Vụ 16 chú chó mèo bị tiêu hủy: Lòng trắc ẩn đối với vật nuôi
Dịch bệnh hoành hành, người đã khổ, vật cũng khổ theo chủ. Nhưng không vì khổ mà vợ chồng anh Hùng bỏ rơi đàn chó của mình. Họ đã chở theo chúng từ Long An về Cà Mau tránh dịch. Nhưng đáng buồn thay, về tới Cà Mau, chúng đã bị cơ quan chức năng tiêu hủy vì anh chị dương tính với SARS-CoV-2.Vợ chồng anh Hùng đã chở theo đàn chó mèo từ Long An về Cà Mau tránh dịch, nhưng đáng buồn là chúng bị buộc phải tiêu hủy (Ảnh: cắt từ video)
Ảnh được vẽ bởi Pet choy (trái) và Điều nhỏ xíu xiu (phải)
Tối 9/10, dư luận bức xúc trước thông tin 15 con chó và 1 con mèo được vợ chồng anh Phạm Văn Hùng (49 tuổi) đưa từ Long An về xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã bị tiêu hủy.
Theo thông tin từ Phòng Y tế huyện Trần Văn Thời, vợ chồng ông Hùng được xác định mắc Covid-19, nên Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã tiêu hủy toàn bộ đàn chó mèo ấy ngay sau đó.
Hành trình hạnh phúc cùng chủ về quê
Trong dòng người rời thành phố về quê tránh dịch những ngày qua, có một cặp vợ chồng khiến người dân chú ý và thấy rất đỗi thú vị. Hành lý của họ không lỉnh kỉnh tư trang, mà thay vào đó là rất nhiều những chú chó nằm ngoan ngoãn trên xe. Khi người đi đường quay lại cảnh ấy, anh chị còn vui vẻ đưa một chú chó con lên khoe. Anh chị và đàn chó trông thật hạnh phúc.
Anh Hùng cho biết, anh quê ở Bình Dương, tới Long An làm thợ hồ. Dịch bệnh ập đến, vợ chồng anh rơi vào cảnh thất nghiệp. Tuy hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng anh vẫn quyết định cưu mang đàn chó gồm 4 con chó lớn và 11 con chó con của mình.
Anh chia sẻ: "Mấy con lớn ăn nhiều, còn chó nhỏ ăn ít. Vợ chồng tôi nuôi chúng, thương chúng như con vậy”.
Ngày 8/10 vừa qua, anh chị theo người em họ về Cà Mau để tránh dịch. Vốn rất yêu thương những chú chó ấy, anh chị cũng chở chúng theo. Gia đình người em đi cùng đoàn về với anh chị cũng mang theo 3 con chó và 1 con mèo.
Chuyên gia nói gì?
Nhận định về sự việc này, PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết hiện Bộ Y tế mới chỉ có khuyến cáo người mắc Covid-19 và người cùng nhà không nên tiếp xúc với vật nuôi, vì đã có bằng chứng virus SARS-CoV-2 lây lan sang động vật, dính trên lông của vật nuôi.
Tuy nhiên, đến nay, chưa có khuyến cáo nào nên tiêu hủy vật nuôi để tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Do đó, ông Nga cho rằng nếu nghi ngờ chó, mèo mang virus SARS-CoV-2 có thể nhốt riêng chúng lại, cách ly một thời gian, không để người khác tiếp xúc, thay vì tiêu hủy chúng.
Đồng quan điểm trên, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM khẳng định: “Việc tiêu huỷ vật nuôi của bệnh nhân Covid-19 là không cần thiết”.
Bác sĩ Khanh phân tích, thực tế, nếu một F0 ôm hôn, ho, hắt hơi, lây dính nước bọt…vào lông, da, móng thú cưng, sau đó có người khác ôm hôn, vuốt ve thú cưng đó thì có thể lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Còn khả năng chó mèo bị nhiễm bệnh rồi lây sang người qua đường hô hấp thì chưa có trường hợp nào.
“Tôi cho rằng tình huống này chỉ cần tắm rửa cho vật nuôi sạch sẽ và cách ly chúng với mọi người chứ không cần phải đem tiêu hủy” - Bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Vật nuôi rất cần lòng trắc ẩn của mọi người
Có lẽ trong những ngày này, khi phải bất ngờ đón hơn 3.200 người hồi hương, chính quyền địa phương huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã phải khá vất vả trong công tác sàng lọc, cách ly người nhiễm Covid-19, nên họ đã “làm hơi gấp”- như lời Chủ tịch UBND huyện nhận định.
Thế nhưng, quyết định vội vàng ấy đã dẫn đến cái chết của 16 con vật vô tội và gây nên sự bất bình và khó lý giải trong dân chúng.
Một cư dân mạng bình luận đây là cách “chống dịch một cách quá cực đoan, chống dịch kiểu thủ thân, xem mọi thứ đều mang virus. Thiếu gì cũng được, nhưng thiếu kiến thức cơ bản,..thì mãi mãi sợ những thứ dù là nhỏ nhất”
Nhiều bức tranh vẽ đầy cảm động về số phận của những chú chó mèo ấy cũng được nhiều cư dân mạng chia sẻ.
Y học đã chứng minh, trong việc điều trị bệnh, tinh thần là yếu tố rất quan trọng để giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật. Chó mèo cũng là loài nổi tiếng trung thành và giàu tình cảm. Những thú cưng ấy đã đồng hành cùng chủ trong giai đoạn khổ cực và đã được vợ chồng anh Hùng yêu thương đến vậy. Chúng như liều thuốc tinh thần cho anh chị vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Bởi vậy, có lẽ giờ đây, khi anh chị đang phải chống chọi với bệnh dịch, việc biết tin “tất cả những đứa con” của mình đã bị tiêu hủy, chắc anh chị buồn lắm. Cầu mong anh chị kiên cường vượt qua bệnh tật và sự mất mát này.
Chỉ mong rằng lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta sẽ được mở rộng đối với cả vạn vật. Bởi khi đó, chúng ta sẽ biết trân trọng những sinh mệnh khác, biết đặt mình vào vị trí của họ và thật sự cảm nhận được hạnh phúc của sự từ bi. Và khi có từ bi, chúng ta sẽ có những quyết định sáng suốt.
Tối 9/10, dư luận bức xúc trước thông tin 15 con chó và 1 con mèo được vợ chồng anh Phạm Văn Hùng (49 tuổi) đưa từ Long An về xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã bị tiêu hủy.
Theo thông tin từ Phòng Y tế huyện Trần Văn Thời, vợ chồng ông Hùng được xác định mắc Covid-19, nên Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã tiêu hủy toàn bộ đàn chó mèo ấy ngay sau đó.
Hành trình hạnh phúc cùng chủ về quê
Trong dòng người rời thành phố về quê tránh dịch những ngày qua, có một cặp vợ chồng khiến người dân chú ý và thấy rất đỗi thú vị. Hành lý của họ không lỉnh kỉnh tư trang, mà thay vào đó là rất nhiều những chú chó nằm ngoan ngoãn trên xe. Khi người đi đường quay lại cảnh ấy, anh chị còn vui vẻ đưa một chú chó con lên khoe. Anh chị và đàn chó trông thật hạnh phúc.
Anh Hùng cho biết, anh quê ở Bình Dương, tới Long An làm thợ hồ. Dịch bệnh ập đến, vợ chồng anh rơi vào cảnh thất nghiệp. Tuy hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng anh vẫn quyết định cưu mang đàn chó gồm 4 con chó lớn và 11 con chó con của mình.
Anh chia sẻ: "Mấy con lớn ăn nhiều, còn chó nhỏ ăn ít. Vợ chồng tôi nuôi chúng, thương chúng như con vậy”.
Ngày 8/10 vừa qua, anh chị theo người em họ về Cà Mau để tránh dịch. Vốn rất yêu thương những chú chó ấy, anh chị cũng chở chúng theo. Gia đình người em đi cùng đoàn về với anh chị cũng mang theo 3 con chó và 1 con mèo.
Đàn chó theo chủ trên chiếc xe nhỏ cùng đi tránh dịch. (Ảnh: cắt từ video)
Về đến Cà Mau vào lúc 22h30 cùng ngày, vợ chồng anh Hùng được cách ly ở xã Khánh Hưng. Tuy nhiên, sau khi được lực lượng chức năng xét nghiệm nhanh, kết quả cho thấy vợ chồng anh bị dương tính với SARS-CoV-2 và cho chờ để được xét nghiệm tiếp PCR.
“Khi vợ chồng tôi cách ly ở xã Khánh Hưng, mấy con chó nằm ngủ trước cửa phòng”, anh kể lại.
Tiêu hủy đàn chó vì áp lực phòng chống dịch
Theo văn bản báo cáo của chính quyền địa phương ngày 10/10, trong thời gian vợ chồng anh Hùng chờ kết quả xét nghiệm PCR, họ đã yêu cầu đoàn anh chị quản lý đàn chó, mèo của mình. “Nhưng từ đêm ngày 8-9/10, gia đình người nuôi không quản lý được như yêu cầu, để chó chạy trong khu cách ly, làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Ban điều hành yêu cầu gia đình tiếp tục quản lý để đảm bảo vệ sinh trong khu cách ly và phòng chống dịch bệnh Covid-19”.
Đến 14h40 ngày 9/10, anh chị có kết quả PCR dương tính và được đưa đi cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời.
Chủ đi rồi, đàn chó mèo không ai chăm sóc. Trước áp lực về công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh cho khu cách ly, Ban quản lý khu cách ly quyết định chở 15 con chó và 1 con mèo của đoàn anh chị đi tiêu hủy trong đêm 9/10.
Về đến Cà Mau vào lúc 22h30 cùng ngày, vợ chồng anh Hùng được cách ly ở xã Khánh Hưng. Tuy nhiên, sau khi được lực lượng chức năng xét nghiệm nhanh, kết quả cho thấy vợ chồng anh bị dương tính với SARS-CoV-2 và cho chờ để được xét nghiệm tiếp PCR.
“Khi vợ chồng tôi cách ly ở xã Khánh Hưng, mấy con chó nằm ngủ trước cửa phòng”, anh kể lại.
Tiêu hủy đàn chó vì áp lực phòng chống dịch
Theo văn bản báo cáo của chính quyền địa phương ngày 10/10, trong thời gian vợ chồng anh Hùng chờ kết quả xét nghiệm PCR, họ đã yêu cầu đoàn anh chị quản lý đàn chó, mèo của mình. “Nhưng từ đêm ngày 8-9/10, gia đình người nuôi không quản lý được như yêu cầu, để chó chạy trong khu cách ly, làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Ban điều hành yêu cầu gia đình tiếp tục quản lý để đảm bảo vệ sinh trong khu cách ly và phòng chống dịch bệnh Covid-19”.
Đến 14h40 ngày 9/10, anh chị có kết quả PCR dương tính và được đưa đi cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời.
Chủ đi rồi, đàn chó mèo không ai chăm sóc. Trước áp lực về công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh cho khu cách ly, Ban quản lý khu cách ly quyết định chở 15 con chó và 1 con mèo của đoàn anh chị đi tiêu hủy trong đêm 9/10.
16 chú chó mèo đáng thương ấy đã phải bị tiêu hủy sau hành trình dài đồng hành cùng chủ (Ảnh: Vietnamnet)
Chuyên gia nói gì?
Nhận định về sự việc này, PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết hiện Bộ Y tế mới chỉ có khuyến cáo người mắc Covid-19 và người cùng nhà không nên tiếp xúc với vật nuôi, vì đã có bằng chứng virus SARS-CoV-2 lây lan sang động vật, dính trên lông của vật nuôi.
Tuy nhiên, đến nay, chưa có khuyến cáo nào nên tiêu hủy vật nuôi để tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Do đó, ông Nga cho rằng nếu nghi ngờ chó, mèo mang virus SARS-CoV-2 có thể nhốt riêng chúng lại, cách ly một thời gian, không để người khác tiếp xúc, thay vì tiêu hủy chúng.
Đồng quan điểm trên, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM khẳng định: “Việc tiêu huỷ vật nuôi của bệnh nhân Covid-19 là không cần thiết”.
Bác sĩ Khanh phân tích, thực tế, nếu một F0 ôm hôn, ho, hắt hơi, lây dính nước bọt…vào lông, da, móng thú cưng, sau đó có người khác ôm hôn, vuốt ve thú cưng đó thì có thể lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Còn khả năng chó mèo bị nhiễm bệnh rồi lây sang người qua đường hô hấp thì chưa có trường hợp nào.
“Tôi cho rằng tình huống này chỉ cần tắm rửa cho vật nuôi sạch sẽ và cách ly chúng với mọi người chứ không cần phải đem tiêu hủy” - Bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Vật nuôi rất cần lòng trắc ẩn của mọi người
Có lẽ trong những ngày này, khi phải bất ngờ đón hơn 3.200 người hồi hương, chính quyền địa phương huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã phải khá vất vả trong công tác sàng lọc, cách ly người nhiễm Covid-19, nên họ đã “làm hơi gấp”- như lời Chủ tịch UBND huyện nhận định.
Thế nhưng, quyết định vội vàng ấy đã dẫn đến cái chết của 16 con vật vô tội và gây nên sự bất bình và khó lý giải trong dân chúng.
Một cư dân mạng bình luận đây là cách “chống dịch một cách quá cực đoan, chống dịch kiểu thủ thân, xem mọi thứ đều mang virus. Thiếu gì cũng được, nhưng thiếu kiến thức cơ bản,..thì mãi mãi sợ những thứ dù là nhỏ nhất”
Nhiều bức tranh vẽ đầy cảm động về số phận của những chú chó mèo ấy cũng được nhiều cư dân mạng chia sẻ.
Y học đã chứng minh, trong việc điều trị bệnh, tinh thần là yếu tố rất quan trọng để giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật. Chó mèo cũng là loài nổi tiếng trung thành và giàu tình cảm. Những thú cưng ấy đã đồng hành cùng chủ trong giai đoạn khổ cực và đã được vợ chồng anh Hùng yêu thương đến vậy. Chúng như liều thuốc tinh thần cho anh chị vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Bởi vậy, có lẽ giờ đây, khi anh chị đang phải chống chọi với bệnh dịch, việc biết tin “tất cả những đứa con” của mình đã bị tiêu hủy, chắc anh chị buồn lắm. Cầu mong anh chị kiên cường vượt qua bệnh tật và sự mất mát này.
Chỉ mong rằng lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta sẽ được mở rộng đối với cả vạn vật. Bởi khi đó, chúng ta sẽ biết trân trọng những sinh mệnh khác, biết đặt mình vào vị trí của họ và thật sự cảm nhận được hạnh phúc của sự từ bi. Và khi có từ bi, chúng ta sẽ có những quyết định sáng suốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét