Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Liên minh lỏng lẻo làm suy yếu ảnh hưởng của ASEAN

Liên minh lỏng lẻo làm suy yếu ảnh hưởng của ASEAN
Một liên minh lỏng lẻo hứa hẹn "không can thiệp" để tôn vinh sự đa dạng đang đặt ASEAN trước ngã ba đường. Nikkei Asian Review ngày 23/11 nhận xét, liên minh lỏng lẻo đang làm suy yếu ảnh hưởng của khu vực ASEAN. Hội nghị thượng đỉnh Đông Á kết thúc hôm qua Chủ Nhật đã làm nổi bật sự cần thiết hợp nhất giữa các thành viên ASEAN vốn đang rất mong manh.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị thượng đỉnh 
khu vực năm 2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: PMO.
ASEAN tuyên bố ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhưng tiến độ thống nhất thị trường chậm chạp rõ ràng. Mặt khác các thành viên của khối cũng còn bị chia rẽ trong vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang theo đuổi tham vọng quân sự hóa của mình.

Một liên minh lỏng lẻo hứa hẹn "không can thiệp" để tôn vinh sự đa dạng đang đặt ASEAN trước ngã ba đường. Trong khi các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á khẳng định rằng ASEAN sẽ đóng vai trò trung tâm trong khu vực, nhưng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên Biển Đông thống trị diễn đàn hội nghị, làm lu mờ cả ASEAN.

Khi Trung Quốc tăng tốc xây dựng, bồi lấp các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trong mùa hè năm nay, các nhà ngoại giao đàm phán chi tiết ho hội nghị thượng đỉnh Đông Á có thể xem đây là cơ hội để ASEAN thể hiện hành động. Kế hoạch kêu gọi các thành viên ASEAN có yêu sách ngừng việc xây dựng, cải tạo trong khi đòi hỏi Bắc Kinh dừng lại công việc này.

Tuy nhiên những kế hoạch này không bao giờ trở thành hiện thực do phản đối từ các nước có liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc như Campuchia. Giống như thường lệ, cạnh tranh xảy ra gay gắt về nội dung tuyên bố của nước Chủ tịch hội nghị.

Cộng đồng kinh tế ASEAN phải đối mặt với vấn đề tương tự. Khối đã đạt được tiến bộ về việc loại bỏ thuế quan, nhưng một số nước thành viên lại quay sang tăng hàng rào phi thuế quan, như gia tăng mua sắm hàng nội.

Nikkei Asian Review cho rằng, với dân số chiếm 10% dân số thế giới và nằm cạnh nền kinh tế thứ 2 thế giới đang tăng trưởng chậm lại - Trung Quốc, ASEAN cần phải chịu trách nhiệm lí nền kinh tế toàn cầu và có trách nhiệm trong việc duy trì an ninh khu vực. Đã đến lúc ASEAN cần hành động để có kết quả, thay vì vẫn theo đuổi một tầm nhìn hoành tráng về Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Hồng Thủy
(Giáo Dục)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét