Từ thời bao cấp đầu thập kỷ 1980, tôi đã quan niệm do đất nước trải dài hình chữ S và nằm song song với biển nên hình thức vận tải tốt nhất để giao lưu, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế đất nước là đường sắt và đường biển. Đây cũng là hai loại hình thức vận tải đường xa rẻ tiền nhất, được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Người Pháp sau khi chiếm được nước ta đã ngay lập tức triển khai làm đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Nha Trang - Đà Lạt... vì họ nhận thức rõ điều đó. Người Mỹ để khai phá miền Tây hoang dã, việc đầu tiên cũng là làm đường sắt... Do đó, đi đến đâu tôi cũng tuyên truyền nước ta nên ưu tiên phát triển hai hình thức vận tải này. Tuy nhiên ở VN người ta làm ngược lại, gần như bỏ mặc ngành vận tải đường sắt, ít quan tâm tới đường biển, chỉ ưu tiên cho vận tải đường bộ và đường hàng không. Kết quả là năng lực sản xuất của ngành đường sắt trong 45 năm qua càng ngày càng giảm sút, năm sau kém năm trước. Trong một số lần họp với ông Nguyễn Hữu Bằng, lúc đó là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tôi đã phát biểu vấn đề này, nhưng dường như ông ta và Ban lãnh đạo ngành đường sắt không quan tâm, mặc kệ ngành. Nhìn cơ sở vật chất của ngành, nhất là trụ sở ở đường Nam Bộ, tiêu điều, nhem nhuốc, nhiều lúc thấy xót xa cho một ngành lẽ ra cần đi trước một bước như ở các nước Âu Mỹ. Luật nhân quả đã đến. Năm 2014, Nguyễn Hữu Bằng đã bị công an tạm giữ hành chính để điều tra trách nhiệm trong vụ JTC tố cáo quan chức VN nhận hối lộ. Khi giảng bài cho sinh viên, mỗi lúc cần minh họa trường hợp không chịu phát triển trong 45 năm 1975-2020, tôi thường nghĩ đầu tiên đến ngành đường sắt và những người lãnh đạo trì trệ như ông Bằng.
Năm 2020, đường sắt lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, lương giảm 14%
08/01/2021 TPO - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mưa lũ tại miền Trung, hạ tầng xuống cấp, năm 2020 của ngành đường sắt khép lại với nhiều số liệu tụt giảm nghiêm trong so với các năm trước, số lượng khách đi tàu có tháng đạt thấp nhất trong lịch sử của ngành. Do vậy, ước số lỗ của đường sắt hơn 1.300 tỷ đồng.

Vốn đã khó khăn, yếu thế trong cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, dịch COVID-19 đã đẩy đường sắt vào khó khăn hơn gấp bội.