Bao giờ báo chí VN bớt đưa tin nhảm, fake khi làm những sự kiện chính trị?!
FB Nguyen Son 28-2-2019 - Mỗi khi có những sự kiện chính trị quốc tế diễn ra ở Việt Nam thì báo nào ở ta cũng hăng hái đăng ký đưa tin, báo nào cũng cố mà đăng ký kiếm thẻ tác nghiệp cho phóng viên đi làm dù tờ báo hay phóng viên cũng chả chuyên về chính trị xã hội mấy. Trong khi báo chí phương Tây, các hãng thông tấn rất khó khăn mới có vài cái thẻ đi làm mà phải chia nhau dùng giữa pv quay, chụp, viết. Thậm chí các hãng chia nhau thẻ dùng chung. Điều này là mình trực tiếp chứng kiến bao năm làm thông tấn cho phương tây chứ chả bịa ra.Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019
Bao giờ báo chí VN bớt đưa tin nhảm, fake ?!
Những Superman của Sở Mật Vụ Hoa Kỳ
Sở Mật Vụ Hoa Kỳ
Cả tuần qua chị em phụ nữ Việt Nam chúng ta khen nức nở và thả tim um sùm về các chàng trai mắt xanh đẹp trai vai u thịt bắp gân guốc rắn chắc như các pho tượng cổ La Mã, đồ chơi thì đeo lủng lẳng đầy người nhìn hết sức đe dọa. Nhưng các tay súng ghê gớm này chỉ là một bộ phận nhỏ của Sở Mật Vụ Hoa Kỳ. Họ thuộc đơn vị tiếp ứng hoặc giải cứu con tin (Counter Assault Team (CAT) và the Emergency Response Team (ERT)) như SWAT của cảnh sát, SEAL, Delta Force v.v. có nhiệm vụ bố trí giữ an ninh ở vòng ngoài.
Trong hình thấy họ chơi toàn chó lửa nòng .45 caliber cột bên đùi kiểu cao bồi viễn Tây. Mặc áo giáp đạn cộm không mang súng ngắn bên hông được vì bị cấn, cột bên đùi rút ra lẹ hơn. Nòng .45 dạo sau này được Biệt Kích ưu ái hơn 9 mm vì tuy nặng, băng đạn ít viên, nhưng rất chính xác. Và ưu điểm là khi trúng một cục kẹo 45 vào người thì biết liền hà. Các chàng trai tóc rẽ ngôi láng coóng như tài tử này hay vác các túi màu sa mạc hay các thùng nhựa cứng màu đen. Phía trong đựng súng bắn tỉa, súng trường tấn công đủ loại, súng phóng lựu 40 mm hay trung liên bắn đạn dây nếu địa bàn có nhiều đe dọa.
Tổng thống Trump giải thích lý do ko đạt thoả thuận
Khâm phục bác TT này. Dù không đạt được kết quả gì, nhưng bác vẫn tôn trọng đối thủ, vẫn ca ngợi đối thủ, khác hẳn với những nhà lãnh đạo khác luôn luôn đổ lỗi lên đầu đối thủ.
LĐO | 28/02/2019 | Tổng thống Donald Trump cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội không đạt được thỏa thuận do Triều Tiên yêu cầu dỡ bỏ trừng phạt. Trước đó, Nhà Trắng ra tuyên bố không có thoả thuận chung nào đạt được giữa hai nhà lãnh đạo sau khi cuộc họp đột ngột bị rút ngắn, bữa trưa và lịch trình ký tuyên bố chung bị hủy bỏ. Tổng thống Donald Trump cũng cho hay, bất đồng về lệnh cấm vận chính là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Kim Jong-un không đạt kết quả như mong đợi. Khi được hỏi liệu ông có nghĩ đây là một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vội vã, ông Trump cho biết: “Tôi có thể đã ký một thứ gì đó trong hôm nay. Nhưng tốt nhất là để nó đúng thời điểm hơn là tiến hành vội vã”.
Tổng thống D. Trump giải thích lý do thượng đỉnh không đạt được thoả thuận
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp
báo ở khách sạn Marriott. Ảnh: Hải Nguyễn.
Mở đầu cuộc họp báo lúc 14h tại khách sạn Marriott, ông Donald Trump đề cập tới các thông tin về chính sách đối ngoại, tán dương sự phát triển kinh tế Việt Nam và cảm ơn người dân Việt Nam về sự hiếu khách. Tổng thống Mỹ nhiều lần khẳng định mối quan hệ tốt với lãnh đạo Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump nói rằng, cuộc trao đổi với Chủ tịch Triều Tiên diễn ra thân thiện và mọi người không hề giận dữ khi rời đi. “Chúng tôi chỉ đơn giản là giống nhau. Chúng tôi có mối quan hệ tốt” – ông nói. Sau đó, một lần nữa, ông Donald Trump cho biết, mối quan hệ cá nhân của ông với Chủ tịch Kim Jong-un “rất ấm áp”.
BỐC PHÉT NHƯ BÁO CHẤY VIỆT NAM
BỐC PHÉT NHƯ BÁO CHẤY VIỆT NAM
Chu Mộng Long - Không hiểu anh Thưởng chỉ đạo báo chí báo chấy Việt Nam đăng tin tốt lành thế nào mà báo nào cũng giống như mấy thằng nhà quê ngồi bốc phét bên bàn thịt chó. Đề nghị anh Thưởng rà soát xem, báo nào không đăng được tin cho ra ngô ra khoai thì cho nó về nhà nằm ngủ, còn bốc phét bậy bạ làm nhục quốc thể thì khóa hẳn cái mồm nó lại. Không thực hiện tự do báo chí để có sự tương tác đa chiều như một sự tự điều chỉnh thì nên đặt vòng ngay trong miệng nhà báo để chúng không tiếp tục "sinh ra những cái quái thai được tắm nước hoa" (K. Marx).
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội mang lại nhiều cái lợi cho Việt Nam, lợi ích chính trị, ngoại giao, kinh tế thì hiển nhiên rồi. Cứ chủ đề đó mà viết. Nhưng qua đó bốc Việt Nam lên đỉnh thì nó phét lác như thể anh nhà quê khoe nhà mình gì cũng có, có cả cái máy ỉa.
Thằng thì viết bốc lên trời rằng "Việt Nam là trung tâm hòa giải xung đột quốc tế". Nội bộ trong nhà thì nhìn đâu cũng thấy "thù địch", "phản động" đến mức cảnh giác luôn với dân, đối ngoại thì hết chửi người ta là "sen đầm quốc tế" đến "thành phần bất hảo"... Riêng chuyện Biển Đông với Trường Sa, Hoàng Sa thì bất lực, hết quan ngại đến kêu gào người ta giúp mình. Thách nhà báo lúc anh Trump thảo luận kín với anh Un (đây mới là nội dung chính, thật, còn sau đó công khai chỉ là diễn), đố anh Việt nào có mặt để nói lời hòa giải?
HỒI ĐÓ vs BÂY GIỜ (VN Cộng Hòa vs VN Cộng Sản)
HỒI ĐÓ và BÂY GIỜ
Việt Nam Cộng Hòa hồi đó và Việt Nam Cộng Sản bây giờ.
•Hồi đó một người đạp xích lô kiếm đủ tiền để nuôi 4 người con ăn học đầy đủ. •Còn bây giờ cả nhà đi làm mà vẫn không đủ ăn.
•Hồi đó đi bệnh viện tốn rất ít hoặc không tốn.
•Còn bây giờ cái phong bì luôn đi trước.
•Hồi đó cảnh sát xa lộ được gọi là: “bồ câu trắng.”
•Còn bây giờ được gọi là: “chó vàng.”
Kim Nhật Thành thăm VN cách đây 60 năm có mô tô hộ tống
Chú Ủn, cháu đích tôn của KNT được hộ tống bằng 12 thằng chạy bộ
•Hồi đó cái con mẹ bún hay phở thôi mà vàng đeo chói cả tay. •Còn bây giờ bán bún hay phở nghèo chết bà ra.•Hồi đó ai biết ngày Nhà Giáo là gì tôi chết liền.
•Còn bây giờ đó là ngày tặng giáo viên cái phong bì.
•Hồi đó làm cho chính quyền toàn là người tài, ai cũng phải biết ít nhất tiếng Anh hoặc Pháp.
•Còn bây giờ toàn đám thất học, chạy chọt cả trăm triệu để vô biên chế.
CHUYỆN ÔNG TRÂM - Larry de King
Trump là một nhân kỳ lạ đáng được bái phục và thần tượng vì ông đã nói là làm và đã làm là thành công. Trâm là một ông già gân, sức làm việc kinh khủng, hơn 70 tuổi mà làm việc như điên, không biết có còn năng lượng cho cô vợ trẻ vô cùng xinh đẹp không. Ông đã làm cho tên Tập tham tàn xảo quyệt phải cúi đầu, âm mưu làm bá chủ thế giới của hắn bị sụp đổ. Ông đã đưa ra dự luật cho phép can thiệp vào biển đông, tức là cắt đuờng lưỡi bò phi lý đồng thời làm cho chiến dịch '1 vành đai 1 con đường' đang trên đà phá sản... Mong ông làm Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ để có thể tự tay xóa bỏ CNXH trên toàn thế giới, chấm dứt một thể chế vô nhân tính chưa từng có trong lịch sử thế giới nhưng đã gây đau thương cho nhiều tỷ người trên thế giới trong suốt 100 năm qua. Chắc chắn khi đó lịch sử sẽ ghi nhớ công lao vĩ đại của ông!!!
CHUYỆN ÔNG TRÂM - Larry de King
Chuyện ông Trâm khá ly kỳ, nhưng cũng dễ gây nhiều tranh cãi.
Có nhiều người ghét ông thậm tệ, nhưng người thích ông cũng không phải ít.
Hôm nay, mình muốn đưa ra cái nhìn riêng cá nhân, chả theo phe nào, cũng không tin vào phần lớn truyền thông Mỹ nặng mùi thiên vị.
Chuyện ông là doanh gia tỷ phú thành đạt ai cũng biết rồi.
Ông còn hoạt động trong lĩnh vực truyền hình.
Ông làm nhiều show rất thành công, trong đó có show hoa hậu Mỹ và hoa hậu toàn cầu.
Vây quanh ông tuyền mỹ nhân, vợ ông cũng là người mẫu tuyệt đẹp.
Ông cũng đồng sở hữu vài đầu sách thuộc hàng best selling, nổi bật là 'Art of the deal' (Nghệ thuật đàm phán), đặc biệt 'Time to get tough' (Đến lúc phải cứng rắn) là quyển bắt đầu cho những ý tưởng phải chặn đứng trung quốc làm giàu bằng nhiều thủ đoạn ma giáo, được xuất bản năm 2011, 5 năm trước khi ông bước chân vào chính trường.
Chuyện của ông không có gì ly kỳ cho đến khi đụng đến bà HIếu (Hillary) trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016.
Bà Hiếu là 1 gương mặt vô cùng sáng giá, ứng cử viện nặng ký nhất của ngôi vị tổng thống Hiệp chủng quốc Huê Kỳ, và gần như là 1 độc cô cầu bại lúc bấy giờ.
Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019
Sao chúng ko để Dân được sống ? Hiểu chết liền !!!
Tôi đã bình luận trên trang tác giả: Chế độ độc tài quân phiệt, chính quyền coi dân như cỏ rác, quan chức dùng các doanh nghiệp để cướp tiền dân. Do đó dù đấu tranh bằng ngòi bút, bằng văn bản gửi cho chính quyền, bằng like trên FB... là cần thiết, nhưng nó sẽ vô nghĩa nếu chúng ta ko hành động, vì chúng không bao giờ đọc mấy cái kiến nghị của chúng ta xong rồi chấp nhận từ bỏ hàng trăm nghìn tỷ có thể kiếm được từ các BOT này. Hành động thiết thực nhất là toàn dân xuống đường phản đối; đối với chúng ta là phải ra trạm thu trực không cho chúng thu tiền. Và đã hành động thì phải thực tâm, quyết liệt chứ không phải ra quay live stream (phát sóng trực tiếp) ít phút rồi về trạm xả nằm chơi cả ngày thì chẳng có ý nghĩa gì.
HIỂU CHẾT LIỀN
FB Manh Hung - Chỉ một điều đơn giản nhất, là để người Dân được sống và làm việc theo pháp luật, mà sao khó thế. BOT là đúng, là tốt, ai cũng biết. Anh cứ bỏ tiền ra làm ĐƯỜNG MỚI, và người Dân sử dụng đường của anh, cầu của anh họ sẽ trả tiền. Vậy tại sao,người Dân không sử dụng một chút gì đường anh làm,cầu anh làm,lại cứ phải trả tiền? Cách lý luận: Anh không đi qua cầu tôi làm,nhưng vì cầu tôi làm nên đường cũ anh đi thoáng hơn,là một cách trả lời rất KHỐN NẠN. Không thể đưa cái cầu anh mới xây,vào tổng thể công trình anh đã thu đủ,thậm chí thu thừa.(An Sương đã lý luận như vậy)
FB Manh Hung, ảnh trên trang của tác giả.
Người đứng đầu BOT Cai Lậy kêu khóc là lỗ cả trăm tỷ, khiến những con người bình thường phì cười. Cứ cho là ông ta lỗ, nhưng làm ăn kinh tế, lỗ lãi là chuyện thường, không thể vì lỗ, mà làm sai pháp luật, mà cướp của Dân. BOT Cai Lậy, BOT Mỹ Lộc, BOT Bắc Thăng Long là những BOT đang xả trạm.Chúng ta phải khẳng định rằng,các đơn vị chủ quản của các BOT trên sai hoàn toàn, bởi nếu họ đúng, họ không bao giờ dừng thu chỉ vì có mấy người Dân phản đối. Tính gộp cả Tân Đệ thì cả ngàn tỷ đã ở lại trong dân chúng thời gian qua. Mối lợi lớn như vậy, không dễ để các doanh nghiệp buông bỏ.H’Hen Niê - Hoa hậu khùng và nghèo nhất VN
H’Hen Niê - Hoa hậu khùng và nghèo nhất VN
H’Hen Niê: Mẹ bảo tôi tìm chồng từ năm 12 tuổi, mẹ sẽ dành một phần tài sản để làm hồi môn cho tôi. Nhưng nhà tôi chỉ có 1 ha cà phê, lại phải chia cho 3 chị em. Lấy nhau rồi thì biết làm gì mà sống. Tôi nghĩ thế đó. Nên thay vì tìm chồng, tôi chọn con đường xuống thành phố đi học, dù có phải đi phát tờ rơi, đi làm giúp việc theo giờ, thì tôi vẫn thấy bớt cực hơn, tương lai tươi sáng hơn. Đến giờ tôi vẫn chưa có mối tình đầu. Những chàng trai trong buôn theo đuổi tôi giờ đã có 3-4 đứa con. Họ làm nông dân trồng cà phê. Tôi có thể là vợ của một trong những người đó và là mẹ của những đứa trẻ kia. Cuộc đời có nhiều lúc khó khăn hơn, nhưng tôi không bao giờ khóc và tuyệt vọng như ngày hôm đó. Vì bản chất tôi là người lạc quan. Bất kể chuyện gì cũng có thể khiến tôi cười. Bất kể chuyện gì cũng khiến tôi tìm được niềm vui trong đó.
H’Hen Niê: Thực ra là chỉ còn 300 nghìn thôi. Nhưng tôi bất ngờ vì chị vẫn còn nhớ chuyện đó. Thời điểm đó tôi thực sự không dư dả. Tôi sống trong một căn hộ tập thể cũ, share vài trăm nghìn tiền nhà với bạn, sống phập phù nhờ thu nhập bấp bênh của nghề người mẫu. Vì không dám mơ rằng mình sẽ tiến sâu vào các vòng sau, nên lúc đi thi tôi chủ trương cái gì nhờ được thì nhờ, cái gì mượn được thì mượn. Bởi tôi không dám gánh một đống nợ để đầu tư trang phụ cho cuộc thi. Bạn bè tôi, người cho tôi mượn váy, người cho tôi mượn quần jeans, người cho mượn trang sức…
Đừng khóc cho Venezuela, độc tài thì như nhau cả
Đừng khóc cho venezuela nữa, độc tài thì như nhau cả thôi
Thà đốt cháy hàng viện trợ chứ không cho vào Venezuela. Đó là quyết tâm của Maduro và hôm qua ông ta đã hạ lệnh cho lính bắn, ném lựu đạn để đốt phá các xe tải chở hàng cứu trợ đến từ Colombia. Xin thưa các anh chị rằng những kẻ độc tài thì chúng đều giống nhau cả mà thôi, chúng sẵn sàng sử dụng mọi phương thức thủ đoạn để giữ chặt chiếc ghế quyền lực, cho dù phải đánh đổi bằng xương máu của nhân dân... Các anh chị cứ bình luận thương xót cho Venezuela chứ, nhìn lại ngay đất nước Đông Lào mình đi, cũng không khác gì đâu.- Đã không ít lần nhà cầm quyền các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu và Sơn La cũng đã thà cho đồng bào của mình bị chết đói, thiếu lương thực, thực phẩm quần áo rét, thà chấp nhận trẻ con mù chữ không cho tới trường chứ không thể để cái đám từ thiện ở vùng xuôi nó lên phát quà hoặc xây dựng trường học. Tôi nói ở đây đều có đầy đủ căn cứ từng vụ việc, từng tỉnh nhé không bịa đặt, bởi không ít đoàn từ thiện đến các điểm cần hỗ trợ đều bị phía chính quyền địa phương ngăn cản, cấm đoán thậm chí cho cả an ninh địa phương chặn bắt dọa dẫm.
Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019
Những trò mê tín dị đoan, ai chịu trách nhiệm?
Khiếp sợ khi đọc chức tước của 1 vị sư, chắc là CA, chỉ có độc tài thì mới ôm nhiều chức như thế này: Thượng toạ Thích Thanh Quyết hiện đang là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội. Phó chủ tịch Hội đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Quyền Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương (04/01/2017). Uỷ viên Hội đồng Khoa học Trần Nhân Tông Academy.. Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (2012 - 2017). Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (tháng 12/2017 đến nay). Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh. Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Hà Nam. Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Bắc Kạn. Trụ trì khu di tích Yên tử - Quảng Ninh. Trụ trì Chùa Phúc Khánh - Ngã tư sở, Đống Đa, Hà Nội. Trụ trì Chùa Non Nước - xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trưởng ban chỉ đạo nhiều dự án xây dựng lớn như dự án chùa Đồng (Yên Tử), tượng phật hoàng Trần Nhân Tông, chùa Non Nước...
NHỮNG TRÒ MÊ TÍN DỊ ĐOAN, AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?
FB DODUYNGOC - Những năm gần đây, đặc biệt ở miền ngoài, hệ thống chùa chiền phát triển mạnh và là nơi kinh doanh phát đạt nhờ những trò mê tín dị đoan như cầu lộc, giải hạn, cúng sao, cầu thăng quan tiến chức, cầu mua may bán đắt. Và giờ đây, hiện tượng này cũng đã lan vào nhiều chùa ở miền Nam. Giáo hội Phật giáo cũng đã cho biết đấy là hình thức mê tín, không phải là những tập tục của Phật giáo. Nhiều chức sắc của Giáo hội cũng đã lên tiếng, nhưng mà, soi lại thì một số ngài lên tiếng đó cũng là người có nhiều trò để kiếm tiền xây hết chùa này đến chùa khác, đúc tượng Phật to, luôn quảng cáo chùa mình trên truyền thông, toàn sử dụng những phương tiện hiện đại và đắt giá.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng những hình thức này là phản tiến hoá, đi ngược lại sự phát triển văn minh nhân loại. Thế nhưng chúng vẫn tồn tại và nguyên nhân duy nhất khiến nó phát triển là do lợi tức của các trò này thu về quá lớn. Hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ cho một cuộc giải hạn tập thể khiến cho nhà chùa khó thể bỏ qua. Đã bảo chùa bây giờ là doanh nghiệp, mà đã là con buôn thì khó bỏ qua lợi tức khi có dịp.
Lãnh đạo có cần đọc sách ? Ví dụ Ba Dũng ?
Bài này có nhắc tới Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quyết định chọn ngày 21-4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Tôi gặp ông này lần đầu tiên cuối năm 1998 khi vừa mới từ nước ngoài về. Nhình cung cách đi đứng nói lăng, sau đó nghe ông ta diễn thuyết, tôi có cảm giác ngay đó là thằng vô học. Chưa kể nhìn cái mặt ông ta lúc đó đầy rỗ rất tởm. Sau này khi ông ta lên làm Thủ tướng, cả lũ chúng tôi thấy sốc không tin vào tai mình khi ông ta đưa ra những con số tăng trưởng kinh tế tới 12-13%/năm, cơ bản hoàn thành kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong 3 năm 2006-2008... Đúng là hoàn toàn hoang tưởng, hoàn toàn vô học, không có những kiến thức kinh tế tối thiểu dù trước đó đã có 10 năm liên tục làm Phó thủ tướng thường trực (được anh em gọi là PTT được trình cái ký cái đấy và ký cái gì sai cái đấy). Hậu quả là nền kinh tế liên tiếp rơi vào khủng hoảng (3 lần 2008, 2010 và 2012), của cải đất nước bị tàn phá, nợ nước ngoài tăng vọt... Nhưng ấn tượng lớn nhất về sự vô học của ông này là tại một phiên họp Quốc hội năm 2008, khi đại biểu Nguyễn Văn Đào đoàn Hà Nội đề nghị Thủ tướng nên thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học. Ngồi dưới Hội trường, tôi sốc khi nghe ông ta trả lời đại ý: Ngày nào tôi chẳng tiếp xúc với các nhà khoa học; ở Văn phòng Chính phủ có mấy chục giáo sư, tiến sĩ, tôi vẫn gặp và lắng nghe ý kiến của họ hàng ngày. Quá ngu, đám đấy có phải là nhà khoa học đâu, họ là nhân viên hành chính, chức năng của họ là thực thi các nhiệm vụ ông giao theo đúng quy định của pháp luật. Họ sợ ông như sợ cọp (câu này một bác Bộ trưởng nói với tôi), thách vàng cũng không dám kiến nghị trái ý ông. Ông này chắc chắc cả đời không đọc nổi một quyển sách.
Bộ máy lãnh đạo Việt Nam có đọc sách không? Câu hỏi đơn giản này là một “bí mật chính trường” Việt Nam. Dù tỷ lệ tiến sĩ trong nội các đương nhiệm Việt Nam là khá cao (48,1%) nhưng không ai biết họ có đọc sách không và họ đọc sách gì. Lãnh đạo không chỉ cần ban tham mưu. Lãnh đạo cũng cần sách vì sách không chỉ ảnh hưởng tư cách lãnh đạo mà còn đóng góp việc ra các quyết sách quốc gia.
LÃNH ĐẠO CÓ CẦN ĐỌC SÁCH KHÔNG?
Manh Kim - Ngày 24-2-2014, Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách thủ tướng, ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTG chọn ngày 21-4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân ông Dũng có đọc sách không? Có thể mỗi ngày giới lãnh đạo Việt Nam vẫn đọc sách. Khả năng này không nên loại trừ. Tạm tin như thế. Đọc sách, với giới lãnh đạo nói chung, rõ ràng ít nhiều ảnh hưởng đến việc định hình chính sách, việc hình thành nên một “chính phủ kiến tạo”, việc xây dựng một quốc gia “dân thịnh, nước cường” - nếu đọc đúng và đọc đủ.Bộ máy lãnh đạo Việt Nam có đọc sách không? Câu hỏi đơn giản này là một “bí mật chính trường” Việt Nam. Dù tỷ lệ tiến sĩ trong nội các đương nhiệm Việt Nam là khá cao (48,1%) nhưng không ai biết họ có đọc sách không và họ đọc sách gì. Lãnh đạo không chỉ cần ban tham mưu. Lãnh đạo cũng cần sách vì sách không chỉ ảnh hưởng tư cách lãnh đạo mà còn đóng góp việc ra các quyết sách quốc gia.
Nhà thơ Nguyễn Duy: Nghĩ gì đâu, nó phọt ra …!!!
NGÀY XUÂN ĐẾN THĂM NGUYỄN DUY
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng,
Cướp nay có Đảng có Đoàn hẳn hoi,
Có con dấu đóng đỏ tươi,
Có còng, có súng, dùi cui, nhà tù…
Blog Fb Lê Phú Khải 24-2-2019 - Trước khi về, tôi chỉ kịp hỏi: Duy nghĩ gì khi viết bài “Cướp”?! Vẫn là “phong cách” rất Nguyễn Duy, cười nói: Nghĩ gì đâu, nó phọt ra …!!! Tôi bất giác nghĩ đến Alfred de Musset (1810-1857) nhà thơ lãng mạn Pháp, được mệnh danh là “nhà thơ của tình yêu và đau khổ” (Amour triste). Musset cũng từng tuyên bố nổi tiếng: Hãy đập mạnh vào trái tim mình, thơ vọt ra từ đó!Cướp nay có Đảng có Đoàn hẳn hoi,
Có con dấu đóng đỏ tươi,
Có còng, có súng, dùi cui, nhà tù…
Nguyễn Duy
Mùng hai Tết, tôi rủ nhà văn Phạm Đình Trọng đến chúc Tết Nguyễn Duy. Từ lâu, tôi đã ngưỡng mộ Nguyễn Duy vì thơ rất hay và chữ rất đẹp. Thơ bây giờ bỏ tiền ra in, đem biếu, phải biếu thêm tiền để mong người ta… đọc, nhưng người ta chưa chắc đã đọc! Anh Trọng bảo tôi: đó là thơ ô mai, chua chua ngọt ngọt, xanh đỏ tím vàng… thơ ve gái! Nhưng thơ Duy in ra, tìm mua rất khó. Duy còn chép thơ in thành lịch tờ, bán Tết. Ai không mua được lịch có “thư pháp” của Duy để treo trên tường thì buồn lắm, trong đó có tôi.
LUẬN CHÁNH TRỊ VỀ THAM NHŨNG
LUẬN CHÁNH TRỊ VỀ THAM NHŨNG
HOÀNG HẢI VÂN - Tham nhũng trầm trọng ở Việt Nam là tham nhũng thật, chứ không phải tham nhũng co giãn theo chánh trị. Các văn kiện Đảng và Nhà nước cũng ghi nhận điều đó. Nhưng đã có rất ít quan chức cấp cao ra tòa vì tội tham ô. To như ông Đinh La Thăng phải thọ án 30 năm tù nhưng hồ sơ chẳng thấy có dòng nào ghi ông tham nhũng. Không kết được tội tham nhũng thì các quan chức tướng lãnh sau khi ra tù, thời thế chuyển vần biết đâu sẽ trở thành các chính khách. Cố ý làm trái trong một hệ thống luật pháp lỏng lẻo chồng chéo thì có gì đáng xấu hổ ! Họ biết vậy nên dù bị tù có người vẫn tự tin nghĩ đến tương lai. Có vẻ như công cuộc đốt lò vẫn chưa dùng đến những đòn chí mạng.Tham ô tham nhũng là thứ đáng ghét nhứt trên đời. Lén lút lấy tài sản của người khác, gọi là trộm cắp, đáng ghét 1. Dùng vũ lực khống để đoạt tài sản của người khác, gọi là cướp, đáng ghét 10. Dùng quyền thế để tước đoạt tài sản của đông người, tức là của dân, gọi là tham nhũng, đáng ghét ngàn vạn lần so với trộm cướp. Cho nên, đạo làm quan, trước hết phải thanh liêm, đồng thời phải có tài cán. Thanh liêm mà không tài cán là vô dụng, tài cán mà không thanh liêm thì hại nước hại dân.
Báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ Báo Tang
Hai cựu bộ trưởng bộ 4T bị bắt trong một ngày, để lại “bia miệng” ngàn năm cho báo chí quốc doanh. Hàng năm, đến ngày 23 tháng 2, báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ để tưởng nhớ sự kiện có một không hai này. Ban Tuyên giáo Trung ương quản lý, giáo dục như thế nào mà để cho cán bộ chủ chốt của mình trở thành những “đồng chí” đại tham nhũng như thế này ? Thời đại thông tin đã được 40 năm rồi mà đất nước còn để tồn tại cái Ban kiểm duyệt báo chí này để làm gì ? Giải tán nó đi.
Hai cựu bộ trưởng bộ 4T bị bắt cùng một ngày, việc đó như là đại họa với báo chí quốc doanh, là nhục nhã tột độ của báo chí. Báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ sau khi hai cựu tư lệnh ngành bị bắt giam. Lịch sử báo chí quốc doanh mãi mãi không quên “sự kiện lịch sử” nhơ nhuốc này. Báo chí quốc doanh, trước hết là đội ngũ “binh đoàn” tổng biên tập, hãy nhìn tấm gương Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn để mà hành nghề, để mà lập thân.
Báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ
FB Bá Tân 25-2-2019 - Đây là của hiếm ở tầm thế giới, cùng một ngày, hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông (Bộ 4T) bị khởi và bị bắt giam. Nếu luật pháp chuẩn mực như các nước văn minh, hai bị can này, một thời đứng đầu cai trị báo chí quốc doanh, bị bắt và đưa ra xét xử từ lâu, chứ không phải “ngâm tôm” đến tận bây giờ. Là tư lệnh ngành báo chí, luôn gào thét báo chí phải xông lên chống tham nhũng, vậy mà hai cựu Bộ trưởng bộ 4T trở thành bị can, thủ phạm chính gây ra vụ đại án tại AVG. Dư luận xã hội cũng như báo chí không bất ngờ khi biết cơ quan điều tra bắt giam hai cựu bộ trưởng. Gây ra trọng tội, tham nhũng cả núi tiền, đã bị phanh phui trên mặt báo, có gì là bất ngờ khi đại quan tham bị lùa vào trại giam, chờ ngày đưa ra xét xử. Ảnh: Hai cựu Bộ trưởng Bộ 4T Nguyễn Bắc Son (phải) và Trương Minh Tuấn bị bắt ngày 23/2/2019. Nguồn: Dân ViệtHai cựu bộ trưởng bộ 4T bị bắt cùng một ngày, việc đó như là đại họa với báo chí quốc doanh, là nhục nhã tột độ của báo chí. Báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ sau khi hai cựu tư lệnh ngành bị bắt giam. Lịch sử báo chí quốc doanh mãi mãi không quên “sự kiện lịch sử” nhơ nhuốc này. Báo chí quốc doanh, trước hết là đội ngũ “binh đoàn” tổng biên tập, hãy nhìn tấm gương Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn để mà hành nghề, để mà lập thân.
Vụ AVG, đặc trưng của thể chế
Đức Phật nói có 3 tội nặng nhất mà có tu chết vẫn phải vào địa ngục: (i) Nói xấu, thậm chí chửi mắng Phật; (ii) Trộm đồ thờ cúng trên Tam bảo (Phật Pháp Tăng); (iii) Trộm tiền nhà nước do nhân dân đóng thuế... Theo lời Đức Phật thì có bỏ tù chung thân hay tử hình lũ quan chức và doanh nhân câu kết tham nhũng cũng không bao giờ hết tội; chúng sẽ còn phải chịu tội thêm ở địa ngục. Lô gic trong bài sẽ dẫn đến kết luận hiển nhiên là phải thay đổi thể chế mới triệt tận gốc căn bệnh. Nhưng nói ra sự thật hiển nhiên này sẽ bị quy kết tự diễn biến, tự chuyển hóa nên chúng ta cứ phải luẩn quẩn trong vòng ngu trung và trông đợi những người có chức có quyền tự nhiên hối cải, tự nhiên lại có đạo đức cách mạng. Tham nhũng chính là nhiên liệu để vận hành toàn bộ cỗ máy của thể chế cộng sản. Trong bài chỉ nói tới các Bộ trưởng sai. Còn những thằng trên Bộ trưởng, những thằng ký quyết định cho Bộ trưởng làm như cựu Thủ tướng Dũng thì sao ?
1. Một món hàng trị giá chưa đến 1.000 tỷ mà nâng giá lên gấp gần 10 lần, gần 9.000 tỷ. Nếu, nhà tư sản tiêu tiền của họ, không bao giờ có. Đặc trưng tiêu tiền thuộc về sở hữu toàn dân. Dân gian gọi là tiêu tiền chùa. Cam đoan, không có thể chế tiêu tiền chùa thì không có vụ mua bán này.
2. Bộ trưởng là người giữ vai trò quản lý nhà nước, tức là đề xuất chính sách và đảm bảo chính sách được thực hiện. Doanh nghiệp hoạt động theo luật. Doanh nghiệp trực thuộc và nằm trong cơ quan quản lý nhà nước là tự nó đã cơ cấu lợi ích nhóm. Nền pháp trị quản lý kinh tế không có chuyện này.
Vụ AVG, đặc trưng của thể chế
NB Trần Quang Vũ 25-2-2019 - Ăn cắp gần nửa tỷ USD bằng cả một âm mưu, thủ đoạn khép kín mà tội bị truy cứu là vi phạm đầu tư. Ăn cắp, ăn cướp quy mô lớn, quy trình và thủ đoạn nham hiểm gây bất bình cả hơn 90 triệu dân mà áp dụng luật như kiểu gãi ghẻ, tìm cách cho nhiều người thoát tội cũng mang tính đặc trưng thể chế: ý chí nhóm người chứ không phải ý chí pháp quyền. Nói như thế này dễ bị quy kết nặng nề. Những người u mê không chấp. Những người tỉnh táo hãy bình tĩnh xem những biểu hiện như sau có phải thuộc về thể chế không?1. Một món hàng trị giá chưa đến 1.000 tỷ mà nâng giá lên gấp gần 10 lần, gần 9.000 tỷ. Nếu, nhà tư sản tiêu tiền của họ, không bao giờ có. Đặc trưng tiêu tiền thuộc về sở hữu toàn dân. Dân gian gọi là tiêu tiền chùa. Cam đoan, không có thể chế tiêu tiền chùa thì không có vụ mua bán này.
2. Bộ trưởng là người giữ vai trò quản lý nhà nước, tức là đề xuất chính sách và đảm bảo chính sách được thực hiện. Doanh nghiệp hoạt động theo luật. Doanh nghiệp trực thuộc và nằm trong cơ quan quản lý nhà nước là tự nó đã cơ cấu lợi ích nhóm. Nền pháp trị quản lý kinh tế không có chuyện này.
Đưa báo chí vào 'kinh doanh có ĐK' để tăng kiểm soát?
Đưa báo chí vào danh mục 'kinh doanh có điều kiện' để tăng kiểm soát?
Trung Khang, RFA 2019-02-25 Nhà báo Phạm Thành thì cho rằng, tín hiệu gốc phải là chủ trương của chính quyền Việt Nam là có muốn dân chủ hay không? Chứ luật biểu tình cũng không cho ra, rồi lại ban hành luật an ninh mạng, thực chất là ‘bịt miệng’ người dân. Nên không có cơ sở để hiểu rằng đưa báo chí vào kinh doanh có đều kiện là nới rộng dân chủ, cho nhiều người tham gia, mà bản chất là nó siết lại. Mà nó siết lại ngay đơn vị mà họ đã cho phép. Ông nhận định về tình hình báo chí Việt Nam hiện nay: “Tình hình báo chí Việt Nam thì vẫn siết, không có gì thay đổi. Nhưng trước xu thế hiện nay, thì họ chơi cái trò nhún nhảy hơn một tí. Chẳng hạn như nhân ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì họ cũng để cho báo chí nói về cuộc xâm lăng này, một số báo có nói đích danh Trung Quốc xâm lược..."
Ảnh minh họa: Một sạp bán báo ở Việt Nam
Kinh doanh sản phẩm báo chí là một trong ba ngành nghề dự kiến sẽ được trình Quốc hội để bổ sung vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đây có phải là bước mở rộng kinh doanh báo chí hay là bước tăng cường kiểm soát báo chí của chính quyền Việt Nam? Trong dự thảo Luật Sửa đổi, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 5 tới, mặc dù đã bỏ 22 ngành nghề, nhưng đáng chú ý là dự luật bổ sung 3 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm: tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp, đăng kiểm tàu cá và kinh doanh sản phẩm báo chí.
Quỹ Phan Chu Trinh ko bị một sức ép nào cả
GS Chu Hảo: Quĩ Phan Chu Trinh ngưng hoạt động không từ một sức ép nào cả
Cuối tháng 2/2019, trên các trang mạng xã hội có lan truyền một bức thư được cho là của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam, Chủ tịch Quĩ văn hóa Phan Chu Trinh, ký về việc ngưng hoạt động của tổ chức này. Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam, Phó chủ tịch hội đồng khoa học Quĩ Văn hóa Phan Chu Trinh, xác nhận với đài RFA rằng lá thư của bà Bình là có thật, và ông cho RFA cuộc phỏng vấn sau đây. Ảnh: Giáo sư Chu Hảo, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Quĩ Phan Chu Trinh. Ảnh chụp 2010.
Kính Hòa RFA: Trong lá thư của bà Nguyễn Thị Bình, thưa giáo sư tại sao không thấy đưa lý do tại sao Quĩ Phan Chu Trinh được cho ngưng hoạt động?
Giáo sư Chu Hảo: Cái lý do chủ yếu mà chúng tôi nói rằng là vì những điều kiện khách quan đấy, là sức khỏe của bà Nguyễn Thị Bình. Bà ấy năm nay đã trên 90 tuổi. Gần đây sức khỏe của bà rất là giảm sút. Thành ra bà rất là muốn từ nhiệm chức chủ tịch Quĩ văn hóa Phan Chu Trinh. Và bà đã đề nghị phải có người thay thế. Thế nhưng trong thời gian vừa qua, hội đồng của chúng tôi có họp lại thì không tìm được người thay thế. Không ai có đủ điều kiện, tư cách và điều kiện, trong thời điểm hiện nay. Mà bà Bình thì cương quyết xin rút, cho nên chúng tôi tuyên bố ngưng hoạt động.
Cũng có một số bạn bè trong và ngoài nước, có hỏi chúng tôi là có bị sức ép gì không. Chúng tôi xin khẳng định là việc này chúng tôi làm hoàn toàn tự nguyện tự giác, trên cái cơ sở, điều kiện là không có người thay thế bà Bình, chứ không chịu sức ép của bất kỳ chính quyền hay ai cả.
Giáo sư Chu Hảo: Cái lý do chủ yếu mà chúng tôi nói rằng là vì những điều kiện khách quan đấy, là sức khỏe của bà Nguyễn Thị Bình. Bà ấy năm nay đã trên 90 tuổi. Gần đây sức khỏe của bà rất là giảm sút. Thành ra bà rất là muốn từ nhiệm chức chủ tịch Quĩ văn hóa Phan Chu Trinh. Và bà đã đề nghị phải có người thay thế. Thế nhưng trong thời gian vừa qua, hội đồng của chúng tôi có họp lại thì không tìm được người thay thế. Không ai có đủ điều kiện, tư cách và điều kiện, trong thời điểm hiện nay. Mà bà Bình thì cương quyết xin rút, cho nên chúng tôi tuyên bố ngưng hoạt động.
Cũng có một số bạn bè trong và ngoài nước, có hỏi chúng tôi là có bị sức ép gì không. Chúng tôi xin khẳng định là việc này chúng tôi làm hoàn toàn tự nguyện tự giác, trên cái cơ sở, điều kiện là không có người thay thế bà Bình, chứ không chịu sức ép của bất kỳ chính quyền hay ai cả.
Buồn trước cái chết của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh
Buồn khi đọc đoạn kết: Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh dù sao cũng làm cho hình ảnh Việt Nam bớt cằn cỗi trong vấn đề học thuật và các sinh hoạt văn hóa thuộc sách vở, tri thức. Nó tự đóng cửa dù với lý do gì thì nhà nước này cũng mang tiếng là áp lực nó đi đến chỗ không còn đường hoạt động. Bởi Quỹ này không cần một ngân sách lớn để vận hành vì nó không nuôi ai trong hội đồng chấm giải. Nó đóng cửa vì áp lực chính trị của nhà nước là thêm một vết nhơ cho chế độ khi hành xử thiếu văn hóa đối với một tổ chức lấy văn hóa làm đầu.
Bản thông báo ngưng hoạt động Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh được bà Nguyễn Thị Bình ký ngày 20 tháng 2 năm 2019. Đối với những ai quan tâm tới lĩnh vực văn hóa học thuật Việt Nam chắc không khỏi buồn lòng khi nghe tin Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh đã chính thức ngưng hoạt động. Bản thông báo được bà Chủ tịch Nguyễn Thị Bình ký ngày 20 tháng 2 năm 2019 và phát hành rộng rãi vào ngày 23 tháng này.
Một trong những nội dung cho biết “11 năm hoạt động cho phép Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh vui mừng trước những thành quả bước đầu ấy trong việc khởi phát tinh thần “Hưng dân trí, chấn dân khí”. Nay do một số điều kiện khách quan, chúng tôi xin trân trọng Thông báo chấm dứt mọi hoạt động của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh kể từ ngày công bố Thông báo này”.
Cái chết của một tổ chức văn hóa
Mặc Lâm - Có một điều lạ là Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh chưa thật sự chiếm lĩnh mảnh đất mà nó nhắm tới: Những con người Việt Nam đang cần khai hóa. Họ là lớp dân nghèo chiếm đại đa số trong xã hội Việt Nam. Họ là nam, nữ thanh niên lứa tuổi cần bồi dưỡng tri thức trước khi bước chân vào đời sống. Họ là những tầng lớp khác học hành dang dở muốn bổ xung kiến thức bằng các tác phẩm bù đắp vào thiếu thốn cũng như giải thích những câu hỏi có tính học thuật. Những lớp người ấy lại không đứng chung hay chí ít không tiếp cận được với một tổ chức xã hội dân sự rất hữu ích cho tới khi nó không còn hoạt động nữa.Bản thông báo ngưng hoạt động Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh được bà Nguyễn Thị Bình ký ngày 20 tháng 2 năm 2019. Đối với những ai quan tâm tới lĩnh vực văn hóa học thuật Việt Nam chắc không khỏi buồn lòng khi nghe tin Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh đã chính thức ngưng hoạt động. Bản thông báo được bà Chủ tịch Nguyễn Thị Bình ký ngày 20 tháng 2 năm 2019 và phát hành rộng rãi vào ngày 23 tháng này.
Một trong những nội dung cho biết “11 năm hoạt động cho phép Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh vui mừng trước những thành quả bước đầu ấy trong việc khởi phát tinh thần “Hưng dân trí, chấn dân khí”. Nay do một số điều kiện khách quan, chúng tôi xin trân trọng Thông báo chấm dứt mọi hoạt động của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh kể từ ngày công bố Thông báo này”.
Ông Trump tỏ ra mềm dẻo trước khi gặp ông Kim
Ông Trump tỏ ra mềm dẻo trước khi gặp ông Kim
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ họp thượng đỉnh lần thứ hai trong tuần này mà không có kỳ vọng thật sự về một thỏa thuận cuối cùng để giải giáp kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nhưng đặt ra hy vọng về một hiệp định hòa bình chính thức cho bán đảo Triều Tiên sau nhiều lần trì hoãn. Đây là lần gặp thượng đỉnh thứ hai giữa ông Trump và ông Kim trong vòng chưa tới một năm. Trong một dòng tweet hôm 25/2, ông Trump nhấn mạnh những lợi ích của Triều Tiên nếu họ từ bỏ vũ khí hạt nhân: “Nếu giải trừ hạt nhân hoàn toàn, Triều Tiên sẽ nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế. Nếu không, thì vẫn như cũ. Chủ tịch Kim sẽ có quyết định khôn ngoan!”Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/2, tám tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử của họ ở Singapore – lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ tại vị và một nhà lãnh đạo Triều Tiên gặp nhau. Khi đó, hai nhà lãnh đạo đã cam kết làm việc hướng đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên nhưng thỏa thuận mơ hồ giữa họ không đem đến bao nhiêu kết quả. Các thương nghị sỹ Dân chủ và các quan chức an ninh của Mỹ đã cảnh báo ông Trump đừng nên ký vào một thỏa thuận mà không có tác dụng gì nhiều trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Cần tước bỏ tư cách đại biểu QH của sư bán sao
SƯ SÃI LÀM KINH TẾ
FB Luân Lê - Lão mặc áo cà sa và đang làm đại biểu quốc hội, cũng là trụ trì nhiều Chùa trên cả nước, trong đó tự lão định giá các ngôi sao và chia đều cho 12 tháng mà coi đó là một mức giá quá rẻ so với giá trên thị trường. Vậy hoá ra các ngôi Chùa đến nay đã thành một thị trường để kinh doanh và định giá giá trị các ngôi sao ở trên trời và bán nó cho những đám người ngu muội ở trên trái đất?Lợi dụng sự mù quáng và ngu dốt, tham lam của nhân quần để kiếm tiền, đồng thời làm hoen ố, báng bổ cả đạo Phật, tôn giáo và các hệ giá trị của đời sống tín ngưỡng, tâm linh tốt đẹp được duy giữ hàng nghìn năm qua.
Đại biểu quốc hội mà vi phạm pháp luật và trực tiếp làm những việc huỷ hoại tôn giáo thì xứng đáng phải bị đưa ra xử lý trước quốc hội và các cử tri trên cả nước.
Tại sao chú Ủn đi xe lửa 60 giờ đến Việt Nam?
Chú Ủn dùng cách đi xe lửa cũng hay vì nhờ đó cả thế giới đều nói về Chú và Triều Tiên trong suốt nhiều ngày. Một cách làm truyền thông tuyệt vời. Xét về chi phí, cũng chưa biết đi tàu rẻ hay thuê 1 chiếc máy bay rẻ hơn. Tàu của nhà trồng được; Máy bay thì phải thuê...
Thay vì bay 3-4 giờ, tại sao ông Kim đi xe lửa 60 giờ đến Việt Nam?
26/02/2019 (NLĐO) - Đoàn tàu chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến ga Đồng Đăng ở Lạng Sơn vào sáng 26-2 để thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Câu hỏi đặt ra là tại sao nhà lãnh đạo Triều Tiên lại chọn hành trình bằng tàu lửa mất khoảng 60 giờ, thay vì tốn khoảng 3-4 giờ cho hành trình bằng máy bay. ông Tak Hyun Min, phụ tá của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nhận định hành trình bằng tàu lửa là "lựa chọn xuất sắc" của Bình Nhưỡng cho chuyến đi lần này của ông Kim Jong-un.
Chủ tịch Kim Jong-un đến ga Đồng Đăng. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia tin rằng ông Kim chọn đoàn tàu bọc thép cho chuyến đi đến Việt Nam là để tiếp nối truyền thống của ông nội và cha. Hồi năm 1958, cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông nội ông Kim Jong-un, đi tàu đến Trung Quốc rồi đi máy bay đến Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam. Ngoài ra, khi đoàn tàu đi qua Trung Quốc, hành trình này được xem là cách Triều Tiên cho thế giới thấy mới quan hệ thân cận với đồng minh này.
Nghĩ về một chữ "Tiền"
Nghĩ về một chữ "Tiền"
26/02/2019 Tiền chỉ là phương tiện, không phải mục đích. Thế nhưng, vẫn có nhiều người "quên" hoặc cứ lẫn lộn. Về bản chất, tiền không tốt cũng không xấu. Tốt hay xấu là do cách con người sử dụng. Con người sử dụng tiền để tạo dựng hay để phá hoại, để được người khác xem trọng hay để bị người khác xem thường. Con người sử dụng tiền để phục vụ cho cuộc sống hay con người sống để phục dịch cho tiền. Tiền, nếu được đặt ở vai trò là đầy tớ, nó sẽ là một đầy tớ tốt; nhưng nếu nâng lên vai trò là ông chủ, nó sẽ là một ông chủ tồi. "Tiền để làm gì? Tiền nhiều làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?". Đó là phát biểu của "vua" cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ trong phiên tòa ly hôn gây "bão" dư luận mấy ngày qua.Nhầm lẫn giá trị của đồng tiền
Thật ra, ông Vũ đặt câu hỏi ấy với vợ mình trong bối cảnh của phiên tòa, với ngụ ý của riêng ông. Tuy nhiên, nếu tách riêng câu hỏi "Tiền nhiều để làm gì?" đặt ra trong bối cảnh xã hội hôm nay cũng cho chúng ta nhiều suy nghĩ về giá trị của tiền và cách ứng xử với đồng tiền. Con người tạo ra tiền làm phương tiện thanh toán, là công cụ trung gian để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Chúng ta cần tiền để có thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ; để được an toàn; để nuôi dưỡng gia đình, xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội; để vui chơi và giải trí; để được công nhận là thành đạt, để được tôn trọng và yêu mến.
BOT Dầu Giây: Thằng Bố nức nở khen Thằng Con
Đúng là con giỏi cướp tiền được bố khen. Người ta bảo số liệu của các cơ quan nhà nước đưa ra đều bị tiền và quyền làm méo mó, quả nhiên không sai. Bộ GTVT, bố thằng Tổng cục Đường bộ và cũng là ông của thằng VEC, cũng không dám công bố kết quả kiểm tra các trạm BOT đúng sự thật... Công bố đúng để mất chức à ?
Đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ đã kiểm tra hồ sơ thu phí từ ngày 28/1 đến ngày 8/2/2019, nhằm thẩm tra tính minh bạch trong công tác thu phí tại trạm. Theo hồ sơ lưu tại trạm vào các ngày trên, trạm thu phí Dầu Giây thu được trên 13,2 tỷ đồng; trung bình một ngày đêm (3 ca) thu được 1,1 tỷ đồng; đã nộp vào tài khoản ngân hàng hơn 10,5 tỷ đồng; bị cướp ngày 7/2 là 2,22 tỷ đồng, tiền thu phí còn tồn quỹ 468 triệu đồng. Kết quả kiểm tra các giấy tờ liên quan cho thấy, chứng từ thu phí được lập đầy đủ theo quy định tại quy trình tổ chức hoạt động thu phí đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Tổng cục Đường bộ công bố kết quả kiểm tra trạm thu phí Dầu Giây
26/02/2019 TPO - Theo kết quả kiểm tra đột xuất trạm thu phí Dầu Giây trên cao TPHCM-Dầu Giây của Tổng cục Đường bộ, hoạt động thu phí đúng quy định, không có bất thường như dư luận sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng tiền phí hôm mùng 3 Tết vừa qua. Tổng cục Đường bộ cũng đề nghị VEC khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư bổ sung hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng theo Quyết định số 07/2017 của Thủ tướng. Bên cạnh đó, VEC phải báo cáo giải trình việc không sao lưu đầy đủ dữ liệu video theo quy định tại Thông tư 49/2016 của Bộ GTVT; Thực hiện ngay việc công khai thông tin trên biển báo điện tử gắn tại khu vực nhà điều hành theo quy định tại Thông tư số 49/2016; Khắc phục ngay lỗi không đồng bộ thời gian của các video làn, video cabin và video toàn cảnh.Đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ đã kiểm tra hồ sơ thu phí từ ngày 28/1 đến ngày 8/2/2019, nhằm thẩm tra tính minh bạch trong công tác thu phí tại trạm. Theo hồ sơ lưu tại trạm vào các ngày trên, trạm thu phí Dầu Giây thu được trên 13,2 tỷ đồng; trung bình một ngày đêm (3 ca) thu được 1,1 tỷ đồng; đã nộp vào tài khoản ngân hàng hơn 10,5 tỷ đồng; bị cướp ngày 7/2 là 2,22 tỷ đồng, tiền thu phí còn tồn quỹ 468 triệu đồng. Kết quả kiểm tra các giấy tờ liên quan cho thấy, chứng từ thu phí được lập đầy đủ theo quy định tại quy trình tổ chức hoạt động thu phí đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Những dấu hỏi từ vụ bắt Son - Tuấn
Những dấu hỏi từ vụ bắt Son - Tuấn
Phạm Chí Dũng - Một yếu tố tâm lý quan trọng cần xét đến là sự thay đổi bất thường trong quan điểm Nguyễn Phú Trọng, trong trường hợp ông Trọng bị những cựu thần và tướng lĩnh lão thành - giới mà ông Trọng dành cho nhiều tình cảm về ý chủ nghĩa ý thức hệ cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ đảng và do đó thường tham khảo ý kiến - chỉ trích nặng nề vì đã không xử nghiêm Trương Minh Tuấn để công bằng với các vụ xử ‘phe Nguyễn Tấn Dũng’, vô hình trung sẽ khiến ‘uy tín của tổng bí thư bị ảnh hưởng’, chưa kể ước mơ tái hiện hình ảnh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với ‘Đổi Mới’ ba chục năm về trước và ‘lưu truyền sử xanh’ của Nguyễn Phú Trọng trong tương lai có thể bị tan vỡ như bong bóng xà phòng.
Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.
Có những điểm giống nhau ‘chết người’ giữa vụ cựu bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn ‘nhập kho’ vào tháng 2 năm 2019 với vụ hình ảnh cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng phải ngậm ngùi tra tay vào còng hơn một năm trước đó: cả hai đều còn giữ cương vị ủy viên trung ương khi bị khởi tố và bắt giam; và cả hai đều có ‘độ trễ’ từ lần mất chức gần nhất đến lúc bị bắt là 7 tháng. Sau khi bị cách lột chức vụ ủy viên bộ chính trị vào tháng 5 năm 2017, Đinh La Thăng được Bộ Chính trị ‘phân công’ về làm phó trưởng ban kinh tế trung ương như một thủ thuật ‘nhốt quyền lực vào lồng’, sau đó đến tháng 12 năm 2017 thì bị bắt; còn Tương Minh Tuấn sau khi bị cách chức bộ trưởng thông tin và truyền thông vào tháng 7 năm 2018, 7 tháng sau cũng bị bắt nốt.
Ảnh Kim Jong-un về đến khách sạn Melia
Đọc bài này mình có 2 nhận xét: 1) Dân Việt đón chú Ủn như lãnh tụ thế giới mang lại phước lành cho dân tộc ta hay như ngạc nhiên được đón chú King Kong khổng lồ từ nơi rừng rú hoang dã đột nhiên tới VN (chế độ CS cũng được coi là hoang dã vì xã hội được quản lý theo luật rừng) ? 2) Chú Ủn đi vòng vèo quá. Phải chăng chú không có tiền nên chọn giải pháp đi vòng vèo để tránh phải nộp phí BOT ? Cộng sản mà keo kiệt thế là rất đáng khen đấy; bình thường chúng tiêu tiền như phá. Xem thêm: NGHE TRỘM về BOT trên đoàn tàu Ủn Chủ tịch.
Người dân đứng kín vỉa hè đường Lý Thường Kiện quay phim, chụp ảnh đoàn xe đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Phạm Dự
Xe chở Chủ tịch Kim trước khi tiến vào khách sạn Melia. Ảnh: Phạm Dự
Xe chở ông Kim Jong-un về khách sạn tại Hà Nội
26/2/2019 - Sau quãng đường 170 km từ ga Đồng Đăng, Lạng Sơn, ông Kim Jong-un về đến khách sạn Melia, quận Hoàn Kiếm.
Nhóm an ninh Triều Tiên khẩn trương xuống xe chạy đến
bảo vệ Chủ tịch Kim Jong-un tại khách sạn Melia. Ảnh: Võ Hải
11h00 Đoàn xe về đến khách sạn MeliaNgười dân đứng kín vỉa hè đường Lý Thường Kiện quay phim, chụp ảnh đoàn xe đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Phạm Dự
Xe chở Chủ tịch Kim trước khi tiến vào khách sạn Melia. Ảnh: Phạm Dự
Chú Ủn mở cửa xe chống đạn: chưa từng có tiền lệ
Ông Kim Jong Un mở cửa chống đạn, vẫy tay chào: chưa từng có tiền lệ
26/02/2019 TTO - Chủ tịch Kim Jong Un đã chủ động hạ kính xe chống đạn và vẫy tay chào người dân Việt Nam - một hành động chưa từng có tiền lệ của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong các chuyến công du nước ngoài. Trước khi đoàn xe lăn bánh về Hà Nội, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã thể hiện sự thân thiện khi chủ động hạ kính ôtô và vẫy tay chào người dân Việt Nam trước sự chứng kiến của đông đảo truyền thông quốc tế. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã từng thăm Trung Quốc nhiều lần và đến Singapore nhưng chưa có lần nào người ta bắt gặp cảnh tương tự. Điều này cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên rất tin tưởng vào khả năng đảm bảo an ninh của phía Việt Nam.
Chủ tịch Triều Tiên Kaim Jong Un vẫy tay chào
người
dân Việt Nam từ xe chống đạn - REUTERS
đưa ra khỏi tàu hỏa - Ảnh: NHẬT NAM
Đoàn tàu bọc thép của ông Kim Jong Un đã tiến vào biên giới Việt Nam sáng nay 26-2, mang theo hai xe Mercedes-Benz có khả năng chống đạn. Chúng có ngoại hình y hệt nhau và đều không mang biển số. Điều này được cho nhằm đảm bảo an ninh cho nhà lãnh đạo Kim Jong Un bởi người ngoài sẽ không thể biết ông đang ngồi trong xe nào. Nhưng, trong một động thái chưa từng có tiền lệ khi công du nước ngoài, chủ tịch Triều Tiên đã chủ động hạ kính, đưa tay ra ngoài và vẫy tay chào người dân Việt Nam đang vẫy cờ hoa hai bên đường. Hành động này đồng nghĩa người ta đã biết ông Kim Jong Un đang ngồi xe nào trong hai chiếc xe y hệt nhau.
Tường thuật lễ đón Kim Jong un ở Đồng Đăng
- 8h30Ảnh: Hữu Khoa
Tường thuật lễ đón Kim Jong un ở Đồng Đăng
He he, dù Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ra đón, nhưng VNexpress chỉ đưa ảnh cha Chủ nhiệm VPCP ôm ông Kim.
Video: Đón Chủ tịch Kim Jong-Un tại ga Đồng Đăng
Xem video này mình không hiểu những người vẫy cờ hoa bên đường là người thật hay người máy vì vẫy rất đều, rất hăng hái và... dù nhà độc tài đã đi khỏi nhà ga hàng chục km rồi nhưng họ vẫn hân hoan nhiệt tình đứng vẫy ??? Đúng là thời đại 4.0, chúng ta đã có rất nhiều rô bôt làm việc thay người. Trình độ sản xuất rô bôt siêu hạng. Việt Nam quả là vô địch thiên hạ.
Xem thêm ở đây: https://vnexpress.net/hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu/chu-tich-trieu-tien-den-viet-nam-tren-doan-tau-boc-thep-3886258.html
Đón Chủ tịch Kim Jong-Un tại Ga Đồng Đăng
Hàng không độc quyền: Hành lý vỡ, mất cắp khó tránh
Đọc những câu trả lời của thằng Sơn thấy lộn ruột. Cám ơn ông Tuấn đã phát biểu rất đúng: "Trước hết Tổng cục du lịch, các hiệp hội khách sạn, nhà hàng, lữ hành... cần lên tiếng mạnh với Văn phòng chính phủ, Bộ GTVT, Tổng cục hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất (và cả các sân bay khác); thuê tư vấn độc lập đánh giá về vận chuyển, quản lý đồ đạc hành khách; sắp xếp, điều chuyển nhân sự trực tiếp liên quan đến công việc này; lắp camera để du khách tự theo dõi đồ cá nhân của mình... Việc chấn chỉnh, nếu có quyết tâm và sức ép đủ mạnh có thể chỉ cần một tháng. Đây là công việc của thời kỳ 1.0 và 2.0. Nay việc này quá dễ...".
Hành lý ký gửi rách vỡ, mất cắp: Khó tránh
Hành lý rách vỡ cũng giống như hàng không chậm hủy chuyến là không thể tránh khỏi... Liên quan tới phản ánh của ông Hoàng Anh Tuấn (cựu Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, Phó Tổng Thư ký ASEAN) cho biết, chỉ trong 4 tháng qua đã có 3 chiếc vali bị hỏng, vỡ, một thùng đồ bị dập nát hoàn toàn khi di chuyển chặng Jakarta - Hà Nội, quá cảnh qua Tân Sơn Nhất một lần nữa khiến dư luận thêm đắn đo khi sử dụng dịch vụ của chính mình. Trước đó cũng từng có nhiều phản ánh của khách hàng cho biết hành lý ký gửi bị ném vỡ, mất cắp, thực tế này buộc Cục Hàng không Việt Nam phải lên tiếng.
Cục Hàng không Việt Nam sẽ xử lý người đứng đầu
nếu để mất cắp hành lý ký gửi. Ảnh: TTXVN
Trả lời trên TTXVN, ông Nguyễn Quang Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ mặt đất (VIAGS), khẳng định quá trình phục vụ hành lý từ trong nhà ga đến khu vực đảo hành lý đều được giám sát 100% thông qua hệ thống camera của Cảng hoặc Công ty. Ông Tuấn cũng cho biết, tỉ lệ hành lý rách vỡ, moi rạch trên các chuyến bay của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với nhiều sân bay quốc tế khác như Narita (Nhật Bản là 0,13 kiện/1.000 khách), Charles de Gaulle (Pháp là 1,13 kiện /1.000 hành khách).. còn Nội Bài là (0,08 kiện/1.000 khách), Đà Nẵng (0,03 kiện/1.000 khách và Tân Sơn Nhất (0,06 kiện/1.000 khách).
Vì sao VN đột nhiên ầm ĩ lên án ‘giặc TQ xâm lược?’
Vì sao ầm ĩ lên án ‘giặc Trung Quốc xâm lược?’
26/02/2019 - Phạm Chí Dũng - “Chưa bao giờ thấy báo chí và mấy ông nhà nước chửi Trung Quốc ác liệt như thế! Có chuyện gì vậy?” – một người dân ngơ ngác. Một số người dân khác xì xầm lo ngại “Sắp chiến tranh à?” Với tính khí đặc thù sĩ diện và xem nặng thể diện của Nguyễn Phú Trọng, lối hạ nhục trên quả là khó tiêu hóa. Rất có thể trong tình thế “con giun xéo lắm cũng quằn,” ông Trọng cùng Bộ Chính trị của ông ta đã phải tìm cách phản ứng truyền thông nhân dịp “kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc” như một lối trả đũa giận dỗi, nửa vời và “vừa chửi vừa run”
Bảng gỗ khắc ghi tội ác của quân Trung Quốc ở
bản Tổng Chúp (xã Hưng Đạo). (Hình: Vietnamnet)
Sắp chiến tranh à?Vào mùa Xuân năm 2019, một trong những lần hiếm hoi kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, một chiến dịch tố cáo “giặc Trung Quốc xâm lược Việt Nam” đã được tổ chức ầm ĩ bất thường trên mặt báo chí nhà nước, được bật đèn xanh bởi Ban Tuyên giáo Trung ương – cơ quan mà hẳn phải nhận được cái gật đầu mạnh mẽ bất thường không kém bởi Bộ Chính trị, đặc biệt là giới tướng lĩnh trong Bộ Quốc phòng và có thể cả “Tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng.
NGHE TRỘM về BOT trên đoàn tàu Ủn Chủ tịch
Thích nhất đoạn này: "Lũ ngu! Chúng mày có biết từ Lạng Sơn về Hà Nội có 170km mà phải qua mấy trạm BOT không? Cả đoàn xe mấy chục chiếc chúng mày nhân lên xem bao nhiêu xèng hả. Không đổi tiền Việt thì chúng mày lấy gì mà trả? Mà không trả thì cả đoàn xe có về Hà Nội gặp lão Trump được không? Chúng mày mà đứng lâu quá 5 phút cũng bị phạt nhá. Họ có luật rồi. Không cẩn thận họ đưa vào danh sách đen từ chối phục vụ nhá. Tệ hơn nữa thì bị dân xã hội đen vây xe, dằn mặt nhá... "
- Các anh đã đổi tiền Việt chưa?
Đám tùy tùng sợ xanh mắt mèo, mặt ông nào ông nấy tái như đít nhái... Thư ký trưởng lấy hết can đảm trình bày:
- Dạ thưa Chủ tịnh kính mến! Anh em trong Đoàn tiền trạm bay sang Nội Bài hôm kia đã đổi rồi ạ...
Ủn Chủ tịch nghe xong, đập bàn quát:
- Tôi hỏi là hỏi ở trên con tàu này, các anh đã chuẩn bị tiền Việt chưa? Chứ không hỏi Đoàn tiền trạm sang Hà Nội hôm kia đã đổi chưa?
Nhóm tùy tùng run lẩy bẩy, súyt đánh rơi cả sổ trên tay... Thư ký trưởng lại ấp úng mở lời:
NGHE TRỘM TRÊN ĐOÀN TÀU ỦN CHỦ TỊCH...
Đoàn tàu bọc thép của Ủn Chủ tịch qua Thiên Tân, sắp chạm đất Bắc Kinh thì chủ tịch nhấn nút gọi thư ký và cận vệ vào... Năm tùy tùng tay cầm sổ khúm núm đi vào toa VIP của Chủ tịch và phu nhân. Chủ tịch nhìn qua một lượt rồi hỏi:- Các anh đã đổi tiền Việt chưa?
Đám tùy tùng sợ xanh mắt mèo, mặt ông nào ông nấy tái như đít nhái... Thư ký trưởng lấy hết can đảm trình bày:
- Dạ thưa Chủ tịnh kính mến! Anh em trong Đoàn tiền trạm bay sang Nội Bài hôm kia đã đổi rồi ạ...
Ủn Chủ tịch nghe xong, đập bàn quát:
- Tôi hỏi là hỏi ở trên con tàu này, các anh đã chuẩn bị tiền Việt chưa? Chứ không hỏi Đoàn tiền trạm sang Hà Nội hôm kia đã đổi chưa?
Nhóm tùy tùng run lẩy bẩy, súyt đánh rơi cả sổ trên tay... Thư ký trưởng lại ấp úng mở lời:
Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?
Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?
Ben Ngô BBC - Giáo sư Trương Quốc Bình, cựu Cục phó Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch được báo Dân Việt dẫn lời: "Việc xây dựng các khu chùa đồ sộ là chưa từng có trong lịch sử phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Từ thời Lý, Trần đến thời Nguyễn, chúng ta không có các chùa với quy mô hàng hécta, kỷ lục nọ kia như thế. Các ngôi chùa của ta là các công trình tôn giáo, tín ngưỡng hòa nhập với thiên nhiên, là bao gồm sông, núi, đất đai và con người ở trong công trình đó, với cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên chứ không phải ở trước một thứ đồ sộ và cảm thấy mình thật nhỏ bé." "Nguyên nhân của việc này là khủng hoảng niềm tin. Trong số những người đi thờ cúng, cổ vũ xây dựng những cơ sở tôn giáo, cấp đất cho chùa, duyệt dự án có cả các lãnh đạo. Tôi kiến nghị các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải xem lại việc cho phép và ủng hộ những dự án này."
Báo Việt Nam cho hay chùa Tam Chúc ở Hà Nam đã mở cửa đón khách đến viếng trong dịp Tết Kỷ Hợi dù chùa này vẫn chưa khánh thành. Gần đây xuất hiện một số ý kiến ở Việt Nam cho rằng có hiện tượng xây quá nhiều chùa to, công trình tâm linh kết hợp du lịch. Hiện tượng này nên được nhìn nhận ra sao? Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 18 nghìn ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất…
Hà Nội giữ bí mật nơi ở của hai ông Trump và Kim
Khổ cho dân thật. Trump sang VN mấy lần, trước đó là Bill Clinton, B. Obama, Bush..., xã hội vẫn bình yên. Lần này chỉ vì cái thằng Ủn oắt con sang cùng mà cả Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Ninh... cứ náo loạn cả lên; hàng loạt tuyến đường giao thông bị cấm. Tổ chức thế này tốn tiền dân lắm, tổ chức làm gì. Chỉ cần giữ bí mật nơi ở của chú Ủn theo yêu cầu của chú là được chứ với Trump thì ông ta sợ gì mà ko dám công khai. Làm lãnh đạo cộng sản cũng đáng thương thật, lúc nào cũng lo sợ bị ám sát chết, khác với lãnh đạo tư bản. Chắc giầu quá, chết sớm thì tiếc. Chẳng bù cho dân mình, nghèo nên coi cái chết tựa lông hồng, ra đường sẵn sàng tử chiến với nhau ngay. Lưu ý Trump binh hùng tướng mạnh sang đây sợ bị ám sát ít thôi vì ông biết ông được người dân Việt yêu quý hơn yêu lãnh đạo VN rất nhiều; cái chính là ông ta muốn khoe đất nước siêu cường nói phải bình hùng tướng mạnh như thế. Gái VN đang phát điên vì những chú vệ sĩ xinh trai của ông đấy.
Hà Nội giữ bí mật nơi ở của hai ông Trump và Kim
2019-02-25 - Giới chức Chính phủ Việt Nam và Thủ đô Hà Nội cho biết mọi việc chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un đã sẵn sàng. Sáng 25/2/2019, Chủ tịch Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã tổ chức một cuộc họp báo để cho báo chí biết những chi tiết xung quanh cuộc gặp thượng đỉnh này.
An ninh được siết chặt cho thượng đỉnh Trump
Kim tại Hà Nội. Ảnh chụp 24/2/2019. AFP
Tuy nhiên có những điều mà giới chức vẫn chưa tiết lộ đó là nơi ở của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn, cũng như chí phí tổ chức cho cuộc gặp thượng đỉnh, thời gian diễn ra cuộc thăm viếng chính phức của ông Kim ở Việt Nam. Trước đây vài ngày thông tin chính thức có nói cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra tại Nhà khách Chính phủ, toạ lạc tại đường Ngô Quyền, trung tâm Hà Nội. Chổ ở của ông Kim Jong Un được đồn đoán là khách sạn Melia trên đường Lý Thường Kiệt. Theo các một số hãng tin quốc tế phát đi vào chiều ngày 25 giờ Việt Nam, người ta đã thấy một số mật vụ của Bắc Hàn có mặt tại khách sạn này.
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019
VN sẽ ‘thoát Trung’ từ chuyện công nghệ 5G?
Việt Nam sẽ ‘thoát Trung’ từ chuyện công nghệ 5G?
Với các thế hệ mạng di động trước đây, các đối tác từ Trung Quốc như Huawei hay ZTE thường được các nhà mạng Việt Nam lựa chọn cung cấp thiết bị hạ tầng mạng, thậm chí cả thiết bị đầu cuối. Lần này, với công nghệ di động thế hệ thứ 5, hay còn gọi tắt là 5G, dường như mọi chuyện bắt đầu khác hẳn… Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam VNPT và Nokia (Phần Lan) đã ký hợp tác nghiên cứu, khảo sát, thử nghiệm triển khai công nghệ 5G tại Việt Nam. Với Việt Nam, nếu thực sự thoát được sự lệ thuộc về công nghệ mạng viễn thông của Huawei, coi như có thể bước đầu đáp ứng được yêu cầu của người Mỹ trong những hợp tác làm ăn.
Tránh Huawei để thoát Trung
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Donald Trump đã đăng một tweet nói rằng ông muốn có 5G, thậm chí là 6G tại Mỹ càng sớm càng tốt. Trên thực tế mạng 5G chỉ mới thử nghiệm tại nước này và các ứng dụng của nó trong đời sống vẫn đang được nghiên cứu. Trước đó ở cuộc phỏng vấn trên Đài Fox ngày 21-2 (giờ Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiếp tục gây áp lực, tuyên bố Washington sẽ không hợp tác với các nước sử dụng thiết bị của Huawei. “Nếu một quốc gia chấp nhận và đưa (các thiết bị của Huawei) vào hệ thống thông tin trọng yếu của họ, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ thông tin với nước đó được nữa” - ông Pompeo cảnh báo.Video BOT Cai Lậy: Chính phủ coi pháp luật là rác ?
Chính phủ quyết định hoàn toàn trái luật, tức là coi pháp luật là giấy lộn. Nhà nước này đúng là nhà nước quyền pháp chứ không phải pháp quyền; tức là quyền của tao cao hơn luật pháp. Cả thế giới làm BOT theo một nguyên tắc như nhau: Đường làm ở đâu thu phí ở đó. Riêng Chính phủ VN vẫn coi luật quốc tế và các nguyên lý kinh tế học là rác. Đúng là thế giới đi đằng Đông, chúng nó vẫn cứ lì lợm dẫn đất nước đi đằng Tây.
Video BOT Cai Lậy trước 'giờ G' thu phí trở lại
Đại diện BOT Cai Lậy đúng là thằng vô liêm sỉ
Phạm Văn Cường đích thị là thằng đàn ông vô liêm sỉ khi có những phát ngôn hoàn toàn trái sự thật và phi kinh tế sau: (i) "Câu chuyện tại sao làm đường tránh thu phí ở đường chính là do vấn đề truyền thông không rõ ràng và người dân chưa thấu hiểu"; (ii) Về cơ sở pháp lí, ông Cường khẳng định vị trí đặt trạm hoàn toàn đảm bảo; (iii) "Nếu đặt trạm thu phí ở đường tránh thì thời gian thu sẽ lên tới 23 năm. Trong khi đó, với dự án vay trung hạn thì ngân hàng không cho vay trên 20 năm. Nếu cần hơn 20 năm để thu hồi vốn thì không vay vốn được cũng như không thể thực hiện dự án". Cần gì chúng mày phải thực hiện dự án này ? Nếu làm đúng luật mà thua lỗ thì mày nhận làm dự án này làm gì ? Ai chẳng biết mày chỉ là thằng làm thuê cho lũ quan chức tham nhũng đứng sau dự án. Do đó lỗ thì lũ quan chức chịu chứ sao lại bắt dân chịu...
Ngày 25/2, tại tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT đã chủ trì họp báo về trạm BOT Cai Lậy. Tại cuộc họp báo chí đã đặt câu hỏi về việc nếu thu phí trở lại và tài xế phản đối, dùng tiền lẻ thì giải pháp như thế nào? Trả lời báo chí, ông Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc hành chính Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (doanh nghiệp dự án) nói: "Câu chuyện này chúng tôi hoàn toàn nhờ báo chí". "Sau hơn 1 năm dừng thu phí, nhà đầu tư đã lỗ hơn 130 tỉ đồng gồm lãi vay ngân hàng, sửa chữa bảo dưỡng, tiền bảo vệ tài sản...; việc làm ăn đầu tư đã đi vào ngõ cụt.
Đại diện BOT Cai Lậy: 'Biện pháp cuối cùng là năn nỉ anh em tài xế'
25/02/2019 - Tại buổi họp báo chiều 25/2, đại diện đơn vị quản lý BOT Cai Lậy nói "biện pháp cuối cùng là năn nỉ anh em tài xế". Tại họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về với nhà đầu tư về việc "tại sao làm chỗ này, đặt trạm thu phí chỗ kia"? Trả lời báo chí, ông Phạm Văn Cường cho rằng "câu chuyện tại sao làm đường tránh thu phí ở đường chính là do vấn đề truyền thông không rõ ràng và người dân chưa thấu hiểu". Về cơ sở pháp lí, ông Cường khẳng định vị trí đặt trạm hoàn toàn đảm bảo. "Tại sao không đặt trạm thu phí Cai Lậy trên đường tránh? Về vấn đề này, đơn vị tư vấn cho rằng nếu đặt trạm thu phí ở đường tránh thì thời gian thu sẽ lên tới 23 năm. Trong khi đó, với dự án vay trung hạn thì ngân hàng không cho vay trên 20 năm. Nếu cần hơn 20 năm để thu hồi vốn thì không vay vốn được cũng như không thể thực hiện dự án", ông Cường nói.
Tài xế phản đối BOT Cai Lậy. (Ảnh: Văn Dũng).
Đại diện BOT Cai Lậy nói biện pháp cuối cùng là "năn nỉ tài xế"Ngày 25/2, tại tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT đã chủ trì họp báo về trạm BOT Cai Lậy. Tại cuộc họp báo chí đã đặt câu hỏi về việc nếu thu phí trở lại và tài xế phản đối, dùng tiền lẻ thì giải pháp như thế nào? Trả lời báo chí, ông Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc hành chính Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (doanh nghiệp dự án) nói: "Câu chuyện này chúng tôi hoàn toàn nhờ báo chí". "Sau hơn 1 năm dừng thu phí, nhà đầu tư đã lỗ hơn 130 tỉ đồng gồm lãi vay ngân hàng, sửa chữa bảo dưỡng, tiền bảo vệ tài sản...; việc làm ăn đầu tư đã đi vào ngõ cụt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)