Hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng (!)
Sau nhà văn Hội, tác giả giành nhiều trang cho hoạ sĩ Tư. – loại nhân vật Nguyễn Đình Thi “thuộc” hơn cả.
Hoạ sĩ Tư có người yêu cũ là tiểu thư hàng Đào - Phượng, bỏ anh lấy quan huyện Môn. Phượng chán chồng, ngoại tình với hoạ sĩ Thanh Tùng, nổi tiếng và giàu sang rồi cũng rũ bỏ vì tính cách thực dụng và rỗng tuếch, rốt cuộc lại muốn với tình xưa là hoạ sĩ Tư.
Sửa soạn cho cuộc tái hồi, “Phượng ra đứng trước gương nhìn con người trắng hồng trong ấy. Thân thể nàng vẫn thon lẳn , nhưng bây giờ những đường nét đã dần dần đầy đặn lên hơn, nom càng mềm mại dễ ưa. Phượng quay nghiêng, ngắm đi ngắm lại cái lưng gọn gàng, đôi chân thuôn dài. Con người mình đáng mê quá…” .
Dựng lên pho tượng “vệ nữ” tỉ mỉ thế , Nguyễn Đình Thi bị các nhà phê bình “quốc doanh” Hà Minh Đức , Phan Cự Đệ phê “sa đà vào sự thích thú thân xác”, tuy chưa mang tội “môn đồ Freud” như Vũ Trọng Phụng nhưng cũng bị nhắc nhở “ve vuốt nàng Phượng quá kỹ càng”.
Lo “mất lập trường giai cấp” , Nguyễn Đình Thi vội vàng đánh “sụt giá” nàng Phượng bằng cách cho hoạ sĩ Tư thẳng thừng từ chối lời mời “ngọt ngào” của người đẹp.
Lo “mất lập trường giai cấp” , Nguyễn Đình Thi vội vàng đánh “sụt giá” nàng Phượng bằng cách cho hoạ sĩ Tư thẳng thừng từ chối lời mời “ngọt ngào” của người đẹp.
Tư viết cho Phượng, lời lẽ thật “dùi đục” :” Không thể được, Phượng ạ. Bởi vì rồi sau, chúng ta làm thế nào mà sống như cũ được nữa ?” và đòi Phượng phải từ bỏ “giai cấp” của mình “. Vậy là trong tâm tư hoạ sĩ nghèo này đã mầm mống phân biệt giai cấp : hoặc bên này hoặc bên kia. Hễ trưởng giả nhất định không có tình yêu, phải từ bỏ hết tiện nghi, gốc gác, tài sản để trở thành người cùng khổ, người lao động mới mong có được tình yêu cao đẹp. Đọc đoạn viết về gã họa sĩ nghèo lăm le học làm cộng sản này mà...phát tức vì lố bịch.
Tất nhiên tiểu thư Phượng đời nào chấp nhận đề nghị ”dở hơi “ thế . Thực chất sự từ chối giai nhân của họa sĩ Tư xem ra là của chính Nguyễn Đình Thi bầy tỏ lập trường giai cấp với Đảng chứ chẳng phải tính cách chàng hoạ sĩ tài hoa , sống giữa Hà Nội . Ông nhà văn cố nhồi vào đầu chàng nghệ sĩ tư tưởng đề cao người nghèo khó, bài bác người có tiền :
” Thà là một cô gái bán mình vì miếng cơm manh áo để nuôi thân, nuôi gia đình như cô Bích đáng thương …Cái xã hội ngu xuẩn khinh bỉ những con người ấy nhưng lại sụp xuống trước những người có đủ ăn, đủ mặc, không cần phải bán mình mà lại ngày ngày ôm lấy kẻ mà mình không yêu. Rút cuộc cái xã hội này chỉ đòi hỏi người đàn bà bán mình thôi, hoặc là bán mình cho một người độc quyền theo đúng lễ giáo , pháp luật vân vân…hoặc là bán mình một cách rẻ tiền hơn cho nhiều kẻ qua đường…Bao giờ thì người đàn bà mới có thể chỉ sống với người đàn ông vì tình yêu…”
Theo lý thuyết Nguyễn Đình Thi thì từ xưa các cụ ta lấy chồng do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hoặc “lấy trước thương sau” cũng đều là …điếm bán mình cả. Đây là hệ quả của tư tưởng “hữu ái giai cấp” quá đà một thời ăn sâu trong tâm tưởng các nhà văn Việt Nam khiến họ nhìn đâu cũng thấy phân biệt giàu nghèo, sáng tác ra cả một thời đại văn chương chỉ toàn than nghèo khóc khổ, bôi tro tư sản, trát trấu địa chủ như những kẻ có tiền tội lỗi.
Cái phong trào “vô sản hoá trí thức” một thời xem ra nhiễm sâu vào gan ruột Nguyễn Đinh Thi đến độ hoạ sĩ Tư tin vào sự đánh giá nghệ thuật của cô gái điếm chính xác hơn cả giới chuyên môn :
“ À…mà cô xem cái phong cảnh này thấy nó thế nào ?”
Bích cười lúng túng :
“ Thấy con sông nó rộng, cảnh nó như là lúc đợi đò man mác thế nào. Ở quê ngoại em, chỗ bến đò Mía cũng giông giống thế này, cũng có cây gạo to lắm…”
“ Cô xem tranh thế mà còn đúng hơn khối ông phê bình đấy. Các ông viết báo ấy….”
Tư cũng cười to . Anh tự bảo :” Con đường của mình nhất định là đúng rồi…”
Được một “em điếm” khen tranh tức là được quần chúng nhân dân chấp nhận thế là hoạ sĩ đã có thể yên tâm :” đi đúng đường rồi” thì chắc con đường đó chỉ dẫn tới văn hoá văn nghệ phục vụ công nông binh theo lời dậy của đồng chí Mao Chủ tịch kính mến qua đề cương “văn nghệ Diên An” mà thôi. Con đường đó chưa biết dẫn hoạ sĩ Tư tới sự nghiệp sáng tác to tát nhường nào chỉ chắc một điều nó làm chàng từ khước một mỹ nhân kiêu sa như Phượng để yêu một cô điếm, “cùng giai cấp” . Đưa được “nghệ thuật” về với giới “cần lao” rồi, làm sao dắt được nó tới được với Đảng đây ? Dẫn dắt hoạ sĩ Tư từ bỏ cô Phượng giàu có, xinh đẹp để tới với cô Bích gái điếm, nghèo khó có vẻ còn dễ hơn đưa đẩy chàng đến với cách mạng. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã làm điều đó như thế nào ?
Trước hết do túi không còn một xu đong gạo, mua thuốc chữa bệnh lao và mua toan với màu , hoạ sĩ Tư lại đành tìm về với người yêu cũ giàu có để xin giúp đỡ. Tất nhiên Phượng biếu ngay Tư một số tiền lớn tạo điều kiện để anh thực hiện dự định vẽ một bức tranh sơn dầu khổ lớn. Tuy nhiên, anh vẫn chưa quyết định vẽ gì ngoài xác chết đói nhan nhản trên phố.
“ Bỗng anh nhắm mắt lại. Anh vừa thấy rồi. Bức tranh người chết đói của anh phải làm lại.Không phải chỉ có người chết đói . Một người đàn bà, một người mẹ, một bà mẹ Việt Nam đang nhìn lên phía trước , người đàn bà ấy đang đi giữa lửa đạn , chiếc khăn quàng rơi xuống vai , đôi mắt bà mẹ đang nhìn thấy cái gì đó rất lớn lao đối với bà…”
“Cái gì đó rất lớn lao “ chính là cách mạng, là phong trào cộng sản mà ông nhà văn đang loay hoay chưa kiếm được cớ nào để nhét vào đầu ông hoạ sĩ cho dù hình ảnh bà mẹ đã rõ ra là hình ảnh “Người mẹ” của Maxim Gorki – hình ảnh một người mẹ công nhân, một người mẹ cộng sản. Dịp đó đã tới khi có một anh “cán bộ Việt Minh” tới nhờ Tư vẽ một bức tranh cổ động để ủng hộ Việt Minh chống Nhật cứu nước. Anh nhờ Bích, cô gái điếm cầm đòn gánh làm mẫu cho anh vẽ nữ du kích cầm súng .
“Trên tờ giấy đã hiện rõ hình cô du kích mặc quần áo chàm, cầm khẩu súng trường giơ lên vẫy gọi, đằng sau cô ta là cảnh đồi núi xanh và bây giờ Tư tô nốt màu lên lá cờ có ngôi sao ở giữa.Lá cờ được màu đỏ bỗng như bay phấp phới hơn và chấm vàng của ngôi sao cũng như sống lên…”
Vậy hoạ sĩ Tư đã đặt một chân vào cách mạng . Tuy nhiên, đó chỉ là tranh cổ động,chưa phải là sáng tác phẩm chính thức của hoạsĩ. Nguyễn Đình Thi đẩy chàng nghệ sĩ “dấn “ thêm bước nữa : đưa hình ảnh cách mạng vào tranh sơn dầu khổ lớn . Chàng hoạ sĩ bỗng nhảy vọt trong sáng tác :
“Bức tranh sơn dầu bây giờ như từ sương mù mà hiện lên rất nhanh. Tư vẽ tưởng chừng không cần nghĩ và không kịp dừng lại để thở nữa…Giữa cảnh người đói, người chết, bên cạnh bà mẹ, Tư đã vẽ thêm một người con gái…áo cánh nâu, tay cầm khẩu súng , đứng dậy nhìn về phía còn đang bắn nhau đằng trước và vội vã sắp băng mình chạy lên phía ấy…”
Thế là Nguyễn Đình Thi chính thức đưa được hoạ sĩ Tư đứng vào hàng ngũ văn nghệ sĩ cách mạng. Chỉ có điều sao dễ dàng quá vậy ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét