga đã được cải thiện, và chính phủ đã tung ra một chiến dịch với mục tiêu hiện đại hoá và cải tiến. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra 5 ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển công nghệ của đất nước: hiệu quả năng lượng, IT (gồm cả các sản phẩm thông thường và các sản phẩm kết hợp với công nghệ vũ trụ), năng lượng hạt nhân và dược.[89] Một số thành tựu đã xuất hiện, với việc nước Nga đã hầu như hoàn thành GLONASS, một trong 4 hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu cùng với GPS của Mỹ, Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc và Hệ thống định vị Galileo của châu Âu. Nga là nước duy nhất xây dựng nhà máy điện hạt nhân di động. </ref>
Phó tiến sỹ khoa học – kỹ thuật, chuyên gia quân sự người Nga Vadim Lukashevich thì việc Hoa Kỳ sử dụng tàu vũ trụ của Nga chỉ là biện pháp tạm thời và sẽ kết thúc trong vòng hai đến ba năm, khi một số kiểu tàu có người lái của Mỹ được đưa vào sử dụng, kể cả các tàu của tư nhân. Nga đang tụt hậu rất xa so với người Mỹ, thậm chí theo những tham số cơ bản thì các vệ tinh của Nga không những kém vệ tinh Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và còn kém cả Israel, thậm chí cả về các thiết bị vũ trụ thương mại. Lĩnh vực nghiên cứu các hành tinh của Hệ mặt trời, thì Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và kể cả Ấn Độ cũng đã vượt Nga.[90] Sau khi Liên Xô tan rã nước Nga hậu Xô Viết đã không thể phóng một thiết bị vũ trụ nào đến các hành tinh trong Hệ mặt trời, kể cả mặt trăng. Nước Nga đến bây giờ vẫn chưa đủ sức thiết kế được một tàu vũ trụ có người lái nào, mặc dù đã rất cố gắng.[90]. Tuy nhiên Nga đang là nhà cung cấp động cơ tên lửa vũ trụ cho Hoa Kỳ. Dù đang cố phát triển động cơ riệng nhưng tập đoàn tên lửa vũ trụ Energomash hồi cuối tháng cũng đã tuyên bố, từ khâu thử nghiệm cho đến khi sản xuất thành công là khoảng thời gian rất dài, Hoa Kỳ sẽ cần trên 3 tỷ USD và khoảng thời gian 10 năm để sản xuất thay thế các động cơ Nga. Vì thế vẫn sẽ nhập động cơ tên lửa từ Nga cho dù có bị cấm[91] và mẫu nâng cấp của Antares sẽ được trang bị các động cơ này[92].
Mặc dù là nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới và đang đạt được những tiến bộ về phần mềm, nhưng các sản phẩm khác của Nga lại thiếu tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt đóng góp tới 25% GDP của Nga. Cải thiện về năng suất sẽ chủ yếu xuất phát từ công nghệ mới và đầu tư vốn hiệu quả nhưng cả hai điều này Nga đều đang thiếu.[93]
Liên bang Nga là một xã hội đa sắc tộc đa dạng, là nơi sinh sống của 160 nhóm sắc tộc và người bản xứ khác nhau.[96] Dù dân số Nga khá lớn, mật độ dân số thấp bởi diện tích vĩ đại của nước này.[97] Dân số tập trung đông nhất tại vùng châu Âu của Nga, gần dãy Ural, và ở phía tây nam Siberia. 73% dân số sống tại các khu vực đô thị.[98] Theo những ước tính sơ bộ, dân số sống thường xuyên tại Liên bang Nga ở thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2009 là 141,903,979 người. Năm 2008, dân số giảm 121,400 người, hay -0.085% (năm 2007 – 212,000 người, hay 0.15% và năm 2006 – 532,600 người, hay 0.37%). Trong năm 2008 nhập cư tiếp tục gia tăng ở mức độ 2.7% với 281,615 người tới Nga, trong số đó 95% tới từ các quốc gia thuộc CIS, đại đa số là người Nga hay người nói tiếng Nga.[95][99] Số lượng người Nga di cư đã giảm 16% xuống còn 39,508 người, trong số đó 66% tới các quốc gia thuộc CIS. Ước tính có 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp từ các quốc gia Xô viết cũ ở Nga.[100] Khoảng 116 triệu người sắc tộc Nga sống ở Nga[101] và khoảng 20 triệu người nữa sống tại các nước cộng hoà cũ của Liên xô, chủ yếu tại Ukraina và Kazakhstan.[102]
Số người nói tiếng Nga đông nhất năm 1991 ở mức 148,689,000 triệu người, nhưng bắt đầu sụt giảm mạnh từ đầu những năm 90.[103] Sự sụt giảm đã chậm lại tới mức gần ồn định trong những năm gần đây vì tỷ lệ tử giảm, tỷ lệ sinh tăng và tăng nhập cư. Số người chết trong năm 2008 là 363,500 lớn hơn số sinh. Nó đã giảm từ 477,700 năm 2007, và 687,100 năm 2006.[95][99] Theo dữ liệu được Sở Thống kê Nhà nước Liên bang Nga xuất bản, tỷ lệ tử của Nga đã giảm 4% trong năm 2007, so với năm 2006, ở mức khoảng 2 triệu người chết, trong khi tỷ lệ sinh tăng 8.3% hàng năm lên ước tính 1.6 triệu ca sinh.[104] Các nguyên nhân chủ yếu khiến dân số Nga giảm sút là tỷ lệ tử cao và tỷ lệ sinh thấp. Tuy tỷ lệ sinh của Nga ngang bằng với các quốc gia châu Âu (12.1 sinh trên 1000 người năm 2008[95]so với mức trung bình của Liên minh châu Âu 9.90 trên 1000)[105] dân số của họ giảm với tỷ lệ lớn hơn bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác bởi tỷ lệ tử cao hơn nhiều (năm 2008, tỷ lệ tử của Nga là 14.7 trên 1000 người[95] so sánh với mức trung bình của Liên minh châu Âu 10.28 trên 1000).[106] Tuy nhiên, Bộ Y tế và Vấn đề Xã hội Nga đã dự đoán tới năm 2011, tỷ lệ tử của nước này sẽ cân bằng với tỷ lệ sinh vì số sinh gia tăng và số tử giảm.[107] Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới(WB), hiện nay có hơn 15 triệu người Nga sống dưới mức nghèo khổ.[108]
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét