(1) Nước Nga bây giờ: Những gì thoáng thấy, chợt nghe | |
Tô Hoàng | |
..Mới 6g30 sáng (giờ Moskva) thức dậy vì không ngủ tiếp được, nắng đã vào tới tận giường. Cuối tháng bẩy, đầu tháng tám, cũng là cuối mùa hè Nga đây. Cũng giông giống khoảng thời gian tôi sang Nga du học vào mùa hè năm 1979.
Qua khung của sổ, nhận ngay ra ngôi sao và đỉnh tháp của Trường Đại học
Tổng hợp Lomonosov ( viết tắt là MGU ) –một trường đại học danh tiếng
nhất của Liên Bang Xô viết trước đây. Bấm chuông, gọi Tạ Duy Anh tụt thang xuống phố. Gặp ngay thứ nắng rất sáng mà dịu dàng, mát mẻ cùng thứ gió hây hẩy của mùa hè Nga.
Thì ra bọn mình được bố trí ở tại “ Khách sạn Trường Tổng hợp”xưa, nay
biến thành khách sạn của nhà thờ- một nơi ở bình thường tại Moskva (
cũng tới 100dollar một phòng/1 ngày đêm). Vẫn những cành táo lúc lỉu quả, vào thời điểm này quả đã ưng ửng chín. Vẫn đại lộ Lomonosov với xe buýt, xe buýt chạy điện lướt đi êm nhẹ, giữa hai hàng cây xanh. Cùng Tạ Duy Anh lững thững đi bộ sang bên kia đường, rẽ vào những khu vườn êm ả của Làng đại học MGU. Đang là thời điểm nghỉ hè.
Tiếc quá, trên những hàng ghế gỗ, vắng bóng “ những bà cụ Nga” tóc
vàng, tóc trắng bông sốp như những bó lanh; đôi mắt xanh biếc, trong veo
ẩn sau những cặp kính trắng ngồi cắm cúi đọc những cuốn sách dày cộp. “ Những bà cụ Nga” là cách gọi đùa của bọn sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam thôi.
Chứ làn da mịn màng, hồng đỏ; những đường cong gợi cảm và vẻ tươi mát
của các cô gái Nga này thì ngắm nhìn biết bao giờ cho no mắt.
Chả thế, đến Moskva chưa trọn một ngày vào mùa hè năm 1979 xa xôi ấy,
nhà văn 32 tuổi Nguyễn Khắc Phục đã tắp lự rút ngay được một khái quát: “
Pẹ nó, điều thấy được đầu tiên là ở xứ sở này đàn ông ra đàn ông, đàn
bà ra đàn bà!”.
Từ những năm tháng đầu của Perestroica do ông Mikhail Gorbachov khởi xướng- tức từ ngày tôi chuẩn bị rời Moskva về nước, đã trôi qua hơn 25 năm, tức hơn ¼ thế kỷ. Từ đó đến nay, vẫn có rất nhiều người Việt nam đi về với Moskva, với Nga. Riêng với tôi, nước Nga chỉ thỉnh thoảng hiện về trong những giấc mơ ngắn ngủi lúc chập sáng. Liên bang Xô viết tan rã. Chính biến Elsin. Putin lên nắm quyền. Biến động Checnya…Trước chuyến bay sang Moskva, có người bạn khuyên: “ Nên mang theo thuốc trợ tim, kẻo gặp lại cảnh xưa, người cũ rất dễ trụy tim mạch “.Tôi nói với Tạ Duy Anh và các đồng nghiệp trong đoàn nhà văn Việt nam sang Nga lần này: “ Dù mình ở Moskva, ở nước Nga lâu đến như vậy, nhưng chỉ có một nửa ký ức là niềm vui, là nỗi nhớ. Nửa còn lại là những buồn đau, nặng nề của những gì trải nghiệm và ngộ ra. Xin đừng quên mình là tác giả của cuốn tiểu thuyết “ Ngửa mặt kêu trời!” Tôi chúa ghét những ai chỉ qua mươi, mười lăm ngày tham quan, nhìn ngắm mọi thứ qua khung của xe, tầu đã vội vã tìm tới những khái quát, những đúc rút về một thể chế xã hội, về những đổi thay gốc rễ, về nhân tình thế thái.. của một quốc gia này, một dân tộc khác. Muốn hiểu biết cho đầy đủ, cho khách quan về một xứ sở, một thể chế- đâu là chuyện dễ? Và theo ý riêng tôi, phải có 2 yếu tố đầu tiên: Nghe được, nói được tiếng nói của nơi mình đến; rủng rẻng đồng tiền trong túi.. chứ không cần ăn mì gói độ nhật. Không nên làm bất cứ sự so sánh nào trong khoảng cách 25 năm, tức một phần tư thế kỷ. Tôi đã biến thành ông lão “ thất thập”, còn “các bà cụ Nga” ngày nào của tôi đã sấp sỉ trong ngoài 50..Tàn tạ, nẫu nát cả rồi! Mong bạn hiểu cho, những điều tôi ghi lại hầu bạn dưới đây chỉ là những gì tình cờ đập vào mắt, tính cờ thoáng nghe bên tai. Vậy thôi!
METRO Ở MOSKVA
Đến Saint-Peterbuorg không thu xếp được thời gian xuống metro là một thiệt thòi tôi không dám nói với các thành viên trong đoàn. Saint-Peterbuorg là thành phố của hàng trăm hòn đào. Vì thế khác với metro ở Moskva, đường hầm tầu điện ngầm ở thành phố này có nhiều đoạn đào dưới đáy kênh rạch, thậm chí đào dưới đáy biển. Trong vài ngày ở Moskva, tôi chỉ có đủ thời gian thăm lại các tuyến metro cũ. Như xưa và ít thay đổi. Ở ga Cách mạng và ga Du kích vẫn còn giữ nguyên những bức tượng đồng, tượng đá về những người lính thủy tấn công Cung điện Mùa đông; những anh thợ nắm chắc cây cờ đỏ trong tay, những chiến sỹ Hồng quân lăm lăm khẩu tiểu liên nòng gắn bộ phận giảm nhiệt, những nam nữ du kích của thời chiến tranh 1941-1945…Ở phần lớn các ga khác, những bức tượng bán thân anh thợ luyện thép, chị nông dân với bó lúa, anh lính hải quan…xếp dọc một bên đường ke đã bị phá bỏ. Cửa xuống, cũng là lối lên của nhiều ga thường là một mái vòm cao xưa kia thường vẽ một lá cờ đỏ búa liềm tung bay giữa bầu trời xanh ngắt nay cũng cũng đã cạo bỏ, chỉ còn một màu vôi trắng. Hệ thống thang máy lên xuống ga như cũ. Nhìn hàng tay vịn, tôi bỗng bồi hồi như thấy hiển hiện dấu vân tay của vài chục vạn con người Việt nam đã từng đặt tay vào đây, cả khi vui mừng, hớn hở lẫn những đêm mùa đông rét mướt, đi lùng sục hàng mà không kiếm được thứ hàng gì đáng giá, mệt nhọc trở về nơi ở. Vẫn những va gông như xưa. Cả tiếng bánh sắt rít trên đường, khi tăng tốc; cả hàng chữ viết trên cánh cửa ra, vào: “ Xin đừng dựa vào đây” vẫn như vậy. Tàu sắp chuyển bánh hoặc khi sắp tới ga vẫn là lời nhắc nhở sắp rời ga nào, sắp đến ga nào. Tầu chạy được một lát loa nhắc:” Mong quý khách làm một việc tốt.Hãy nhường ghế cho trẻ em, người già, người tàn tật, phụ nữ mang thai”. Đúng từng chữ, từng nhịp ngắt câu như hơn một phần tư thế kỷ trước đây. Hay vẫn là cái băng ghi sẵn ngày xưa, nay vẫn còn chạy tốt? Các ga Đồi Lênin, Kirov, Dgiecdinsky..đã mang tên khác. Người dân Moskva đáp tầu điện ngầm bây giờ ăn mặc không đẹp, không sang như thuở tôi du học nơi đây. Xưa kia là quần áo Jeal; mùa hè không cần tới áo da, áo lông, nhưng dù là tấm áo mỏng khoác ngoài cũng in rõ hàng hiệu của nước ngoài. Nay ăn vận tuềnh thoàng , giản dị hơn. Có cảm giác không ai cần phải giữ ý hoặc trưng diện. Nét mặt người đi tầu nom cũng âu lo, sầu muộn hơn, ngoại trừ đám nữ sinh tưng tưng tuổi trung học. Và điều này, nếu xưa kia 10 người ngồi trong toa thì có tới 8 đến 9 người cầm trên tay tờ báo hay cuốn sách.Nay, trong mỗi toa, chỉ còn 1, 2 người. Ở xứ sở của những Puskin, Tolstoi, của Dosoiecsky văn hóa đọc cũng đã nhường bước cho văn hóa nghe-nhìn và trăm thứ trò vui giải trí muôn màu, muôn vẻ khác rồi sao? Hay sách báo một thời đã bộc lộ thứ mật ngọt của sự phỉnh phờ, dối trá? Xưa kia, ít nhất là đối với thế hệ tôi, một trong những nét đẹp thường được ca ngợi của người Xô viết là họ rất ham đọc sách, đọc ở khắp mọi nơi, đọc khi dành được 15, 20 phút rảnh rỗi trên tầu , trên xe. Ở Nga lâu lâu, chính các bạn Nga lại hé lộ một bí mật khác của thói quen ham đọc này. Bạn Nga nói, từ chỗ ở đến nơi làm việc dân Moskva hay Leningrad ( tức Saint Peterbuorg ngày nay )người phải di chuyển trên xe buýt hoặc tầu điện ngầm cả tiếng đồng hồ. Tầu, xe đông người. Đứng thì mỏi chân mà vừa ngồi xuống đã có cụ già, trẻ em, bà bầu..sừng sững trước mặt.Chi bằng cứ dán mắt vào cuốn sách, tờ báo tận đến khi có ai vỗ vai nhắc nhở, phải nhường ghế mới chịu đứng lên. Bạn Nga cũng nói, cậu thông thạo tiếng Nga rồi, hãy để ý xem người đi tầu đi xe đọc sách gì, đọc báo nào mới? 10 tờ báo thì đến cả 11 tờ rập khuôn y chang giống nhau. Còn sách thì toàn tuyên truyền cho trận đánh bảo vệ Leningrad, phòng thù Moskva, Gagarin, Titov bay vào vụ trụ hoặc giải thích chính sách, luật lệ nhà nước Xô viết mới ban hành… Những văn hóa phẩm như vậy Nhà in in ra bán với giá rất rẻ. Đọc sách, báo trên tầu, trên xe hóa ra là đang thực hiện những cuộc chỉnh huấn tự giác. Hồi đó nghe vậy, biết vậy. Còn bây giờ vẫn tiêng tiếc vì người đi metro không còn hám đọc sách như ngày xưa.
Đường hầm chuyển từ ga nọ qua ga kia, lối bậc lên xuống vẫn là lớp đá lát cũ xưa bóng lọng vết chân người. Nom phong sương, giãi dầu. Nom lâu ngày không được cọ rửa, đánh bóng.
Thầm nghĩ trong đầu, phương tiện khoa học hiện đại chắc có thể tìm ra
vết chân của các đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần văn
Giàu ..lưu lại ở những lối đi này cũng nên?
Lối xuống mỗi nhà ga, dù là những ga mình đã đi vẹt gót giày như Triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân (VDNKH), Comsomon, Công viên Văn hóa, Tháng Mười, Đồi Lê nin, Trường Đại học Tổng hợp…bây giờ cũng khó nhận ra. Vì chen chúc những kiốt hàng ăn, hàng bán hoa tươi, hàng đồ uống, hàng bán quần áo, hàng thực phẩm.. Kinh tế tư nhân bung ra bất cần giữ lấy vẻ mỹ quan của mỗi cửa ga như xưa kia. Hai mươi nhăm năm trước, sẵn đồng xèng 5 xu, bỏ vào khe hở thùng sắt là thanh thản, thoái mái đặt chân lên hàng thang cuốn. Đi tầu, đi xe buýt không hề là mối bận tâm, ngay cả với người nghèo ở Moskva, ở Saint Peterburg. Bây giờ mua vé điện tử, một lần 25 rúp, 2 lần 50 rúp, 3 lần 75 rúp… Cứ 32 rúp đổi được 1 dollar. Hỏi chuyện cả người Nga lẫn người Việt được biết, muốn di chuyển ở Moskva, ở Saint Peterburg bây giờ cũng cần phải tính toán. Vèo một cái là mất 100 rúp, tức 3 dollar, tức bằng gia một bữa trưa tạm đủ chất. ( còn tiếp ) Ghi chú ảnh: Ảnh: Tác giả với nhà văn Nga Oleg Bavưkin trước Trụ sở Hội Nhà Văn Nga |
Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng bảo hiểm số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012
(1) Nước Nga bây giờ: Những gì thoáng thấy, chợt nghe
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét