Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Việt Nam cần phải có vũ khí mạnh bảo vệ tổ quốc

Bác Chu viết đúng, Việt Nam không thể trung lập, nhưng với mình, lý do lại khác. Theo mình, VN không thể trung lập vì VN là nước lớn, cần có tiếng nói trên diễn đàn quốc tế để bảo vệ lợi ích của dân tộc, của đất nước. Đồng ý với bác Chu là VN cần có 1 người cầm đầu mạnh mẽ, chí lớn, trí lớn, nghĩ được điều phi thường và dám làm điều phi thường. Tiếc rằng trong thể chế này, Hiến pháp đã quy định ai là người lãnh đạo đất nước và con đường phát triển của đất nước. Do đó, người nêu trên mà xuất hiện thì sẽ bị tiêu diệt ngay. Người ta chỉ cho phép tồn tại những người biết im lặng, ngoan ngoãn nghe lời, chỉ dám làm những điều người ta cho phép. Bác Chu mong "Việt Nam cần lắm những trí tuệ lớn nổi lên ở Bộ Quốc phòng. Không chỉ biết mua vũ khí gì ở đâu, mà nghĩ đến chế tạo vũ khí gì, lúc nào. Việt Nam cần lắm những trí tuệ lớn đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ. Không phải để chia tiền cho các công trình bỏ vào ngăn tủ, mà chỉ đường đưa tới các phát minh nền tảng", nhưng bác thử nhìn xem Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ các thế hệ sau chiến tranh là ai. Nghĩ đến họ đã thấy muốn ọe hết cơm trưa ra ngoài.
Việt Nam cần phải có các đề án tham vọng về vũ khí bảo vệ tổ quốc
fb Nguyễn Ngọc Chu 19-8-2020 - Việt Nam phải có những đề án tham vọng về vũ khí nguy hiểm. Việt Nam phải lập một Tổng hành dinh riêng cho vũ khí nguy hiểm. Không phải chạy đua vũ trang. Mà để bảo vệ chính mình. Không thể chỉ mãi đi mua. Đi mua luôn là vũ khí hạng hai. Việt Nam cần một người cầm đầu mạnh mẽ, chí lớn, trí lớn. Nghĩ dược điều phi thường. Dám làm điều phi thường.
Hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Ngô Thắng Lợi, mọi người đang ngồi và bộ vét
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, VỊ THẾ, TÌNH THẾ KHÔNG CHO PHÉP VIỆT NAM ĐƯỢC HƯỞNG QUYỀN TRUNG LẬP TRONG YÊN ỔN
Việt Nam không muốn tham gia vào các tranh chấp. Việt Nam không muốn bị lôi kéo vào các tranh chấp. Việt Nam muốn trung lập để yên ổn. Đó là điều rõ ràng.
Nhưng thực tế không cho phép Việt Nam được yên ổn để trung lập. Hãy nhìn đến 6 nhân tố sau đây.


– Việt Nam không có hoàn cảnh phù hợp để mà được trung lập như một số các quốc gia ở Châu Âu.

– Việt Nam không có vị trí địa lý biệt lập ở xa hẳn các cường quốc, để không bị đe doạ, để không bị can dự vào tranh chấp.

– Việt Nam lại nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng trên bàn cờ địa chính trị quốc tế.

– Việt Nam lại là một quốc gia có tiềm năng với vị thế nhất định để có thể giữ một vai trò đáng kể trong bàn cờ địa chính trị thế giới.

– Việt Nam có biên giới với Trung Quốc – là nước từ nhiều ngàn năm đã tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

– Việt Nam phải ở cạnh nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa – là cường quốc đang nổi lên với một thể chế dị tật nhất trong lịch sử nhân loại, có những kẻ cầm quyền hung hăng tham vọng bá chủ thế giới, muốn trói buộc các quốc gia khác vào sự lệ thuộc, muốn có nhiều chư hầu để tranh ngội vị số 1 thế giới.

Cho nên, Việt Nam muốn trung lập cũng không thể được yên ổn mà trung lập. Thực tế lịch sử 70 năm gần đây đã minh chứng, Việt Nam chịu sự ảnh hưởng lớn của thể chế Cộng hoà Nhân dân Trung hoa. Việt Nam tuy nói là trung lập nhưng không thể hoàn toàn trung lập.

2. SỰ TRANH CHẤP ĐỊA CHÍNH TRỊ MỚI

Bàn cờ địa chính trị thế giới đang sang chương mới. Không phải đối đầu hai phe như thời chiến tranh lạnh. Mà trong vòng 50 năm tới sẽ diễn cuộc tranh chấp khốc liệt dành vai trò quyết định ở 2 mặt trận địa chính trị: Châu Á – Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, và lục địa Âu – Á. Với những người chơi chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, châu Âu; cùng sự gia tăng vai trò của Nhật Bản, Ấn Độ, Úc.

Hiển nhiên, là song hành tiếp diễn các cuộc tranh chấp cục bộ ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Mỹ.

Dù muốn trung lập thì Việt Nam vẫn sẽ không tránh khỏi bị can dự vào cuộc tranh chấp địa chính trị khốc liệt ở Châu Á – Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương. Việt Nam phải đối mặt với sự can dự này.

3. TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẨY TRANH CHẤP VÀO VÒNG NGUY HIÊM ĐẾN ĐỈNH CAO TÀN KHỐC

Chỉ trong vòng 80 năm cuối, loài người đã đạt được các tiến bộ về khoa học và công nghệ thần diệu nằm ngoài sự tưởng tượng của các nhà khoa học giỏi nhất ở mọi thế kỷ trước. Thành tựu khoa học và công nghệ đưa loài người đến gần với các khả năng kỳ diệu của vũ trụ bao nhiêu, thì ở mặt ngược lại, chứa đựng bấy nhiêu hiểm hoạ sự tự huỷ diệt nhân loại.

Các loại vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu thanh, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, công nghệ tìm diệt, công nghệ vệ tinh, trí tuệ nhân tạo, người máy… tất cả đang dồn nén căng phồng – sợ tới một ngày bung vỡ. Đó là thảm hoạ huỷ diệt nhân loại.

Thảm hoạ hiện thời của virus corona đến từ Vũ Hán Trung Quốc cho nhân loại một cảnh tỉnh đáng sợ về tranh chấp địa chính trị trong thế kỷ 21.

4. CÁC DỰ ÁN VŨ KHÍ NGUY HIỂM

Quốc gia nào cũng phải phòng vệ. Để phòng vệ phải có vũ khí. Vũ khí càng nguy hiểm, khả năng phòng vệ càng lớn. Bởi thế, các cường quốc chạy đua chế tạo các vũ khí nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm, siêu nguy hiểm.

Chẳng thế mà Bắc Triều Tiên, như lời của Tổng thống Nga Putin – “Có ăn cỏ thì cũng cố mà sở hữu cho bằng được vũ khí hạt nhân”.

Chẳng thế mà chính Tổng thống Putin không chỉ một lần nhấn mạnh tên lửa siêu thanh của Nga.

Chẳng thế mà Hoa Kỳ đã thành lập Quân chủng Vũ trụ.

Chẳng thế mà tướng Trung Quốc đe doạ tiêu diệt Hoa Kỳ bằng vũ khí sinh học.

Cuộc chạy đua vì các vũ khí nguy hiểm đang mỗi ngày một gia tăng cường độ. Những bất ngờ đang ở phia trước. Những khám phá khoa học đang mang đến những vũ khí nguy hiểm mới.

Với động cơ lượng tử, mà dường như các nhà khoa học Nga lên tiếng là đã thành công, có sức đẩy đưa tên lửa đạt tốc độ 1000 km/s sẽ thay đổi toàn bộ hạ tầng hệ thống phòng thủ. Tên lửa liên lục địa chỉ đạt được vận tốc 7 km/s. Tên lửa siêu thanh đạt tới vận tốc 9 km/s. Còn tên lửa lượng tử đạt tới 1000 k/s. Ở khoảng cách 1000 km chỉ trong vòng 1 giây. Không có lá chắn tên lửa nào có thể cản ngăn.

Nhưng động cơ lượng tử không chỉ dùng cho tên lửa. Nó được dùng trong cả ngàn ứng dụng khác. Trong đó có ứng dụng cho máy bay, tàu thuỷ, ô tô, xe tăng và bất cứ thiết bị nào cần chuyển động, cần mang vác. Các loại vũ khí nguy hiểm mới sẽ xuất hiện cùng với động cơ lượng tử.

Động cơ lượng tử với tốc độ 1000 km/s còn thua xa tốc độ ánh sáng 300 000 km/s. Loài người dù cố gắng đến đâu, cũng nằm trong lòng bàn tay của vũ trụ. Vũ trụ huỷ diệt bất cứ vật thể nào, dù nó uy lực đến bao nhiêu.

5. ĐỀ XUẤT: KHÔNG KHOANH TAY NGỒI CHỜ

Đến các loài vật bé nhỏ, cũng có khả năng tự đổi màu để tránh kẻ thù. Yếu như linh cẩu mà gan dạ đồng lòng tấn công tứ phía, làm cho kẻ mạnh như sử tử cũng phải bỏ chạy. Vũ trụ không đưa lợi thế cho riêng một ai.

Không phải nước lớn mới có những dự án lớn như Manhattan (dự án chế tạo bom nguyên tử của Hoa Kỳ). Tạo hoá không ngăn cấm các nước nhỏ có những dự án lớn. Nhỏ bé như con virus corona mà lại tạo ra nhiều dự án lớn.

Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện nay cho phép Việt Nam sở hữu các vũ khí nguy hiểm của riêng mình chế tạo để phòng vệ. Những vũ khí đó làm cho kẻ thù của Việt Nam phải sợ.

Tính hợp tác toàn cầu cho phép sử dụng sáng chế và công nghệ hàng đầu của nhân loại với độ trễ tối thiểu. Chỉ cần biết đầu tư và tổ chức tập trung trí tuệ vào công đoạn sáng chế “tế bào” của riêng mình. Và sự kỳ diệu sẽ hiện ra.

Việt Nam phải có những đề án tham vọng về vũ khí nguy hiểm. Việt Nam phải lập một Tổng hành dinh riêng cho vũ khí nguy hiểm. Không phải chạy đua vũ trang. Mà để bảo vệ chính mình. Không thể chỉ mãi đi mua. Đi mua luôn là vũ khí hạng hai.

Việt Nam cần lắm những trí tuệ lớn nổi lên ở Bộ Quốc phòng. Không chỉ biết mua vũ khí gì ở đâu, mà nghĩ đến chế tạo vũ khí gì, lúc nào.

Việt Nam cần lắm những trí tuệ lớn đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ. Không phải để chia tiền cho các công trình bỏ vào ngăn tủ, mà chỉ đường đưa tới các phát minh nền tàng.

Và trên hết, Việt Nam cần một người cầm đầu mạnh mẽ, chí lớn, trí lớn. Nghĩ dược điều phi thường. Dám làm điều phi thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét