Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Tư liệu quý: Quần đảo Trường Sa qua từng bức ảnh

Quần đảo Trường Sa qua từng bức ảnh

Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 21: Đá Nam, đảo đ...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 20: Đá Thị, đảo n...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 19: Đảo Len Đao ...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 18: Đảo Núi Le


Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 17: Đảo Tốc Tan, ...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 16: Đảo Đá Lớn đ...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 15: Đảo Đá Đông
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 14: Đá Lát, đảo c...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 13: Tiên Nữ, đảo ...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 12: Đá Tây, đảo c...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 11: Thuyền Chài, ...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 10: Đảo Trườn...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 9: Phan Vinh,...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 8: Đảo Sinh T...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 7: Đảo An Ban...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 6: Thị trấn...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 5: đảo Sinh Tồn
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 4: Đảo dừa ...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 3: Sơn Ca, đa...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 2: Song Tử Tây, ...
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 1: Tổng quan


Nguồn Thềm Thử


Đây là tin trong bài 1: Tổng quan.

Những anh công binh ngâm mình dưới nước, vác đá xây đảo chìm, những nụ cười hồn nhiên của các em bé, những bãi san hô khô cằn trở thành đảo xanh mát bóng cây… Loạt bài của Nguyễn Đình Quân, phóng viên báo Tiền Phong, giới thiệu hình ảnh về sự đổi thay, ngày càng to đẹp hơn của tất cả 21 đảo ở quần đảo Trường Sa đang do Việt Nam quản lý, từ những ngày đầu được Hải quân ta đóng giữ cho đến nay.

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA


Cờ truyền thống Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, đơn vị trực tiếp bảo vệ các đảo ở quần đảo Trường Sa – ảnh Nguyễn Đình Quân
Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) bao gồm hơn 100 đảo san hô (island), cồn cát san hô (cay), bãi đá san hô (shoal) và rạn san hô (reef) ở giữa biển Đông, từ vĩ độ 6012' Bắc đến vĩ độ 12000' Bắc và từ kinh độ 111030' Đông đến 117030' Đông, trên diện tích khoảng 160.000 km² - 180.000 km². Khoảng cách từ quần đảo Trường Sa đến Cam Ranh khoảng 245 hải lý, đến Vũng Tàu khoảng 295 hải lý, đến vùng biển Malaysia khoảng 250 hải lý, đến vùng biển Bruney khoảng 320 hải lý, đến vùng biển Philippines khoảng 210 hải lý, đến đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 600 hải lý, đến đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 900 hải lý.

Bản đồ khu vực quần đảo Trường Sa
Các đảo nổi của quần đảo Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, tổng diện tích khoảng 5 km2. Các bãi san hô thường trũng ở giữa tạo thành các hồ, sâu từ 5m đến 40m, nước trong hồ khá tĩnh lặng do không bị tác động trực tiếp của sóng và dòng chảy bên ngoài. Bên ngoài thềm san hô, đáy biển có độ dốc lớn, có nơi sâu hơn 3.000 m.

Chiến sĩ Trường Sa, những năm 1980 – ảnh tư liệu
Mùa khô ở quần đảo Trường Sa từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa hàng năm từ 1.800 đến 2.500 mm. Hàng năm, có khoảng 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 1, 2 năm sau. Vùng biển Trường Sa nhiều giông, tố, tháng nào cũng có, từ tháng 1 đến tháng 3 số ngày có giông ít hơn.

Tàu của ngư dân Quảng Ngãi bên đảo Song Tử Tây – ảnh Nguyễn Đình Quân
Theo cấu trúc địa chất, thủy văn và khoảng cách giữa các đảo, Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm.
Cụm Song Tử ở phần Tây Bắc của quần đảo Trường Sa, gồm đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây, hợp cùng các rạn đá san hô như đá Nam, đá Bắc… tạo nên một rạn san hô dạng vòng lớn là North Danger Reef.

Ảnh vệ tinh cụm đảo Song Tử
Cụm Thị Tứ ở phía nam của cụm Song Tử, có một đảo san hô là Thị Tứ và các rạn san hô như đá Hoài Ân, đá Vĩnh Hảo, đá Xu Bi... Cụm Loại Ta ở phía nam của cụm Thị Tứ, có hai đảo lớn là Loại Ta và Bến Lạc.

Điểm B, đảo Đá Lớn – ảnh Nguyễn Đình Quân
Cụm Nam Yết ở phía nam cụm Loại Ta, gồm các đảo nổi như đảo Ba Bình (lớn nhất quần đảo), đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, một số bãi san hô hợp thành rạn san hô dạng vòng Tizard Bank, đảo Đá Lớn…

Ảnh vệ tinh cụm đảo Nam Yết
Cụm Sinh Tồn ở phía nam cụm Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn, đảo Sinh Tồn Đông và nhiều rạn san hô như đá Cô Lin, đá Gạc Ma, đá Len Đao, đá Ba Đầu…, hợp thành rạn san hô Union Bank.

Ảnh vệ tinh cụm đảo Sinh Tồn
Cụm Trường Sa ở phía nam của cụm Sinh Tồn, nằm ngang từ Tây sang Đông giữa hai vĩ tuyến 80 Bắc và 90 Bắc. Cụm này chỉ có một đảo san hô là đảo Trường Sa, còn lại là các rạn san hô như Đá Tây, đá Tiên Nữ, đảo Phan Vinh, đảo Trườngsa Đông...

Toàn cảnh đảo Trường Sa – ảnh Nguyễn Đình Quân
Cụm Thám Hiểm (cụm An Bang) ở phần phía nam của quần đảo Trường Sa, có các bãi Sác Lốt, đá Công Đo, cồn cát An Bang…

Khu dân cư đảo Sinh Tồn – ảnh Nguyễn Đình Quân
Cụm Bình Nguyên ở phần phía đông của quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Vĩnh Viễn và đảo Bình Nguyên.

Ông Hồ Ngọc Nhường, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh (cũ) và lãnh đạo Quân chủng Hải quân tham gia bầu cử HĐND huyện Trường Sa khóa I tại đảo Nam Yết, tháng 4/1983 - ảnh tư liệu

Lễ thành lập UBND huyện Trường Sa, năm 1983 - ảnh tư liệu
Hiện nay, quần đảo Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Hải quân Việt Nam đang đóng giữ 21 đảo và bãi san hô ở quần đảo Trường Sa, gồm 9 đảo san hô và cồn cát san hô (gọi chung là đảo nổi), 12 bãi đá san hô và rạn san hô (gọi chung là đảo chìm), với 33 điểm đóng quân.

Chiến sĩ Trường Sa, những năm 1990 - ảnh tư liệu


Trước giờ từ Cam Ranh ra Trường Sa làm nhiệm vụ, tháng 12/2008 - ảnh Nguyễn Đình Quân
Theo tài liệu của Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam, Trung Quốc đang chiếm đóng 7 bãi san hô tại quần đảo Trường Sa, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm đóng đảo lớn nhất trong quần đảo là đảo Ba Bình, Philippines đang chiếm đóng 9 đảo, bãi, Malaysia đang chiếm đóng 5 đảo, bãi trong quần đảo, Bruney có yêu sách chủ quyền với một phần vùng biển quần đảo Trường Sa.

Đảo Sinh Tồn Đông – ảnh Nguyễn Đình Quân

Nguyễn Đình Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét