Về hòa giải, hòa hợp và tính chất cuộc chiến tranh Việt Nam
FB Vũ Hoàng Linh - 2-5-2025 Có vẻ như, sau bài phát biểu gần đây của TBT Tô Lâm nhấn mạnh sự hòa giải – hòa hợp và cùng xây dựng một Việt Nam hùng cường thì càng có nhiều cuộc tranh luận trên mạng về hòa giải hòa hợp. Gần đây nhất, BBC có tổ chức một loạt bài về vấn đề này, từ một nghiên cứu độc lập với 100 người Việt Nam của TS. Nguyễn Phương Mai (ĐH Amsterdam, Hà Lan). Đáng tiếc là BBC tiếng Việt (và cả tiếng Anh) vẫn bị chặn ở Việt Nam nên bạn đọc muốn đọc loạt bài này sẽ phải vượt tường lửa. Có lẽ một trong những việc Việt Nam nên làm trong quá trình hòa giải này là mở tường lửa này, để người Việt Nam có thể dễ dàng truy cập trang tin chính thức của chính phủ Anh quốc, một đối tác chiến lược của Việt Nam.
Nếu bàn về chủ đề này thì có lẽ sẽ không có hồi kết với những tranh cãi bất tận dễ trở thành sự thóa mạ lẫn nhau. Do vậy, mình mong những người tham gia comment nên kiềm chế và tránh quy kết đối phương.
Ở đây, mình xin đi vào vài ý. Hãy nói về hòa giải trước, vì nếu không có hòa giải thì không thể có hòa hợp.
Thứ nhất, là hòa giải – hòa hợp có cần không? Trừ một số rất ít, còn mình thấy đa số mọi người đều đồng ý hòa giải và hòa hợp là cần thiết và góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc. Sự khác biệt chủ yếu là ở những câu sau: hòa giải -hòa hợp với ai, dựa trên điều kiện gì…
Thứ hai, hòa giải – hòa hợp với ai. Rõ ràng khi nói hòa giải-hòa hợp, chúng ta nói tới sự hòa giải giữa những người Việt Nam với nhau. Vì với các cựu thù ngày xưa thì quá trình đó đã được cởi mở từ lâu rồi.
Nhưng ở đây, các ý kiến bắt đầu khác biệt, mà thường là nhiều người bên thắng cuộc sẽ chỉ chấp nhận hòa giải, hòa hợp nếu bên thua cuộc nhận họ là phe xấu, tay sai cho đế quốc và phải bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi… Ngược lại, bên thua cuộc sẽ chỉ chấp nhận hòa giải nếu bên thắng cuộc thừa nhận về việc đã đối xử tệ với họ (bên thua cuộc) trong quá khứ, cũng như tỏ ra thiện chí trong việc công nhận phần nào tính hợp lệ và hợp pháp của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (VNCH), hay thừa nhận quyền lên tiếng của họ.
Nhưng đến đây thì vấn đề sẽ trở nên không thể giải quyết được, vì nó được coi là đụng tới danh dự của các bên và tới ý nghĩa của cuộc chiến. Tức là bên thắng cuộc không thể thừa nhận điều đó vì nó sẽ đi ngược lại tất cả các sách giáo khoa cũng như giáo dục chính trị, lịch sử, tuyên truyền… trong 80 năm qua.
Thứ ba, và câu hỏi này quan trọng hơn, có thể hòa giải – hòa hợp nếu chúng ta không nhất quyết rằng cuộc chiến tranh đó chỉ có một tính chất không. Cách hiểu phổ quát của bên thắng cuộc là đây là chiến tranh giải phóng dân tộc, chống Mỹ cứu nước và bên thua cuộc là “bè lũ tay sai ngoại bang”. Còn cách hiểu của bên thua cuộc thì cuộc chiến có hai tính chất: nội chiến giữa hai phe cộng sản và chống cộng sản cùng ở Việt Nam và chiến tranh ủy nhiệm giữa hai phe cộng sản và chống cộng sản trên quy mô toàn cầu.
Và đến đây thì vấn đề hoàn toàn bế tắc, không thể giải quyết. Bên thắng cuộc không thể bắt tay với “bọn tay sai ngoại bang” còn bên thua cuộc không thể chấp nhận việc những mất mát và cả danh dự của mình đều không được thừa nhận.
Một điều đáng ngạc nhiên là ở các quốc gia khác trên thế giới, quá trình hòa giải dân tộc không đến nỗi khó khăn như thế. Ví dụ ở những nước như Rwanda hay Campuchia, nơi diễn ra nạn diệt chủng giữa sắc tộc này hay sắc tộc kia hay giữa các giai cấp, các lực lượng chính trị thì quá trình hòa giải đều khá êm thấm. Hay ở Nam Phi sau giai đoạn apartheid cũng vậy, hoặc ở các nước Nam Mỹ sau giai đoạn độc tài quân sự…
Nếu bàn về chủ đề này thì có lẽ sẽ không có hồi kết với những tranh cãi bất tận dễ trở thành sự thóa mạ lẫn nhau. Do vậy, mình mong những người tham gia comment nên kiềm chế và tránh quy kết đối phương.
Ở đây, mình xin đi vào vài ý. Hãy nói về hòa giải trước, vì nếu không có hòa giải thì không thể có hòa hợp.
Thứ nhất, là hòa giải – hòa hợp có cần không? Trừ một số rất ít, còn mình thấy đa số mọi người đều đồng ý hòa giải và hòa hợp là cần thiết và góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc. Sự khác biệt chủ yếu là ở những câu sau: hòa giải -hòa hợp với ai, dựa trên điều kiện gì…
Thứ hai, hòa giải – hòa hợp với ai. Rõ ràng khi nói hòa giải-hòa hợp, chúng ta nói tới sự hòa giải giữa những người Việt Nam với nhau. Vì với các cựu thù ngày xưa thì quá trình đó đã được cởi mở từ lâu rồi.
Nhưng ở đây, các ý kiến bắt đầu khác biệt, mà thường là nhiều người bên thắng cuộc sẽ chỉ chấp nhận hòa giải, hòa hợp nếu bên thua cuộc nhận họ là phe xấu, tay sai cho đế quốc và phải bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi… Ngược lại, bên thua cuộc sẽ chỉ chấp nhận hòa giải nếu bên thắng cuộc thừa nhận về việc đã đối xử tệ với họ (bên thua cuộc) trong quá khứ, cũng như tỏ ra thiện chí trong việc công nhận phần nào tính hợp lệ và hợp pháp của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (VNCH), hay thừa nhận quyền lên tiếng của họ.
Nhưng đến đây thì vấn đề sẽ trở nên không thể giải quyết được, vì nó được coi là đụng tới danh dự của các bên và tới ý nghĩa của cuộc chiến. Tức là bên thắng cuộc không thể thừa nhận điều đó vì nó sẽ đi ngược lại tất cả các sách giáo khoa cũng như giáo dục chính trị, lịch sử, tuyên truyền… trong 80 năm qua.
Thứ ba, và câu hỏi này quan trọng hơn, có thể hòa giải – hòa hợp nếu chúng ta không nhất quyết rằng cuộc chiến tranh đó chỉ có một tính chất không. Cách hiểu phổ quát của bên thắng cuộc là đây là chiến tranh giải phóng dân tộc, chống Mỹ cứu nước và bên thua cuộc là “bè lũ tay sai ngoại bang”. Còn cách hiểu của bên thua cuộc thì cuộc chiến có hai tính chất: nội chiến giữa hai phe cộng sản và chống cộng sản cùng ở Việt Nam và chiến tranh ủy nhiệm giữa hai phe cộng sản và chống cộng sản trên quy mô toàn cầu.
Và đến đây thì vấn đề hoàn toàn bế tắc, không thể giải quyết. Bên thắng cuộc không thể bắt tay với “bọn tay sai ngoại bang” còn bên thua cuộc không thể chấp nhận việc những mất mát và cả danh dự của mình đều không được thừa nhận.
Một điều đáng ngạc nhiên là ở các quốc gia khác trên thế giới, quá trình hòa giải dân tộc không đến nỗi khó khăn như thế. Ví dụ ở những nước như Rwanda hay Campuchia, nơi diễn ra nạn diệt chủng giữa sắc tộc này hay sắc tộc kia hay giữa các giai cấp, các lực lượng chính trị thì quá trình hòa giải đều khá êm thấm. Hay ở Nam Phi sau giai đoạn apartheid cũng vậy, hoặc ở các nước Nam Mỹ sau giai đoạn độc tài quân sự…
Thường ở các nước này, sau giai đoạn xung đột đẫm máu, người ta sẽ thành lập các Hội đồng hay Ủy ban Hòa giải dân tộc với sự tham gia của nhiều bên, nhiều tiếng nói, nơi không chỉ nạn nhân mà cả thủ phạm cũng có cơ hội phát biểu… Vai trò của những vị lãnh tụ chính trị hay tôn giáo cũng rất quan trọng trong tiến trình này (như ở Nam Phi).
Cũng có những án xử với những tên tội phạm ghê tởm nhất (chỉ với một số rất ít), nhưng mọi người đều hiểu đó là hình phạt của công lý và đó là một thứ công lý toàn dân chứ không phải sự trả thù hay thứ công lý của kẻ thắng. Và chỉ vài năm sau, hầu như không ai nhắc đến những thảm kịch từng đã xảy ra giữa họ. Còn ở Việt Nam, 50 năm và tiếp tục đếm…
Ở Việt Nam, sự vướng víu trong quá trình hòa giải là ở chỗ, mặc dù đây là cuộc chiến có số người chết của hai phe mỗi bên lên tới cả triệu người (chưa kể cả triệu dân thường), nhưng diễn ngôn phổ biến vẫn là kháng Mỹ cứu nước (dù số người Mỹ chết chỉ hơn năm vạn người). Mình hoàn toàn không phản đối diễn ngôn này khi số lượng người Mỹ có mặt tham chiến ở Việt Nam có lúc lên tới 50 vạn người (mặc dù sự có mặt của họ là do lời mời của chính quyền VNCH).
Ở Việt Nam, sự vướng víu trong quá trình hòa giải là ở chỗ, mặc dù đây là cuộc chiến có số người chết của hai phe mỗi bên lên tới cả triệu người (chưa kể cả triệu dân thường), nhưng diễn ngôn phổ biến vẫn là kháng Mỹ cứu nước (dù số người Mỹ chết chỉ hơn năm vạn người). Mình hoàn toàn không phản đối diễn ngôn này khi số lượng người Mỹ có mặt tham chiến ở Việt Nam có lúc lên tới 50 vạn người (mặc dù sự có mặt của họ là do lời mời của chính quyền VNCH).
Nhưng bên cạnh diễn ngôn đó thì tại sao lại không thể tồn tại các diễn ngôn khác như nội chiến hay chiến tranh ủy nhiệm? Tại sao chúng ta cứ nhất quyết chỉ có một diễn ngôn, một cách kể chuyện cho một cuộc chiến tranh quá phức tạp và nhiều sắc thái, nơi có sự tham gia của quân đội hay cố vấn quân sự từ ít nhất 10 quốc gia?
Với việc chấp nhận có nhiều diễn ngôn cùng tồn tại, chúng ta sẽ cởi mở hơn và chấp nhận việc có nhiều “sự thật” khác nhau, nhiều thứ “lịch sử”. Và đó mới thực sự là cơ hội để có thể mở lòng hơn, để có thể thực sự nói và thực sự lắng nghe, chia sẻ ý kiến và cảm xúc mà không sợ hãi hay hằn học. Và điều đó là cần thiết, với người đã chết và cả người còn sống. Bởi lẽ một dân tộc mà chia rẽ là một dân tộc yếu. Trong quá khứ, chúng ta đã phải trả giá quá đắt cho sự chia rẽ này rồi – bởi lý do nào mà chúng ta lại có một cuộc chiến 20 năm nếu như không thực sự là có một sự chia rẽ rất lớn trong lòng dân tộc?
Và hòa giải ở đây không chỉ là việc chính quyền hòa giải với người “Cali”, hay những Việt kiều đang sống ở nước ngoài và con cháu họ; giữa “bò đỏ” với “bò vàng”; mà còn là giữa những phần tâm thức còn bị phân mảnh của tâm thức dân tộc Việt Nam dù những người Việt Nam đang sống ở đâu. Chừng nào tâm thức đó còn chia cắt thì hội chứng “chiến tranh chống Mỹ” sẽ còn mưng mủ, mà bao nhiêu diễn văn hay màn trình diễn hoành tráng cũng không thể nào giúp các vết thương đó lành được.
Với việc chấp nhận có nhiều diễn ngôn cùng tồn tại, chúng ta sẽ cởi mở hơn và chấp nhận việc có nhiều “sự thật” khác nhau, nhiều thứ “lịch sử”. Và đó mới thực sự là cơ hội để có thể mở lòng hơn, để có thể thực sự nói và thực sự lắng nghe, chia sẻ ý kiến và cảm xúc mà không sợ hãi hay hằn học. Và điều đó là cần thiết, với người đã chết và cả người còn sống. Bởi lẽ một dân tộc mà chia rẽ là một dân tộc yếu. Trong quá khứ, chúng ta đã phải trả giá quá đắt cho sự chia rẽ này rồi – bởi lý do nào mà chúng ta lại có một cuộc chiến 20 năm nếu như không thực sự là có một sự chia rẽ rất lớn trong lòng dân tộc?
Và hòa giải ở đây không chỉ là việc chính quyền hòa giải với người “Cali”, hay những Việt kiều đang sống ở nước ngoài và con cháu họ; giữa “bò đỏ” với “bò vàng”; mà còn là giữa những phần tâm thức còn bị phân mảnh của tâm thức dân tộc Việt Nam dù những người Việt Nam đang sống ở đâu. Chừng nào tâm thức đó còn chia cắt thì hội chứng “chiến tranh chống Mỹ” sẽ còn mưng mủ, mà bao nhiêu diễn văn hay màn trình diễn hoành tráng cũng không thể nào giúp các vết thương đó lành được.
Bình luận trên FB:
https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Farticles%2Fceqre0519llo%3Ffbclid%3DIwZXh0bgNhZW0CMTAAYnJpZBExakF3MGRLMVVlbnFOQWFrWQEerbqySlzP2C29RQ2lIt2CV371lo12wYySGEkD7yW_c6NVK4Z_TR30bFEv1DA_aem_O7MHMB0Wt96TP6l3sNYOtw&h=AT005V8pB0yCrzjrQW48lVRbjNg6ikFIKEaugEFpD8wKhDoVb0BOjChL8BsBXKdffgS-ptQtsnvvgo_bi9IMQrH9zAwf9XYFw5B8ktri3W0_EjJG9E008THwBFBwYuwqYa7lPpLB3GiWu-Bd&__tn__=R]-R&c[0]=AT06rAzJh-3_X5Wi7DqrMoIFZ80aujPGvVxraI3P57dtCEAky5YK_aapPaEriOD_UpB2N-pyZscmZH5ds4VOYhI3YVxhivSCbOFMILl-2uttoU-t_HsSITojdkQGmfqIFcan48-yaQdrnQHw2r5fXwIGKf5fOe4l76eTbGmwoI_9oR0PsfBM7JI
Hi Yami
![]()
![]()
Mình hoàn toàn trân trọng những hy sinh to lớn của hàng triệu chiến sỹ đã ngã xuống của "bên thắng cuộc" và nỗi đau hàng trăm ngàn bà mẹ VN mất con trong chiến tranh, nhưng cần nhìn nhận rằng nỗi đau ấy thuộc về cả dân tộc, nó là nỗi đau mất mát từ cả 2 bên, không phân biệt Bắc hay Nam, dù ở phía nào, máu xương đổ xuống đều để lại thương tích sâu sắc cho biết bao gia đình, bao thế hệ, họ là đồng bào, cùng 1 mẹ VN. Nếu chỉ tôn vinh sự hy sinh của một bên và phủ nhận mất mát, nỗi đau của bên còn lại, thậm chí quy kết họ là “giặc”, thì đó chính là tự tạo thêm chia rẽ, thù hận, lặp đi lặp lại quá nhiều lần rồi, thì 50 năm hay 100 năm nữa cũng chỉ là thù hận, đừng mong gì hòa giải rồi đến hòa hợp!!! Miền Nam hay miền Bắc, ai cũng có người thân ra trận vì nghĩa vụ, theo lời kêu gọi bảo vệ quê hương mình, cũng xứng đáng được cảm thông như nhau. Hòa giải, hòa hợp không thể đến nếu trong lòng vẫn còn tư tưởng chụp mũ, còn đóng khung vào quá khứ, bị tuyên truyền ăn sâu vào tâm não, để rồi định kiến đến mức ko còn biết lắng nghe, ko có sự thấu hiểu, ko cần tôn trọng những mất mát từng có của nhiều phía thì vô phương cứu chữa rồi... lịch sử cần được khép lại bằng tình người, bằng sự bao dung, đoàn kết, chỉ có như vậy mới mong tạo nền tảng cho một tương lai VN thực sự vươn mình, lớn mạnh trong kỹ nguyên mới, như ông TBT đã nói nhiều lần, và mới nói lại chủ đề này cách đây chỉ 1 ngày thôi!
Xem tất cả 10 phản hồi
Xem tất cả 3 phản hồi
Xem tất cả 4 phản hồi
Xem tất cả 20 phản hồi
Xem 1 phản hồi
Xem tất cả 4 phản hồi
Xem 1 phản hồi
Xem tất cả 2 phản hồi
Xem 1 phản hồi
Xem tất cả 7 phản hồi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét