Người già trước biến đổi xã hội ở nông thôn
TRANG TUỆ, 13 Tháng 3 2020 Trong một cuộc thảo luận về xã hội nông thôn ở Nghệ An năm 2017, một nhà xã hội học đã nhận định rằng: Nông thôn đang dần trở thành một “viện dưỡng lão” rộng lớn bên cạnh những trường học. Nhận định đó làm nhiều người giật mình. Nhưng nhìn lại thấy đúng. Sinh sống ở nông thôn hiện nay chủ yếu là người già và trẻ em đang trong độ tuổi đi học. Quá trình hiện đại hóa đang làm cho người già phải sinh sống xa con cháu nhiều hơn. Nó cũng đặt ra vấn đề làm sao để đảm bảo cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người già trong cuộc sống hiện đại.Cả một vùng nông thôn rộng lớn đang bị già cỗi. Những ngôi nhà khang trang hơn, những con đường sạch sẽ hơn, những mái ngói, mái tôn dày đặc hơn chưa đủ để làm cho nó trở thành hiện đại. Bởi đang sống chủ yếu trong đó là tầng lớp người già, những người từng gắn liền với văn hóa làng xã, cuộc sống bao cấp trong khi những trải nghiệm quá trình hiện đại hóa vô cùng hạn chế.
Nghệ An là một ví dụ. Tính đến cuối 2015, toàn tỉnh có 352.457 hội viên Hội người cao tuổi, chiếm hơn 11,6% dân số cả tỉnh. Đến 2016, tỷ lệ này là 11,7%, 2017 là 11,9%, và 2018 là 12,07% và hiện nay là khoảng 13% dân số. Trong đó, có hơn 80% số người già sinh sống ở vùng nông thôn, miền núi. Khảo sát một xóm thuộc xã Thanh Yên (Thanh Chương) có hơn 120 hộ gia đình với hơn 650 nhân khẩu thì số người trên 60 tuổi là 87 người (13,4% dân số). Nếu tính cả những người trên 50 tuổi thì con số này là 161 người (chiếm hơn 24,8%).
Tuy nhiên, phần lớn thanh niên trong độ tuổi lao động đều đi làm việc xa nên số người già lại chiếm một tỷ lệ lớn số người sinh sống thường xuyên tại địa phương. Điều đó vô hình trung làm cho bức tranh dân số nông thôn trở nên già cỗi. Cuộc sống của người già hiện tại còn nhiều vấn đề phải suy nghĩ. Hầu hết người già ở nông thôn hiện sống phụ thuộc vào thu nhập của con cái, số có chế độ lương hưu chiếm một tỷ lệ khiêm tốn.
Hầu hết những người già ở đây tiếp thu các thông tin ngoài xã hội qua phương tiện truyền thông nhà nước như đài truyền hình. Rất ít người biết sử dụng internet hay các mạng xã hội qua các thiết bị công nghệ. Phần lớn người già ở nông thôn không biết đi xe máy nên việc di chuyển, đi lại cũng hạn chế. Nói cách khác, sự tương tác với xã hội bên ngoài các làng xóm của người già là không nhiều.
Trong sự già cỗi của nông thôn như vậy, cuộc sống của người già sẽ đảm bảo như thế nào, đặc biệt là đời sống tinh thần? Trước đây, người ta vẫn quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”. Nhưng xã hội nông thôn đang thay đổi nhanh chóng. Người già gần như đang bị biệt lập. Hoạt động kinh tế đa dạng hơn, nông nghiệp cũng được hiện đại hóa, không còn sản xuất thô sơ như trước nữa. Những kinh nghiệm của người già về nông nghiệp cũng phải thay thế bằng hệ thống tri thức khoa học trong sản xuất. Điều đó làm cho người già ngày càng xa rời với các hoạt động kinh tế hơn.
Trong sự già cỗi của nông thôn như vậy, cuộc sống của người già sẽ đảm bảo như thế nào, đặc biệt là đời sống tinh thần? Trước đây, người ta vẫn quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”. Nhưng xã hội nông thôn đang thay đổi nhanh chóng. Người già gần như đang bị biệt lập. Hoạt động kinh tế đa dạng hơn, nông nghiệp cũng được hiện đại hóa, không còn sản xuất thô sơ như trước nữa. Những kinh nghiệm của người già về nông nghiệp cũng phải thay thế bằng hệ thống tri thức khoa học trong sản xuất. Điều đó làm cho người già ngày càng xa rời với các hoạt động kinh tế hơn.
Và quan trọng nhất là cơ cấu xã hội nông thôn đã thay đổi mạnh mẽ. Số người trong độ tuổi lao động rời bỏ làng xóm đi làm ăn xa ngày càng nhiều hơn. Khiến cho người già trở thành chủ nhân bất đắc dĩ trong xã hội nông thôn. Bệ đỡ quan trọng nhất của người già là gia đình. Nhưng gia đình cũng đang có thay đổi lớn khi mà các gia đình nhiều thế hệ ngày càng giảm dần còn gia đình hạt nhân chỉ hai thế hệ gồm bố mẹ và con sinh sống với nhau ngày càng tăng lên. Khi sức khỏe bình thường thì không sao nhưng khi đau ốm thì việc sống xa con cái trở thành một vấn đề nan giải đối với những người cao tuổi.
Và hơn hết, trong tâm lý của người già, sống bên con cháu là hạnh phúc nhất. Được con cháu ở cùng để phụng dưỡng là phúc đức, còn đến già rồi ở một mình người ta cho là không được phúc dày cho lắm.
Nhưng trong xã hội hiện đại, đâu phải khi nào con cháu cũng ở gần ông bà, cha mẹ được. Một mặt là phải đi làm ăn, chạy theo vòng xoáy thị trường, vất vả với chuyện cơm, áo, gạo, tiền. Mặt khác giới trẻ cũng thích cuộc sống tự do, thích sống độc lập hơn là ở cùng với ông bà, cha mẹ. Vậy nên, việc chăm lo, đảm bảo cho cuộc sống người già đang trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Gần đây, cuộc tranh luận về việc nên đưa ông bà, cha mẹ vào viện dưỡng lão hay không vẫn chưa có hồi kết. Có người ủng hộ cho rằng nên để người già vào sống ở các viện dưỡng lão. Bởi trong cuộc sống hiện đại, gia đình ba bốn thế hệ đang giảm dần và gia đình hạt nhân tăng lên.
Gần đây, cuộc tranh luận về việc nên đưa ông bà, cha mẹ vào viện dưỡng lão hay không vẫn chưa có hồi kết. Có người ủng hộ cho rằng nên để người già vào sống ở các viện dưỡng lão. Bởi trong cuộc sống hiện đại, gia đình ba bốn thế hệ đang giảm dần và gia đình hạt nhân tăng lên.
Con cái đi làm ăn xa và ít sống chung với ông bà, bố mẹ. Vậy nên chủ yếu ông bà già vẫn ở với nhau và khi có vấn đề gì thì sẽ khó xử lý kịp thời. Còn nếu ở trong viện dưỡng lão, người già vừa có người để bầu bạn, trò chuyện, vừa có đội ngũ nhân viên chăm sóc. Khi có vấn đề sức khỏe thì được xử lý kịp thời. Vậy nên, việc đưa người già vào các viện dưỡng lão là xu hướng cần thiết trong tương lai, và ở các nước phát triển hơn thì việc này đã phổ biến.
Người lại cho rằng làm như vậy là không hợp với đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Cha mẹ chăm lo con cái lúc nhỏ và con cái có nhiệm vụ phải chăm sóc cha mẹ lúc về già. Đó là mới đạo hiếu. Nhưng đó là câu chuyện ở đô thị. Trong khi phần lớn người già đang sinh sống ở nông thôn nhiều hơn.
Và với người dân nông thôn, viện dưỡng lão vẫn là một khái niệm xa lạ. Giả thể nếu có xây dựng được viện dưỡng lão ở nông thôn thì cũng khó đáp ứng. Nếu dịch vụ tốt thì giá cả sẽ vượt quá khả năng của người dân. Còn nếu giá rẻ thì dịch vụ đương nhiên sẽ hạn chế và người ta sẽ phải suy nghĩ lại việc ở viện dưỡng lão hay chấp nhận sống neo đơn ở nhà mình. Hơn nữa, vấn đề đạo đức, giá trị văn hóa gia đình vẫn luôn được con người ở nông thôn gìn giữ. Với họ, việc để cha mẹ vào viện dưỡng lão ở là bất hiểu, là đẩy đi để không phải chăm sóc. Nhưng việc con cái đi làm ăn xa, để bố mẹ đã lớn tuổi ở nhà sinh sống một mình trong trường hợp ốm đau bệnh tật cũng vô cùng nguy hiểm. Đây cũng là vấn đề cần phải nhận thức rõ và có cách giải quyết phù hợp.
Đương nhiên, hầu hết ai cũng muốn sống bên cạnh cha mẹ, con cháu. Chẳng có gì bằng máu mủ, tình thân, chẳng ai thay thế được con cái. Nhưng sự biến đổi của xã hội, sự chuyển đổi của hệ thống giá trị cũng cần phải xem xét. Không phải mọi chuyện đều có thể quy về phạm trù đạo đức. Có lẽ hầu hết các nước trong quá trình chuyển đổi đều gặp phải những vấn đề đó. Và cần phải xem xét, chắt lọc các kinh nghiệm quý báu từ các nước đi trước để vận dụng phù hợp vào bối cảnh kinh tế xã hội và văn hóa của nước ta là điều cần thiết.
Làm sao để người già càng già càng được vui vẻ, càng thấy hạnh phúc, càng cảm thấy mình sống tốt hơn chứ không chỉ sống lâu hơn!./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét