Ba đặc điểm của tâm lý học về kêu gọi một đám đông
“Tại sao số người biểu tình vì những vấn đề hệ trọng của dân tộc lại không bằng một trận thể thao”? Để hiểu hơn về hiện tượng này chúng ta cần phải hiểu về bản chất tâm lý học đám đông. Tôi từng xem một video khá ấn tượng trên mạng xã hội. Một nhóm các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm tại một siêu thị. Ban đầu, họ gồm 5 người nắm tay nhau thành vòng tròn, hò hét inh ỏi và kêu gọi mọi người tham gia. Ban đầu tưởng như không ai chư ý đến nhóm “hooligan” này. Nhưng chỉ vài phút sau có vài người đến nắm tay họ xếp thành vòng tròn. Dần dần, vòng tròn đó ngày càng rộng hơn và càng nhiều người tham gia hơn dù không ai rõ mục đích thực sự của đám đông này.
Qua video này, chúng ta có thể có một số kết luận thú vị về tâm lý học về kêu gọi một đám đông.
Ba đặc điểm của tâm lý học về kêu gọi một đám đông
Thứ nhất, con người luôn thèm khát cảm giác cộng đồng. Con người luôn có khao khát được hòa nhập với nhau. Mọi người trong đám đông tại siêu thị đều không biết rõ mục đích thực sự của đám đông là gì. Tuy nhiên, họ đều có mong ước được giải tỏa áp lực, căng thẳng, được hòa nhập với nhau. Điều này có thể lý giải cho dòng người đổ xuống đường ăn mừng chiến thắng U23 Việt Nam. Không phải ai cũng thực sự thích bóng đá, cũng chẳng phải ai cũng cảm thấy sự kiện U23 chiến thắng thực sự quan trọng lắm. Nhưng hầu hết người đổ xuống đường để tìm đến thỏa mãn cá nhân.
Trong văn phẩm 1984, nhà văn Geogre Orwell đã tưởng tượng ra một thế giới cộng sản nơi con người gặp gỡ và trao đổi khó khăn đến thế nào. Thật vậy, tại các nước độc tài, xã hội dân sự thường bị bóp chết trước khi được nhen nhóm hình thành. Ý niệm về “cộng đồng” hay “xã hội” trở thành một không gian gò bó, độc đoán về ý thức hệ và đầy nguy hiểm. Từ đó, con người bị cấm, cản trở hoặc không được khuyến khích tham gia, thành lập các tổ chức. Chúng ta bị cô lập với nhau, mối quan hệ giữa người với người trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Sự kiện người đổ xuống đường ăn mừng U23 Việt Nam dành chiến thắng thực tế chỉ là cái cớ để con người hòa nhập, cùng hàn gắn và tìm lại cảm giác cộng đồng. Tuy mình phản đối những hành vi ăn mừng một cách thái quá và vô văn hóa, nhưng nhìn chung đây vẫn là một dấu hiệu tích cực.
Thứ hai, trong đám đông tồn tại tâm lý hiệu ứng. Chỉ cần một đám đông đạt đến một số lượng cụ thể và có tổ chức. Nó có một sức lan tỏa vô tận. Tâm lý hiệu ứng này lý giải tâm lý “ăn theo” của dòng người ăn mừng U23 Việt Nam chiến thắng. Tâm lý đó cũng lý giải tại sao các phong trào dân chủ thể giới không diễn ra lẻ tẻ mà thường có những làn sóng dân chủ.
Thứ ba, đám đông luôn được hình thành từ một nhóm hạt nhân thiểu số. Nhóm hạt nhân này bền bỉ kêu gọi và truyền cảm hứng cho mọi người, nếu thiếu đi lực lượng hạt nhân này thì đám đông sẽ không thể hình thành.
Thực tế các cuộc cách mạng cho thấy. Quần chúng chỉ xuống đường ở giai đoạn cuộc cách mạng đã thành công. Dù trong đám đông này mọi người đều mong muốn lật đổ chế độ độc tài, nhưng họ không tự tập hợp với nhau mà phải được kêu gọi, truyền cảm hứng bởi một thiểu số hạt nhân.
Chúng ta đang đi sai phương pháp?
Vậy qua những kết luận về tâm lý đám đông ở trên, những người đấu tranh dân chủ có thể học được những gì. Hàng ngàn người đã từng tụ tập, tuần hành bất bạo động trước sự kiện Formosa. Thế rồi, con số người biểu tình giảm dần, thu hẹp và phong trào tan rã? Chúng ta cần phải làm gì để có thể tránh được một sự kiện có tổ chức thất bại như trên?
Nhân loại đang bước đến kỷ nguyên của nhân quyền. Trong nước, chế độ cộng sản đã thất bại trên mọi địa hạt. Mặt khác, mô hình nhà nước dân chủ đã thắng thế trên phạm vi toàn cầu. Chúng ta đang có cơ hội lớn hơn bao giờ hết để ........ dân chủ hóa đất nước.
Qua bài học về tâm lý đám đông, chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có thể có được một sự kiện biểu tình lớn, có sức lan tỏa cao. Chúng ta chưa thắng lợi không phải vì chúng ta không thể thắng lợi mà vì chúng ta đã làm sai phương pháp: Trước khi muốn thuyết phục quần chúng xuống đường (kêu gọi đám đông), chúng ta cần phải có một tổ chức như tôi đã khẳng định ở trên: “Không có một thiểu số hạt nhân” thì sẽ không có đám đông.
Nhiều người cho rằng tổ chức sẽ ra đời khi thời cơ đến. Nhiều người khác còn phủ định vai trò của một tổ chức chính trị trong đấu tranh dân chủ. Đáng tiếc là những người không hiểu được tầm quan trọng của tổ chức không phải chỉ một hai người mà chiếm đa số trong phong trào dân chủ Việt Nam. Chúng ta đã sai phương pháp ngay từ khi cố gắng gây dựng phong trào, đó là nguyên nhân chúng ta thất bại. Cần phải khẳng định rõ chừng nào người đấu tranh biết đấu tranh một cách có tổ chức, chừng nào chúng ta có được một tổ chức chính trị lớn mạnh, chừng đó phong trào dân chủ mới có tầm vóc.
Nếu có người hỏi tôi rằng: “Đến bao giờ người dân không chỉ xuống đường vì bóng đá?”. Tôi sẽ không hỏi một người dân mà nhường lại câu trả lời cho những người đấu tranh dân chủ. Tôi biết rằng, để người dân vượt qua ranh giới của sự sợ hãi, vượt qua rào cản, cấm đoán kì thực rất khó. Đó là lý do tại sao chúng ta cần một tổ chức hạt nhân dân chủ bền bỉ, đó là lý do tại sao người đấu tranh dân chủ cần đấu tranh có tổ chức.
Vào lúc tôi viết xong bài viết này thì hiệp hai trận bóng giữa Việt Nam và Ubekistan đã bắt đầu. U23 Việt Nam đã thực sự lan tỏa để mọi người đổ xuống đường. Chúc U23 Việt Nam vô địch và chúc cho một ngày, người dân có thể xuống đường không phải vì một trận bóng.
Tác giả: Nguyễn Việt Anh (27/1/2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét