Tác hại của Mao Trạch Đông đối với Việt Nam
Ngày 26 tháng 12 vừa qua Trung Quốc đã làm kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông với kinh phí lên tới hơn 300 triệu mỹ kim tại tỉnh Hồ Nam, quê hương của ông. Công và tội của Mao dịp này cũng được báo chí mổ xẻ và con người được xem vừa có công vừa có tội với lịch sử Trung Quốc ấy có ảnh hưởng thế nào đối với Việt Nam?Nói đến Mao Trạch Đông người Trung Quốc nào cũng có hai thái độ, sợ hãi và khâm phục hòa lẫn nhau. Hai luồng tư tưởng ấy song song với nhau khiến khi được hỏi liệu Mao Trạch Đông là người có công hay có tội với đất nước Trung Quốc thì sẽ khó trả lời đối với một số người dân Trung Quốc. Đó là chưa kể tới hoàn cảnh xã hội, giai cấp và tư tưởng chính trị từng người lúc câu hỏi đặt ra.
Kết quả không bất ngờ
Trước ngày kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao một ngày, tờ Hoàn Cầu Thời báo đã làm một cuộc thăm dò ý kiến người dân với câu hỏi "Bạn có đồng ý rằng những thành tựu của Mao Trạch Đông lớn hơn sai lầm của mình?" Tờ báo nhận được kết quả 78,3% đồng ý 6,8% đồng ý mạnh mẽ và 11,7% không đồng ý còn lại 3% không ý kiến.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng là Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong nhiều năm cho biết nhận xét của ông về việc này:
Tất nhiên ông ấy cũng có tinh thần dân tộc của ông ấy nhưng mà ông ấy cũng có tham vọng rất lớn, muốn làm bá chủ kia! Có lúc ông ấy đã nói với những lãnh đạo chúng tôi (Việt Nam) là ông ta sẽ đem 500 triệu bần nông phát triển xuống Đông nam á. Ông ấy vừa có tư tưởng độc lập dân tộc vừa có tư tưởng bành trướng.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo đã làm một cuộc thăm dò ý kiến người dân với câu hỏi "Bạn có đồng ý rằng những thành tựu của Mao Trạch Đông lớn hơn sai lầm của mình?" Tờ báo nhận được kết quả 78,3% đồng ý 6,8% đồng ý mạnh mẽ và 11,7% không đồng ý còn lại 3% không ý kiến
|
|
Điều thứ hai, một số lớn người dân không hiểu rõ ràng về tội ác của Mao Trạch Đông vì hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc đã rất thành công trong việc ngăn chận những thông tin về vấn đề này, nhất là tại các vùng nông thôn Trung Quốc.
Điều thứ ba, con số đồng tình lên cao do bức xúc hoàn cảnh xã hội của một nước Trung Quốc đầy khoảng cách ngày nay. Giàu và nghèo cách xa nhau ngày càng nhiều và rộng đã khiến dân chúng Trung Quốc nhớ lại thành tựu của Mao như một phản ứng tiêu cực trước chế độ hiện nay.
Ông ta sai lầm quá đáng trong “cách mạng văn hóa”, diệt chết những người của ban lãnh đạo với ông ấy và gây ra tai họa trong cách làm văn hóa cho ba mươi mấy triệu người...Bây giờ họ lại nhắc đến tức là họ muốn trở lại cái tinh thần đại TQ thì họ nhắc chứ sự thực thì họ vẫn biết ông ấy sai lầm
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
|
Nói về các chủ thuyết và hành động chính trị độc tôn của Mao, có lẽ tác phẩm “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của Tân Tử Lăng xuất bản năm 2007 là cuốn sách đầy đủ và trung thực nhất khi viết về con người muôn mặt này. Tân Tử Lăng đã vạch ra nhiều sai lầm của Mao và trong đó nhiều điều người Việt có thể chia sẻ vì liên quan đến sinh mệnh đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam vẫn còn theo đuổi và lệ thuộc rất nhiều từ Trung Quốc trong đó việc độc đảng, kiểm soát quốc hội và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội đều là tư tưởng của Mao Trạch Đông.
Trong chương 5 của cuốn sách có tựa: “Thiết lập thể chế chính trị chuyên chế một đảng” Tân Tử Lăng kể lại việc Mao Trạch Đông chủ trương Đảng đứng trên Quốc hội cũng như lãnh tụ đứng trên đảng ra sao.
|
Dưới nhiều dạng vẻ, hình thái, len lỏi vào trong ngóc ngách của đời sống với quan điểm “còn Đảng còn mình” và Đảng lãnh đạo một cách toàn diện và tuyệt đối. Nhưng sự lãnh đạo của Đảng nếu hiểu cho đúng như Hồ Chí Minh nói là lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối và bằng gương mẫu của Đảng để mà lôi kéo quần chúng theo sau, chứ không phải lãnh đạo toàn diện bằng cách dí súng vào mang tai người ta bắt người ta đi theo.
Hiện nay khi tình hình xã hội không ổn định. Khi cái đảng này mất hết ý chí, khi cái đảng này cảm thấy dưới đất mình rung rinh vì dân không phục thì người ta càng quyết liệt vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mao trong việc dùng bạo lực để bảo vệ chính quyền
Giáo sư Tương Lai
|
Hiện nay khi tình hình xã hội không ổn định. Khi cái đảng này mất hết ý chí, khi cái đảng này cảm thấy dưới đất mình rung rinh vì dân không phục thì người ta càng quyết liệt vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mao trong việc dùng bạo lực để bảo vệ chính quyền.
|
Xã hội Trung Quốc bây giờ là xã hội tư bản chưa hoàn chỉnh do Đảng Cộng sản lãnh đạo chứ không phải xã hội XHCN như họ nói đâu. Họ nêu để mà nêu thôi. Chính ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư ông ấy đã nói rằng hết thế kỷ này cũng chưa thấy hoàn thiện, hoàn thành CNXH thì chứng tỏ rằng trăm năm nữa chưa biết nó như thế nào
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
|
Ở chương 12 của cuốn sách, Tân Tử Lăng kể lại trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp tại Bắc Đới vào tháng 8 năm 1958 Mao Trạch Đông đã tuyên bố “Chúng ta phải thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng”. Thế mà mãi 55 năm sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn thừa nhận cái không tưởng ấy khi ông nói rằng còn cả trăm năm nữa không tìm ra cái lõi, cái hướng đi của Xã hội chủ nghĩa là gì.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết nhận xét của ông về mô hình xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuôi Trung Quốc, ông nói:
Phải nói rằng ở Việt Nam có nhiều cái Trung Quốc làm thế nào thì họ lại theo như vậy. Bây giờ Trung Quốc họ đang giả vờ xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng thực chất là họ xây dựng chủ nghĩa tư bản. Rồi Việt Nam cứ vin vào đấy mà xây dựng xã hội chủ nghĩa!
Theo tôi xã hội chủ nghĩa là một cái gì rất mơ hồ. Nó đã sụp đổ kiểu như mô hình Stalin. Nó đã sụp đổ rồi mà bây giờ chưa có ai nêu ra được một mô hình nào mới vậy thì xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cái mô hình nào?
Trong diễn đàn Xã hội Dân sự hay trong hoạt động của nhóm 72 chúng tôi thì chúng tôi không chống ai cả, chúng tôi không đòi lật đổ ai cả nhưng mà chúng tôi muốn chống lại tư tưởng Mao, chống lại cái ảnh hưởng của TQ. Cái này mới là cái nguy hiểm gấp bội phần
Giáo sư Tương Lai
|
Đảng vẫn theo Mao
Tư tưởng Mao Trạch Đông tại Việt Nam thông qua sự âm thầm rập khuôn của đảng Cộng sản Việt Nam tuy hiếm có người dân nào chú ý đến sự băng hoại của nó đối với đời sống, tuy nhiên với giáo sư Tương Lai ông cho biết lực lượng trí thức hiện nay đang nỗ lực chống lại nó một cách triệt để thông qua Diễn đàn Xã hội Dân sự vừa mới thành hình cũng như hoạt động của nhóm trí thức 72 mà trong đó ông là một thành viên, ông cho biết:
Trong diễn đàn Xã hội Dân sự hay trong hoạt động của nhóm 72 chúng tôi thì chúng tôi không chống ai cả, chúng tôi không đòi lật đổ ai cả nhưng mà chúng tôi muốn chống lại tư tưởng Mao, chống lại cái ảnh hưởng của Trung Quốc. Cái này mới là cái nguy hiểm gấp bội phần chứ còn những thứ khác dù sao chăng nữa nó cũng chỉ là bên ngoài, gạt ra là hết. Nhưng tư tưởng Mao nó len lỏi vào trong đời sống tinh thần của dân tộc, nó len lỏi vào và hệ thống chính trị cái này mới là đáng sợ.
Mới đây Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên tiếng yêu cầu giảm bớt các lễ lạc trong ngày sinh của Mao Trạch Đông mặc dù khi lên cầm quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần hâm nóng hình ảnh của Mao vì cha ông là Tập Trọng Huân từng là bạn chiến đấu của ông Mao Trạch Đông.
Điều này cho thấy Trung Quốc khó mà nhìn nhận sự tác hại của Mao một cách công bằng vì đảng Cộng sản mà ông ta thành lập cho tới nay vẫn còn có lợi cho rất nhiều người.
Đặc biệt tại Việt Nam, nhiều nhà bất đồng chính kiến cho rằng chưa bao giờ câu nói nổi tiếng “súng đẻ ra chính quyền” của ông được áp dụng cụ thể và quyết liệt như ngày nay.
Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét