"Người Việt quan tâm bầu cử ở Mỹ hơn chuyện bầu cử ở Việt Nam?"
Fb Hoài Giang - Ứng viên cho “nhất trụ”, nếu một ngoại lệ về tuổi tác được chấp thuận, thì có khả năng cao là ngoại lệ sẽ cho trường hợp ông Trần Quốc Vượng và ông ta sẽ là Tổng Bí thư tiếp theo vì lý do kinh nghiệm. Cạnh tranh với ông Trần Quốc Vượng trong trường hợp chấp nhận ngoại lệ, đó là ông Nguyễn Xuân Phúc, đương kim Thủ tướng chính phủ. “Tam trụ” còn lại sẽ rất có thể nằm trong số Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Phạm Bình Minh, và Nguyễn Văn Bình – riêng ông Võ Văn Thưởng thì có đồn đoán là sẽ tự rút lui. Nếu bạn là “thường dân” và được hỏi ý kiến, bạn sẽ chọn ai? “Đại hội Đảng bộ là để Đảng kiểm điểm trách nhiệm thông qua sự đánh giá của người dân. Đồng thời, những mong muốn, nguyện vọng của từng người dân phải được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng. Đại hội của Đảng cũng là Đại hội của Nhân dân. Vì vậy, việc lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến đóng góp và giao nhiệm vụ của Nhân dân là rất quan trọng” – Đó là lời của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị gặp gỡ các cơ quan báo chí trước Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 được tổ chức vào chiều 02-10-2020.
Thế nhưng trên thực tế liệu người dân nào nằm trong cụm từ được viết hoa “Nhân dân” ấy mà ông Bí thư Thành ủy TP.HCM muốn nói đến?
Trong khi đó thì trong bài báo đăng trên tờ Tuổi Trẻ, phát hành ngày 5-10-2020, có đưa kết quả về khảo sát “Người Mỹ gốc Việt chọn ai?”. Bài báo cho biết:
“Theo một cuộc khảo sát được tiến hành với 1.600 người Mỹ gốc Á hồi tháng 9-2020, có 48% người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump so với 36% dành cho ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, ông Joe Biden. Điều này có phần ngược lại ở các nhóm người Mỹ gốc Hoa, gốc Nhật, gốc Hàn và gốc Ấn. Tỉ lệ ủng hộ ông Biden lên tới 54% trong các nhóm này, trong khi ông Trump chỉ nhận được 30% tán thành.
Trong đợt bầu cử lần này, nhiều tổ chức của người Việt vận động cho ông Trump đã xuất hiện và kêu gọi ủng hộ bằng nhiều hình thức như ca hát, quảng cáo. “Đời sống của người Mỹ gốc Á dưới thời ông Trump được cải thiện rất nhiều, nền kinh tế rất mạnh và gần như ai cũng có việc làm trước khi đại dịch bùng phát”, một người đứng đầu hội vận động cho ông Trump nói với báo South China Morning Post (SCMP) ngày 3-10.
Tuy nhiên, theo giáo sư Lien-Hang T. Nguyen thuộc Đại học Columbia (Mỹ), kết quả các cuộc khảo sát người Mỹ gốc Việt có thể không thực sự sát thực tế. Giáo sư Lien nhận xét quan điểm chính trị của người Việt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ giáo dục, tuổi tác, địa vị kinh tế – xã hội. Những người Việt trẻ sinh ra trên đất Mỹ có quan điểm chính trị đặc biệt khác với cha mẹ và ông bà của mình, theo báo SCMP”.
Liệu nếu có một cuộc khảo sát bỏ túi tương tự trong giới bình dân cà phê hè phố ở Sài Gòn, với phần ra đề “Nếu có lá phiếu quyền dân về bầu ‘tứ trụ’, sẽ chọn ai?”, thì có mấy ai dám công khai bày tỏ chính kiến và báo chí dám đăng mà không ngại bị chụp chiếc mũ chính trị hóa?
Tứ trụ là danh xưng để chỉ 4 vị quan lớn nhất, có vai trò trụ cột của triều đình phong kiến.
Dưới thời Nguyễn, tứ trụ triều đình còn được hiểu là Tứ trụ Đại học sĩ là 4 chức quan Đại học sĩ cao cấp thời phong kiến Việt Nam, bao gồm: Cần Chánh điện Đại học sĩ; Văn Minh điện Đại học sĩ; Võ Hiển điện Đại học sĩ; Đông Các điện Đại học sĩ. 4 vị quan này đều hàm Chính nhất phẩm, cao hơn cả Thượng thư (hàm Chính nhị phẩm, tương đương Bộ trưởng thời nay) và Tổng đốc.
Khi có biến, 4 viên quan đó (“Tứ trụ triều đình”) mặc nhiên trở thành Phụ chính Đại thần và lập ra Hội đồng Phụ chính. Hội đồng Phụ chính là tổ chức cao cấp trong triều đình phong kiến, chỉ hình thành khi vua vắng mặt hoặc còn nhỏ tuổi, để điều hành công việc đất nước.
Hiện tại thì trong thể chế chính trị ở Việt Nam, cụm từ “tứ trụ” hiểu đơn giản hơn dùng để chỉ 4 chức vụ lớn nhất của các nhà lãnh đạo Việt Nam gồm: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ; trong đó quyền lực tối cao chỉ có “nhất trụ” Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xét về tuổi tác thì các vị Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân, Ngô Xuân Lịch, Tòng Thị Phóng, Trương Hòa Bình, Trần Quốc Vượng đều sẽ phải về hưu.
Như vậy chỉ còn 7 người đủ tiêu chuẩn để cạnh tranh các vị trí trong tứ trụ, bao gồm: Bộ trưởng Công an Tô Lâm (1957), Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (1958), Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh (1959), Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai (1958), Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ (1957), Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình (1961) và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng (1970).
Ứng viên cho “nhất trụ”, nếu một ngoại lệ về tuổi tác được chấp thuận, thì có khả năng cao là ngoại lệ sẽ cho trường hợp ông Trần Quốc Vượng và ông ta sẽ là Tổng Bí thư tiếp theo vì lý do kinh nghiệm.
Ông Vượng có kinh nghiệm ở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan trung ương đảng – nơi ông là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (2011), Ủy viên Ban Bí thư (từ tháng 5 /2013) và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng (2016), Thường trực Ban Bí thư (từ tháng 3 năm 2018). Ông Trần Quốc Vượng sinh ở Thái Bình. Ông là cánh tay phải của ông Trọng trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra.
Cạnh tranh với ông Trần Quốc Vượng trong trường hợp chấp nhận ngoại lệ, đó là ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ.
“Tam trụ” còn lại sẽ rất có thể nằm trong số Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Phạm Bình Minh, và Nguyễn Văn Bình – riêng ông Võ Văn Thưởng thì có đồn đoán là sẽ tự rút lui.
Nếu bạn là “thường dân” và được hỏi ý kiến, bạn sẽ chọn ai?
Hoài Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét