Không cần phải ra lời kêu gọi “toàn dân thi đua làm giàu”
Thái Hạo 19-5-2025 = Lòng ham muốn tài sản – tiền của, vốn là bản năng của con người, nó đã luôn luôn và thường trực tự “phát động” trong mỗi cá nhân rồi; vì thế tôi nghĩ không cần phải ra lời kêu gọi nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: Phạm Thắng)
Một khi đã hiểu rằng, con người, từ trong bản năng mạnh nhất của nó, là luôn khao khát làm giàu, thì lúc ấy công việc của nhà nước phải là tập trung tạo ra cơ hội, sự an toàn và lành mạnh cho cái khát vọng ấy. Đó là câu chuyện của hoạch định chính sách, tạo công ăn việc làm, mở ra các điều kiện để người dân làm ăn chân chính, có thu nhập xứng đáng và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Hãy nhìn vào thực tế, như các các làng quê bây giờ, ngoài một bộ phận trung niên là đi làm công nhân trong các nhà máy xí nghiệp của các công ty gia công nước ngoài với đầy những thiệt thòi về điều kiện lao động và thu nhập, thì hầu hết thanh niên đều vắng bóng, chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Họ đang đi kiếm ăn đấy, tha hương cầu thực. Họ muốn giàu lắm, nhưng chắc không dám nghĩ tới, vì được bữa sáng đã lo bữa chiều còn chưa xong. Các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn… đầy nhóc người ngoại tỉnh, cuộc sống tạm bợ, đắp đổi tuồng như không có ánh sáng, nhưng họ vẫn đi, phải đi, đi mãi… Làm thuê trong nước, nói vậy nhưng không phải ai muốn cũng được nhận.
Rồi đi xuất khẩu lao động, để lại con thơ ở quê nhà, xếp hàng dằng dặc từ năm này qua năm khác, mong được tư bản Hàn Quốc, Nhật Bản và thế giới “bóc lột”. Không ít người phải tìm cách vượt biên đi lao động bất hợp pháp ở nhiều quốc gia. Vụ 39 người trong container năm nọ là một bằng chứng hùng hồn cho “phong trào” làm giàu đau đớn mà không cần phát động đó.
Không người Việt nào ngồi yên cả. Những ai không còn sức để đi xa thì cày cuốc nhặt nhạnh trên đồng, đổ mồ hôi trán, rán mồ hôi… đít, mong kiến miếng ăn qua ngày.
Ai cũng sẵn cái khao khát làm giàu, nhưng làm gì để giàu thì không biết. Đồng ruộng thì nhỏ hẹp, được mùa mất giá, được giá mất mùa. Trung Quốc đóng cửa thì lợn, dưa, sầu riêng, thanh long… đổ thối ở cửa khẩu. Trồng vài sào lúa để ăn thì khi thu về, trừ tiền máy cày, máy gặt, phân tro, giống má, thuốc thang, thấy âm cả triệu đồng. Nuôi gà nuôi lợn thì sau khi xuất chuồng, mang tiền đến tiệm cám thanh toán, không đủ, vì cám đắt quá. Bán gian hàng tạp hóa thì hôm nay thị trường vào, ngày mai phòng cháy tới, bữa nọ thực phẩm ghé…, để làm gì thì ai cũng biết. Sắm cái xe chạy trên đường thì xăng cao, phạt nặng, BOT nhiều…
Thế là đổ phân hóa học và thuốc trừ sâu ngập đồng, vượt biên đi làm chui, bán hàng giả, chở quá tải và mãi lộ, lừa đảo đầu tư, lừa đảo online… Rồi hàng nghìn tấn thực phảm giả được sản xuất để bán cho hàng triệu người, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sống dở chết dở, ngửa mặt lên trời mà than “Ai cho tao lương thiện”!
Nhà nước phải có hoạch định chính sách để người nông dân sống được bằng đất đai trồng tỉa, công nhân có thu nhập tốt, doanh nghiệp phát triển bền vững. Phải tạo ra được công ăn việc làm để nông thôn không còn được mùa mất giá được giá mất mùa, để đất đai không còn bị hủy diệt bởi phân hóa học và thuốc trừ sâu, để người dân không còn phải tha hương cầu thực, để công nhân được làm việc trong điều kiện lao động xứng đáng với hai chữ “con người”, để các hộ buôn bán nhỏ và doanh nghiệp không còn bị vòi vĩnh và bắt nạt…
Cái máu kiếm tiền và làm giàu luôn sục sôi trong huyết quản người dân, nhưng ruộng thì đang bị lấp dần để phân lô bán nền, nhà xưởng như lò than, tăng ca tối mắt tối mũi, chạy chiếc xe ra đường thì nơm nớp, gặp chuyện không biết kêu ai, đi làm cái giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất mà mấy đời đã sinh sống, nhưng chạy hết cửa này đến cửa khác, tiền bỏ ra đã mấy chục, nhưng vài năm không xong. Nghèo lại càng nghèo, khổ lại càng khổ.
Giờ là lúc phải hành động rồi, không còn thời gian để “phát động phong trào” nữa.
Dù nóng lòng và âu lo, tôi vẫn hi vọng vào cuộc cải cách lần này, với “bộ tứ trụ cột”: Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Nghị quyết 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; Nghị quyết 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật; Nghị quyết 68 về phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân.
Và theo tôi, trong bốn trụ cột này, công tác xây dựng, thi hành pháp luật phải đóng vai trò nền tảng, quyết định và dẫn dắt đất nước đi lên con đường văn minh. Xã hội cần phát triển, người dân cần giàu có, nhưng tất cả chỉ có ý nghĩ khi được đặt trên nền móng của sự công bằng, bình đẳng, tử tế, an toàn và tôn trọng.
Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu
18/05/2025 (VTC News) - Thủ tướng cho biết Chính phủ giao Bộ Nội vụ chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi trình bày chuyên đề "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 68" tại hội nghị toàn quốc sáng 18/5.
Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
"Sau khi có nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân thì phải phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên cả nước. Như Tổng Bí thư Tô Lâm nói: mọi người, mọi nhà, mọi gia đình, tất cả các thành phần kinh tế phải tham gia vào thì chúng ta mới làm được", Thủ tướng nhấn mạnh.
Hãy nhìn vào thực tế, như các các làng quê bây giờ, ngoài một bộ phận trung niên là đi làm công nhân trong các nhà máy xí nghiệp của các công ty gia công nước ngoài với đầy những thiệt thòi về điều kiện lao động và thu nhập, thì hầu hết thanh niên đều vắng bóng, chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Họ đang đi kiếm ăn đấy, tha hương cầu thực. Họ muốn giàu lắm, nhưng chắc không dám nghĩ tới, vì được bữa sáng đã lo bữa chiều còn chưa xong. Các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn… đầy nhóc người ngoại tỉnh, cuộc sống tạm bợ, đắp đổi tuồng như không có ánh sáng, nhưng họ vẫn đi, phải đi, đi mãi… Làm thuê trong nước, nói vậy nhưng không phải ai muốn cũng được nhận.
Rồi đi xuất khẩu lao động, để lại con thơ ở quê nhà, xếp hàng dằng dặc từ năm này qua năm khác, mong được tư bản Hàn Quốc, Nhật Bản và thế giới “bóc lột”. Không ít người phải tìm cách vượt biên đi lao động bất hợp pháp ở nhiều quốc gia. Vụ 39 người trong container năm nọ là một bằng chứng hùng hồn cho “phong trào” làm giàu đau đớn mà không cần phát động đó.
Không người Việt nào ngồi yên cả. Những ai không còn sức để đi xa thì cày cuốc nhặt nhạnh trên đồng, đổ mồ hôi trán, rán mồ hôi… đít, mong kiến miếng ăn qua ngày.
Ai cũng sẵn cái khao khát làm giàu, nhưng làm gì để giàu thì không biết. Đồng ruộng thì nhỏ hẹp, được mùa mất giá, được giá mất mùa. Trung Quốc đóng cửa thì lợn, dưa, sầu riêng, thanh long… đổ thối ở cửa khẩu. Trồng vài sào lúa để ăn thì khi thu về, trừ tiền máy cày, máy gặt, phân tro, giống má, thuốc thang, thấy âm cả triệu đồng. Nuôi gà nuôi lợn thì sau khi xuất chuồng, mang tiền đến tiệm cám thanh toán, không đủ, vì cám đắt quá. Bán gian hàng tạp hóa thì hôm nay thị trường vào, ngày mai phòng cháy tới, bữa nọ thực phẩm ghé…, để làm gì thì ai cũng biết. Sắm cái xe chạy trên đường thì xăng cao, phạt nặng, BOT nhiều…
Thế là đổ phân hóa học và thuốc trừ sâu ngập đồng, vượt biên đi làm chui, bán hàng giả, chở quá tải và mãi lộ, lừa đảo đầu tư, lừa đảo online… Rồi hàng nghìn tấn thực phảm giả được sản xuất để bán cho hàng triệu người, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sống dở chết dở, ngửa mặt lên trời mà than “Ai cho tao lương thiện”!
Nhà nước phải có hoạch định chính sách để người nông dân sống được bằng đất đai trồng tỉa, công nhân có thu nhập tốt, doanh nghiệp phát triển bền vững. Phải tạo ra được công ăn việc làm để nông thôn không còn được mùa mất giá được giá mất mùa, để đất đai không còn bị hủy diệt bởi phân hóa học và thuốc trừ sâu, để người dân không còn phải tha hương cầu thực, để công nhân được làm việc trong điều kiện lao động xứng đáng với hai chữ “con người”, để các hộ buôn bán nhỏ và doanh nghiệp không còn bị vòi vĩnh và bắt nạt…
Cái máu kiếm tiền và làm giàu luôn sục sôi trong huyết quản người dân, nhưng ruộng thì đang bị lấp dần để phân lô bán nền, nhà xưởng như lò than, tăng ca tối mắt tối mũi, chạy chiếc xe ra đường thì nơm nớp, gặp chuyện không biết kêu ai, đi làm cái giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất mà mấy đời đã sinh sống, nhưng chạy hết cửa này đến cửa khác, tiền bỏ ra đã mấy chục, nhưng vài năm không xong. Nghèo lại càng nghèo, khổ lại càng khổ.
Giờ là lúc phải hành động rồi, không còn thời gian để “phát động phong trào” nữa.
Dù nóng lòng và âu lo, tôi vẫn hi vọng vào cuộc cải cách lần này, với “bộ tứ trụ cột”: Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Nghị quyết 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; Nghị quyết 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật; Nghị quyết 68 về phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân.
Và theo tôi, trong bốn trụ cột này, công tác xây dựng, thi hành pháp luật phải đóng vai trò nền tảng, quyết định và dẫn dắt đất nước đi lên con đường văn minh. Xã hội cần phát triển, người dân cần giàu có, nhưng tất cả chỉ có ý nghĩ khi được đặt trên nền móng của sự công bằng, bình đẳng, tử tế, an toàn và tôn trọng.
------------------------------
Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu
18/05/2025 (VTC News) - Thủ tướng cho biết Chính phủ giao Bộ Nội vụ chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi trình bày chuyên đề "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 68" tại hội nghị toàn quốc sáng 18/5.
Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
"Sau khi có nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân thì phải phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên cả nước. Như Tổng Bí thư Tô Lâm nói: mọi người, mọi nhà, mọi gia đình, tất cả các thành phần kinh tế phải tham gia vào thì chúng ta mới làm được", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thương trường là chiến trường, doanh nhân phải là chiến sĩ
Thủ tướng cho biết, một trong những quan điểm chỉ đạo được đề cập tại Nghị quyết số 68 là phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài; cần được cụ thể hoá trong các chiến lược, chính sách phát triển của đất nước; nhằm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, kích hoạt, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong Nhân dân cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế.
"Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân. Trong tổng kết những năm Đổi mới hay trong quá trình lãnh đạo cách mạng của chúng ta thì cũng tổng kết một trong những kinh nghiệm là Nhân dân làm nên lịch sử", Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu rõ, cần xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân, coi doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
"Thương trường là chiến trường thì doanh nhân phải là chiến sĩ", người đứng đầu Chính phủ nói.
Theo Thủ tướng, có như vậy mới đảm bảo kinh tế tư nhân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực; đảm bảo doanh nhân, doanh nghiệp được tôn trọng, được tôn vinh; đảm bảo danh dự cho doanh nhân, doanh nghiệp nếu như làm đúng vì sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Một quan điểm chỉ đạo nữa được Thủ tướng đề cập là tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bảo đảm khả năng cạnh tranh khu vực, toàn cầu; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, làm giàu hợp pháp, đóng góp cho đất nước.
"Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nên nền tảng vững chắc thúc đẩy kinh tế tư nhân, phát huy vai trò của kinh tế tư nhân tham gia vào các nhiệm vụ quan trọng của đất nước, chiến lược phát triển của quốc gia vươn tầm khu vực", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nêu rõ việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, kiến tạo của Nhà nước, lấy doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể; tôn vinh, cổ vũ, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.
"Chúng ta làm sao thổi hồn, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ doanh nhân" chiến đấu quên mình vì Tổ quốc, hy sinh vì Tổ quốc. Như thế mới thành công được", Thủ tướng khẳng định.
Một số nơi nói đến kinh tế tư nhân là xin - cho
Khái quát quá trình phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong gần 40 năm qua, Thủ tướng cho rằng có 5 giai đoạn.
Gồm: giai đoạn 1986-1999 (hình thành và được thừa nhận); giai đoạn 2000-2005 (khởi sắc với Luật Doanh nghiệp); giai đoạn 2006-2015 (hội nhập và mở rộng); giai đoạn 2016-2024 (khởi nghiệp bùng nổ và là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế); giai đoạn từ năm 2025 trở đi (định hướng phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế tự chủ, bền vững).
Người đứng đầu Chính phủ nhận định, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; là kênh huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; tạo việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; thúc đẩy hội nhập quốc tế…
Thủ tướng cũng dẫn số liệu từ khoảng 5.000 doanh nghiệp năm 1990 lên 50.000 doanh nghiệp năm 2000, rồi 200.000 năm 2025 (gấp 40 lần sau 15 năm) và đến nay có gần 1.000.000 doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế.
"Đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển lớn mạnh, tinh thần kinh doanh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, ngay cả trong những thời kỳ khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, các doanh nghiệp, doanh nhân vẫn nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng", Thủ tướng ghi nhận.
Kinh tế tư nhân đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP, sử dụng bình quân hơn 43,5 triệu lao động, chiếm hơn 82% tổng số lao động có việc làm trong nền kinh tế; tỷ trọng vốn đầu tư của kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, từ 44% năm 2010 lên 56% năm 2024; đóng góp hơn 30% tổng thu ngân sách Nhà nước, khoảng 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế của khu vực tư nhân, trong đó khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, nội lực và chưa đóng góp xứng đáng cho kinh tế quốc gia.
Theo đó, mục tiêu 1.500.000 doanh nghiệp và đóng góp 55% GDP vào năm 2025 vẫn chưa đạt được; gần 98% doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa, siêu nhỏ (gần 70% quy mô siêu nhỏ), sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế…
Đáng nói, một bộ phận doanh nghiệp tư nhân chưa nghiêm túc tuân thủ pháp luật, thông tin chưa minh bạch, thiếu tầm nhìn chiến lược; đạo đức, văn hóa kinh doanh còn hạn chế (cạnh tranh thiếu lành mạnh, sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm hợp đồng…).
Một số doanh nghiệp tư nhân còn tham gia vào buôn lậu, trốn thuế, thao túng thị trường, găm hàng, đội giá… Công tác quản lý hộ kinh doanh cá thể còn nhiều hạn chế, bất cập.
Người đứng đầu Chính phủ cũng thừa nhận thể chế, pháp luật vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", gây cản trở phát triển kinh tế tư nhân. Thủ tục hành chính còn vướng mắc, đơn cử như chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2023 xếp hạng 70/190 quốc gia, thấp hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore...
Cạnh đó, một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, thiếu tính khả thi chưa được bãi bỏ, sửa đổi kịp thời; thủ tục đầu tư, kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn phức tạp, thiếu minh bạch; một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân khó thực hiện như hỗ trợ đầu tư nghiên cứu phát triển, ưu đãi thuế, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp…
"Tư duy, nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức còn mang nặng tính "xin - cho"; còn tình trạng thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, tiếp tay cho tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí", Thủ tướng nêu thực tế.
https://vtcnews.vn/thu-tuong-se-phat-dong-phong-trao-toan-dan-thi-dua-lam-giau-ar943777.html?fbclid=IwY2xjawKXi6tleHRuA2FlbQIxMABicmlkETFQM3dkS3lRWnZMd0VKTVFQAR6uBrz0UoRo2I9UNfKJ3rmmFOoO0dX3SAAEdnGsu7--ZiW5wn7jXP7fYD-Rag_aem_t6OdyCJeUvzyMhvRuJ40Ww
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét